Giữa tâm bão khủng hoảng, Boeing vẫn "đủ khỏe" để tiếp tục cạnh tranh với Airbus

Nhàđầutư
Hãng sản xuất máy bay nổi tiếng của Mỹ vẫn duy trì được vị thế cạnh tranh cao với đối thủ 'truyền kiếp' châu Âu Airbus, dù đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử phát triển kinh doanh của mình.
HOÀNG AN
29, Tháng 03, 2019 | 09:08

Nhàđầutư
Hãng sản xuất máy bay nổi tiếng của Mỹ vẫn duy trì được vị thế cạnh tranh cao với đối thủ 'truyền kiếp' châu Âu Airbus, dù đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử phát triển kinh doanh của mình.

Sau hai vụ tai nạn nghiêm trọng trong vòng chỉ có 5 tháng, những chiếc máy bay 737 Max đang bán 'chạy như tôm tươi' của Boeing đã buộc phải 'nằm đất' vì lệnh cấm bay từ hai tuần trước.

_0 Boeing 737 max AP

737 Max là dòng máy bay bán chạy nhất của Boeing từ trước đến nay. Ảnh AP

Các hãng hàng không Trung Quốc đã đặt hàng 300 máy bay phản lực Airbus vào hôm thứ Hai và đây có thể nói là một chiến thắng lớn cho Airbus và một thất bại cho Boeing.

Cần phải nhắc lại là dòng máy bay 737 Max của Boeing là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với dòng máy bay A320 của Airbus, và đang chiếm phần lớn trong số lượng máy bay mà các hãng hàng không Trung Quốc đã mua.

Nhưng rồi thì Boeing và dòng máy bay 737 Max của họ cuối cùng cũng sẽ ổn, Chris Isidore, một gương mặt quen thuộc của mục kinh doanh trên CNN bình luận.

Hầu hết các chuyên gia cho rằng 737 Max sẽ trở lại với mức bán hàng bình thường của họ sau khi Boeing đưa ra bản nâng cấp phần mềm.

Boeing tin rằng hãng sẽ khắc phục các lỗi trong tính năng an toàn tự động, vốn là trọng tâm của hai cuộc điều tra sự cố gây tai nạn máy bay.

Năm ngoái, Boeing đã có 675 đơn đặt hàng ròng cho 737 máy bay phản lực Max, và có thêm 13 khách hàng mới cho loại máy bay này. Con số này vượt lên 541 đơn đặt hàng ròng cho các phiên bản khác nhau của Airbus A320.

_0 airbusa320neo

Máy bay A320 là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với 737 Max. Ảnh AFP

Nhưng Airbus vẫn có tổng đơn đặt hàng khoảng 6.000 máy bay phản lực A320, so với con số khoảng 5.000 đơn đặt hàng cho dòng máy bay 737 của Boeing.

Nhà phân tích Cai von Rumhor của tập đoàn đầu tư tài chính Cowen (Mỹ) cho biết, sự cạnh tranh giữa hai hãng sản xuất máy bay đã tiệm cận mức đỉnh điểm, với một chút lợi thế cho Airbus.

"Đó là một sự độc quyền song cực. Cả hai đều làm rất tốt. Cả hai đều có lượng đơn đặt hàng rất lớn", ông nói.

Hai nhà sản xuất máy bay đã 'quyết chiến' để giành các đơn đặt hàng, nhưng khi một hãng hàng không lựa chọn nhà sản xuất cho một loại máy bay nhất định, thì quyết định này không dễ để thay đổi.

Bởi những thứ liên quan như đào tạo cho phi công, thợ máy và hệ thống cung cấp phụ tùng, linh kiện để bảo dưỡng giúp máy bay hoạt động tốt trên không đồng nghĩa với việc các hãng hàng không sẽ có chi phí cao hơn đáng kể nếu họ cố gắng thay đổi nhà sản xuất.

Các đơn đặt hàng máy bay A320 còn tồn đọng quá dài của Airbus cũng sẽ không khuyến khích khách hàng 737 Max hiện tại chuyển sang sử dụng máy bay A320.

Kể từ vụ tai nạn hàng không của Hãng hàng không Ehitopia vào ngày 10 tháng 3, chỉ có một khách hàng - Hãng hàng không Indonesia Garuda - đã hủy đơn đặt hàng cho 737 Max. Đơn hàng gồm 50 chiếc máy bay đó trị giá ước tính 4,9 tỷ USD.

