Gỡ cơ chế tiền lương từ chuyện “chảy máu” phi công
Để giữ chân nhân sự giỏi, cần gỡ nút thắt cơ chế quản lý tiền lương, giúp doanh nghiệp chủ động hoàn toàn về chính sách...

Mức lương khủng đang là cuộc đua để lôi kéo phi công giữa các hãng hàng không Việt Nam.Ảnh: Nguyễn Việt Cường
DNNN bị “chảy máu chất xám”
Theo Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong doanh nghiệp, từ năm 2018 tới 2020, thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với DNNN theo cơ chế thị trường.
Từ năm 2021 đến 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, sẽ thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong DNNN theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Bà Tống Thị MinhCục trưởng Cục Quan hệlao động và Tiền lương,Bộ LĐ,TB&XH
Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cho biết, thời gian qua nhiều đơn vị của Tập đoàn mất cán bộ giỏi, nhiều công nhân kỹ thuật tay nghề cao bỏ ra làm cho các doanh nghiệp nước ngoài. “Vùng Lào Cai, Yên Bái đỡ hơn nhưng các vùng như Đà Nẵng, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai tình hình rất căng thẳng”, ông Cường cho biết.
Chỉ ra nguyên nhân, ông Cường cho biết, bên cạnh vấn đề thu nhập và tiền lương, các DNNN còn vướng ở các vấn đề phúc lợi, bảo hiểm. DNNN bị ràng buộc theo quy định chi và trích quỹ phúc lợi trong khi doanh nghiệp tư nhân có thể rút tiền thưởng nhân viên bất cứ lúc nào.
“Các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI chỉ tuyển người có tay nghề, người làm được việc ngay. Còn mình là ngành kỹ thuật, công nhân cao su, người địa phương vào làm gần như không có nghề, phải đào tạo. Hay kể cả sinh viên tốt nghiệp trường cao đẳng nghề thì vào đây vẫn phải huấn luyện, nhanh là 6 tháng. Còn trưởng ca, trưởng kíp có khi phải đào tạo tới 6, 7 thậm chí 8 năm”.
“Một công nhân đứng dây chuyền làm lốp ô tô chẳng hạn phải dạy từ đầu vì trong trường đâu có dây chuyền để dạy. Hay dây chuyền điện phân của Nhà máy Hóa chất Biên Hòa cũng không trường nào có hệ thống dây chuyền giảng dạy. Nên khi ra trường, đào tạo cho công nhân nhanh cũng mất 6 tháng”, ông Cường nói. Trong khi đào tạo, doanh nghiệp phải trả chi phí đào tạo, chi phí cho sản phẩm lỗi, hỏng… tất cả đều phải tính vào chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, có những sản phẩm đặc thù như lốp ô tô, ắc-quy bị hỏng còn phải bỏ chi phí để tiêu hủy.
Nhưng điều đáng buồn là nhiều trường hợp sau khi được huấn luyện thành thục lại bỏ việc, “nhảy” sang làm cho doanh nghiệp khác thu nhập cao hơn. Trong khi không có quy định nào ràng buộc những công nhân này.
Không chỉ Tập đoàn Hóa chất, nhiều DNNN khác cũng gặp tình cảnh tương tự. Lãnh đạo một đơn vị về tài chính nhà nước cho biết tình trạng “chảy máu chất xám” này kéo dài nhiều năm nay khi bị một số định chế tài chính, kiểm toán nước ngoài với mức thu nhập cao đã “kéo” đi. Do đó, cứ đào tạo được vài năm, nhân sự lại bỏ ra ngoài. Vì thế, nhiều lãnh đạo DNNN đang rơi vào tình trạng “không có cách nào giải quyết”. Tuy nhiên, vị lãnh đạo nói trên lại bày tỏ sự ủng hộ xu hướng dịch chuyển này bởi không chỉ dừng ở vấn đề thu nhập mà môi trường làm việc, cơ hội phát triển của những người trẻ tại khu vực tài chính năng động nước ngoài là cơ hội tốt cho giới trẻ của Việt Nam.
Khó giữ chân phi công chỉ bằng “màu cờ, sắc áo”

Vietnam Airlines khó giữ chân phi công khi DNNN còn bị khống chế cơ chế trả lương.Ảnh: Nguyễn Việt Cường
Theo các hãng hàng không, chỉ có chính sách lương hợp lý, cạnh tranh mới có thể “giữ chân” phi công. Khó hy vọng giữ họ ở lại bằng “màu cờ sắc áo”.
Thực tế, tại Vietnam Airlines, mức lương phi công được điều chỉnh tăng liên tục qua mỗi năm. Số liệu công bố của Vietnam Airlines cho thấy, năm 2018, phi công hãng này nhận lương tháng bình quân 132,5 triệu đồng, tăng gần 11 triệu so với năm trước.
Dù tăng như vậy, nhưng mức lương thưởng này vẫn chưa đủ để hãng hàng không quốc gia giữ được người tài. Bằng chứng là từ giữa năm 2018 đến nay, rất nhiều phi công Vietnam Airlines đã nộp đơn xin thôi việc với lý do đang nhận mức lương quá thấp so với các hãng bay khác tại Việt Nam.
Nguồn tin của Báo Giao thông cho hay, nếu một cơ trưởng A320 của Vietnam Airlines đang nhận được khoảng 130 triệu đồng mỗi tháng thì con số tương ứng đang được Vietjet trả cho phi công của mình lên tới 200 triệu. Bamboo Airways - hãng hàng không mới có chuyến bay thương mại đầu tiên hôm 16/1/2019 thậm chí còn trả cao gấp đôi. Thực tế, các bản tin tuyển dụng phi công được Bamboo Airways liên tục đăng tải gần đầy cũng đều cam kết mức lương hấp dẫn nhất thị trường Việt Nam và cả khu vực.
Tổng giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành thừa nhận, hãng này đang bị chảy máu chất xám khi có các nhân tố mới gia nhập thị trường vận tải hàng không. Dù ông Thành không công bố cụ thể con số phi công xin nghỉ việc, song nguồn tin của PV cho hay, lượng phi công điều chuyển của hãng này đã lên tới vài chục người, trong đó có khá nhiều phi công thuộc đội bay Boeing 787.
Giữ chân người giỏi cách nào?
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2014, khu vực kinh tế nhà nước có tổng cộng 5.473,5 lao động (chiếm tỷ lệ 10,4% tổng số lao động), đến năm 2015 con số này giảm mạnh còn 4.786,3 lao động (chiếm 9%), năm 2016 giảm tiếp còn 4.698,6 lao động (chiếm 8,8%) và theo số liệu mới nhất được Tổng cục Thống kê công bố năm 2017 lao động làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước còn 4.595,0 lao động (chiếm 8,6%). Không tách bạch được con số nhưng số liệu trên lý giải cho câu chuyện ngoài nguyên nhân từ cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, câu chuyện lao động từ các DNNN “nhảy” sang các khu vực kinh tế khác, gồm cả khối doanh nghiệp FDI.
Theo ông Phạm Minh Huân, nguyên Chủ tịch Hội đồng tiền lương QG: Hiện nay, các DNNN vẫn duy trì cơ chế điều chỉnh tổng quỹ lương theo hiệu quả và năng suất lao động; giới hạn mức tăng tổng quỹ lương khi lợi nhuận doanh thu tăng. Thực tế, so với thị trường lao động, mức lương bình quân trong DNNN không thấp. Tổng quỹ lương cao nhưng lại được chi trả theo cách cào bằng, bộ máy làm việc không được tiết giảm, trong khi lực lượng lao động chính, nhân sự giỏi lại không được trả lương tương xứng vị trí làm việc.
Đã có cơ chế cho DNNN thí điểm chủ động trả lương theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên để giải được bài toán quản trị khoa học rất khó khi người chủ không phải “chủ thật”, phải đảm nhiệm cả hai vai vừa làm kinh tế vừa làm nhiệm vụ chính trị.