_0 Garuda AP

Cho đến nay, Garuda Indonesia là hãng hàng không duy nhất trên thế giới hủy đơn hàng với dòng 737 Max của Boeing. Ảnh AP

Nhà phân tích Cai von Rumhor của Cowen cho biết việc hủy bỏ đơn hàng chủ yếu đến từ các vấn đề nội tại của Garuda: Hãng hàng không bị thua lỗ và đang tìm cách trì hoãn các đơn đặt hàng máy bay ngay cả trước khi các vụ tai nạn 737 Max xảy ra.

Boeing đang tiếp tục duy trì tốc độ chế tạo 52 chiếc 737 Max mỗi tháng, không hề thay đổi kể cả từ khi có lệnh cấm bay cho tất cả các máy bay thuộc dòng 737 Max trên toàn thế giới.

Trong khi đó, Airbus cũng duy trì tốc độ chế tạo 60 chiếc A320 mỗi tháng.

Theo thông lệ, các hãng hàng không trả khoảng 60% chi phí cho tổng các máy bay khi được giao hàng. Việc tạm dừng giao hàng loại máy bay 737 Max đồng nghĩa với việc doanh số 5 tỷ USD của Boeing cho quý đầu tiên của 2019 có thể bị ảnh hưởng, vẫn theo đánh giá của ông von Rumhor.

Nhưng nhà phân tích cũng hy vọng gần như tất cả các khoản doanh thu bị mất của Boeing sẽ được bù hoàn lại  trong các quý tiếp theo của 2019.

Chi phí sửa chữa và bồi thường cho các hãng hàng không đối với các máy bay 737 Max sẽ có tốn kém nhiều hơn, dự kiến khoảng 2 tỷ USD sau mức được bảo hiểm, ông nói.

Nhưng nhà phân tích không cho rằng Boeing sẽ có thiệt hại lâu dài về mặt doanh số vì cuộc khủng hoảng hiện tại.

Đơn đặt hàng Airbus lớn vừa qua từ Trung Quốc dường như đã được tiến hành ít nhất từ sáu tháng trước, thậm chí cách đây cả năm, von Rumohr ước tính. Điều đó có nghĩa là các cuộc đàm phán về việc bán hàng thực tế đã bắt đầu ngay cả trước thời điểm vụ tai nạn máy bay 737 Max đầu tiên của máy bay Lion Air diễn ra vào cuối tháng 10 năm ngoái.

_0 a xi-and-macron-0325-exlarge-169

Có vẻ như thương vụ mua Airbus 320 của Trung Quốc có yếu tố chính trị nhiều hơn kinh tế. Trong ảnh là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) nâng cốc với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong chuyến thăm diễn ra mới đây. Ảnh Getty Images

Nhà phân tích của Cowen tin rằng thời điểm bán hàng liên quan nhiều hơn tới các yếu tố chính trị bởi nó diễn ra khi các cuộc đàm phán thương mại giữa Trung Quốc với chính quyền của ông Trump đang diễn ra, hơn bất cứ điều gì khác.

Ông Cai von Rumhor nhắc lại rằng Trung Quốc là quốc gia đầu tiên ra lệnh buộc hạ cánh các máy bay phản lực Boeing sau vụ tai nạn của các hãng hàng không ở Ethiopia. Nhưng Trung Quốc cũng nước đầu tiên thúc đẩy việc cấp lại giấy phép không vận cho dòng máy bay 737 Max vào hôm thứ Ba vừa rồi, mặc dù các máy bay loại này vẫn buộc phải 'nằm đất'.

"Tôi thấy đây là một động thái rất có động cơ chính trị. Điều đó chứng tỏ Trung Quốc đang cố gắng tận dụng các cuộc đàm phán. Một hành động để muốn có sự đánh đổi lại cho trường hợp của Huawei", nhà phân tích  nói.

Huawei - công ty sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc, hiện đang là tâm điểm tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25155.00 25161.00 25461.00
EUR 26745.00 26852.00 28057.00
GBP 31052.00 31239.00 32222.00
HKD 3181.00 3194.00 3300.00
CHF 27405.00 27515.00 28381.00
JPY 159.98 160.62 168.02
AUD 16385.00 16451.00 16959.00
SGD 18381.00 18455.00 19010.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18134.00 18207.00 18750.00
NZD   14961.00 15469.00
KRW   17.80 19.47
DKK   3592.00 3726.00
SEK   2290.00 2379.00
NOK   2277.00 2368.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