Khó không có nghĩa là không làm được, thay vì cứ ngồi một chỗ kêu ca, người đứng đầu DNNN cần chủ động tìm giải pháp tháo gỡ, xây dựng đề án trả lương hợp lý nhằm giữ chân và thu hút người tài. Để làm được điều này, việc quan trọng nhất phải sắp xếp bộ máy, sử dụng lao động hiệu quả; tăng cường năng lực điều hành gia tăng doanh thu, lợi nhuận nhiều hơn. Ngoài ra, cũng cần cơ chế phân định rõ nhiệm vụ chính trị và làm kinh tế của DNNN, tránh tình trạng lùng bùng hai vai như hiện nay.
Để giữ chân phi công, tại buổi gặp gỡ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với công nhân, lao động kỹ thuật cao năm 2019 do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức vừa diễn ra tại TP HCM, ông Dương Trí Thành trực tiếp đề xuất “cần gỡ nút thắt cơ chế quản lý tiền lương, giúp doanh nghiệp chủ động hoàn toàn về chính sách nhằm thu hút các nguồn lực xã hội cho đào tạo cũng như giữ chân nguồn lực chất lượng cao”.
Theo ông Thành, “để doanh nghiệp có điều kiện xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao, cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư lâu dài, yên tâm phát triển bền vững và không bị xáo trộn... cần những quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động và các bộ luật chuyên ngành, căn cứ vào những ngành nghề cụ thể, bảo đảm doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trong thị trường”.
Cụ thể, ông Dương Trí Thành kiến nghị, về cơ chế quản lý tiền lương đối với doanh nghiệp cần được triển khai quyết liệt theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 27 để mở nút thắt cơ chế, giúp doanh nghiệp chủ động hoàn toàn về chính sách để thu hút các nguồn lực xã hội cho đào tạo, cũng như giữ chân nguồn lực chất lượng cao.
Đồng thời, Chính phủ cần ban hành các quy định về kế hoạch sản xuất kinh doanh, mở rộng đội tàu bay của các hãng hàng không phù hợp, đồng bộ với quy hoạch, tốc độ phát triển hạ tầng, kỹ thuật của đất nước. Các hãng hàng không, doanh nghiệp phải xây dựng, phát triển đồng bộ giải pháp về hệ thống, quy trình và đặc biệt quan trọng là lập kế hoạch đào tạo, phát triển đủ nguồn nhân lực kỹ thuật cao để chuẩn bị cho vận hành, khai thác khi mở rộng sản xuất kinh doanh; chú trọng hơn trong việc đào tạo, phát triển nguồn lực kỹ thuật cao - động lực phát triển đất nước.
Liên quan đến Bộ luật Lao động, lãnh đạo Vietnam Airlines kiến nghị cần được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm sự phát triển bền vững nguồn lực chung của đất nước nhưng cũng phù hợp với đặc thù quản lý, yêu cầu phát triển của lực lượng lao động kỹ thuật cao, lao động chuyên ngành. Chẳng hạn, quy định về thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, nghĩa vụ đầu tư cho đào tạo của người sử dụng lao động, nghĩa vụ bồi hoàn chi phí đào tạo trước khi chuyển sang làm việc cho doanh nghiệp khác...
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể thống nhất ý kiến kiến nghị của Vietnam Airlines và cho rằng đối với lao động kỹ thuật cao, đặc thù như phi công, cần có những quy định trong Bộ luật Lao động, các nghị định của Chính phủ để đảm bảo nguồn nhân lực.
Lương phi công Vietnam Airlines bằng 80-85% mặt bằng Đông Nam Á
Chia sẻ bên lề cuộc họp Đại hội cổ đông TCT Hàng không VN (Vietnam Airlines) diễn ra cuối tuần qua, Chủ tịch HĐQT Phạm Ngọc Minh cho biết, hãng đang kiến nghị phương án được chủ động về chính sách tiền lương cho lao động kỹ thuật, chuyên môn cao như phi công. Dù chưa được thông qua, hãng vẫn tận dụng mọi khả năng hiện có để tiếp tục điều chỉnh lương, thu nhập, chế độ phúc lợi cho người lao động ở lĩnh vực đặc thù này.
“Vừa qua, chúng tôi đã công bố mức điều chỉnh lương cho phi công. Nhìn chung đã đáp ứng được 80-85% mặt bằng khu vực Đông Nam Á, lộ trình sang năm nâng lên 85-90%”, ông Minh cho hay.
Năm ngoái, phi công Vietnam Airlines nhận lương tháng bình quân 132,5 triệu đồng. Chế độ lương, thưởng của phi công hãng hiện có mức trần theo các quy định của Nhà nước. Trong khi đó, các đối thủ liên tục đưa ra chính sách hấp dẫn để thu hút trong bối cảnh thị trường trong nước, quốc tế thiếu hụt lao động ở ngành đặc thù. Chủ tịch Vietnam Airlines thừa nhận, đây là một thách thức.
Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn lực phi công dài hạn, Chủ tịch Vietnam Airlines cho biết sẽ đẩy mạnh hơn nữa chính sách đào tạo, huấn luyện chuyển lái phi công và mở rộng ra quy mô lớn hơn.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2014, khu vực kinh tế nhà nước có tổng cộng 5.473,5 lao động (chiếm tỷ lệ 10,4% tổng số lao động), đến năm 2015 con số này giảm mạnh còn 4.786,3 lao động (chiếm 9%), năm 2016 giảm tiếp còn 4.698,6 lao động (chiếm 8,8%) và theo số liệu mới nhất được Tổng cục Thống kê công bố năm 2017 lao động làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước còn 4.595,0 lao động (chiếm 8,6%). Không tách bạch được con số nhưng số liệu trên lý giải cho câu chuyện ngoài nguyên nhân từ cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, câu chuyện lao động từ các DNNN “nhảy” sang các khu vực kinh tế khác, gồm cả khối doanh nghiệp FDI. FDI là khu vực có tốc độ tăng trưởng lao động nhanh nhất mấy năm qua với tốc độ tăng 13-17% mỗi năm, cá biệt năm 2015 có tốc độ tăng trưởng lao động tới 53,2%.
(Theo Báo Giao thông)
- Cùng chuyên mục
Hoàn thiện thể chế hiện thực hóa nguyên tắc 'lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ' trong lĩnh vực đầu tư
Hội thảo quốc tế "Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tại Quảng Ninh.
Sự kiện - 28/03/2025 19:47
Hà Nội phấn đấu là thành phố uy tín, có sức cạnh tranh cao
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Hà Nội đang phấn đấu trở thành thành phố có năng lực, uy tín, có sức cạnh tranh cao, từ đó tiến tới là thành phố kết nối toàn cầu.
Sự kiện - 28/03/2025 17:02
Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thông báo Chính phủ Brazil quyết định gia nhập nhóm hơn 70 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Sự kiện - 28/03/2025 13:42
Chủ tịch Skoda: Việt Nam có rất nhiều lợi thế để tập đoàn hợp tác, đầu tư
Việt Nam có rất nhiều lợi thế để Tập đoàn Skoda Auto hợp tác, đầu tư, như hệ thống cảng biển, logistics, nguồn nhân lực dồi dào với tay nghề cao.
Sự kiện - 28/03/2025 07:05
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm
Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Y tế nghiên cứu, xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
Sự kiện - 27/03/2025 07:29
Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao việc gần đây Singapore cấp phép cho mở cửa thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam.
Sự kiện - 26/03/2025 21:28
VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh
Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.
Sự kiện - 26/03/2025 16:58
Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'
Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.
Sự kiện - 26/03/2025 15:04
Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế
Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.
Sự kiện - 26/03/2025 14:20
Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới
Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp
Sự kiện - 26/03/2025 11:58
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sự kiện - 25/03/2025 14:18
Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân
Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.
Sự kiện - 25/03/2025 13:42
Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc
Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Sự kiện - 25/03/2025 13:41
Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.
Sự kiện - 25/03/2025 12:54
Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên
Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.
Sự kiện - 25/03/2025 08:57
Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sự kiện - 25/03/2025 07:03
- Đọc nhiều
-
1
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
2
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
-
3
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
4
CEO Han Jong-hee qua đời giữa cơn khủng hoảng 'sống còn' của Samsung
-
5
Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago