Giải ngân đầu tư công ngành y tế vẫn đạt mức thấp

Nhàđầutư
Trong năm 2020, Bộ Y tế được giao giải ngân 6.569,6 tỷ đồng, tuy nhiên đến ngày 15/8/2020 con số thực hiện được mới chỉ ở mức 992 tỷ đồng.
THANH HƯƠNG
23, Tháng 09, 2020 | 06:51

Nhàđầutư
Trong năm 2020, Bộ Y tế được giao giải ngân 6.569,6 tỷ đồng, tuy nhiên đến ngày 15/8/2020 con số thực hiện được mới chỉ ở mức 992 tỷ đồng.

Sáng 22/9, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công và vai trò của Kiểm toán nhà nước" nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán mà trong đó tập trung vào lĩnh vực kiểm toán các dự án đầu tư công và các hệ lụy liên quan đến chậm giải ngân.

Báo cáo tại hội thảo, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ này là 32.052,84 tỷ đồng, sau khi điều chỉnh giảm vốn nước ngoài còn 29.576 tỷ đồng, đến nay đã giao cho các dự án là 27.433,53 tỷ đồng, đạt 92,8%, còn lại 2.151,97 tỷ đồng chưa được giao (gồm vốn TPCP 1.427,05 tỷ đồng, vốn NSNN 724,92 tỷ đồng).

Về giải ngân vốn giai đoạn 2016-2019, đến ngày 15/8/2020, tỷ lệ giải ngân vốn NSNN đạt 92%, tuy nhiên tỷ lệ giải ngân vốn TPCP đạt thấp, chỉ đạt 25,6%, vốn ODA đạt 53,5% (2 dự án có vốn lớn là Dự án Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nhật - Chợ Rẫy cơ sở 2 và Dự án Xây dựng mới cơ sở 2 Trường ĐH Dược Hà Nội không giải ngân được) dẫn đến tỷ lệ giải ngân chung chỉ đạt 60%.

Về tình hình giao vốn và giải ngân vốn năm 2020, Bộ Y tế được giao 6.569,6 tỷ đồng, trong đó vốn trong nước là 5.469 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 1.100,6 tỷ đồng. Tính đến ngày 15/8/2020, giải ngân vốn đầu tư công thuộc kế hoạch vốn năm 2020 là 992.202/6.569.600 triệu đồng, đạt 15% dự toán được giao, trong đó, vốn 2 bệnh viện tuyến cuối đạt 19%, vốn TPCP đạt 0,1%, vốn NSNN là 10%, vốn nước ngoài là 27%). Tỷ lệ giải ngân vốn năm 2019 chuyển sang năm 2020 đạt 5,65% (vốn trong nước là 42,58%, vốn TPCP là 6,7%).

bo_y_te

 

Theo Bộ Y tế, nguyên nhân của việc triển khai chậm, tỷ lệ giải ngân thấp là do năng lực quản lý, triển khai dự án, trách nhiệm của một số chủ đầu tư còn chưa cao, chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là trong việc hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư để báo cáo các cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng thẩm tra, thẩm định thiết kế, dự toán, báo cáo Bộ Y tế phê duyệt sau khi có kết quả thẩm định của Bộ Xây dựng.

Bên cạnh đó, khó khăn, vướng mắc về điều chỉnh hợp đồng của Dự án Bạch Mai 2, Việt Đức 2 vẫn chưa giải quyết được. Việc phối hợp giữa Ban QLDA trọng điểm và 2 Bệnh viện để rà soát, thống nhất về số lượng, cấu hình trang thiết bị còn chưa chặt chẽ.

Đối với các dự án ODA, năng lực quản lý, triển khai thực hiện dự án của một số đơn vị còn hạn chế. Thủ trưởng các đơn vị, giám đốc BQLDA thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, đôn đốc, thúc đẩy các thủ tục đầu tư, công tác lập Kế hoạch hàng năm không sát với thực tế, thường xuyên phải thay đổi, điều chỉnh kế hoạch vốn do không giải ngân được.

Bộ Y tế cho biết, trong những tháng đầu năm, Bộ, Lãnh đạo Bộ và các đơn vị đã tập trung phòng chống dịch Covid-19. Nhiều dự án chuyển tiếp tiến độ thi công bị chậm do thực hiện các quyết định về giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19.

Để khắc phục những tồn tại liên quan đến việc giải ngân chậm, Bộ Y tế đã có quyết định chuyển giao chủ đầu tư của 3 dự án từ Ban QLDA chuyên ngành về đơn vị thụ hưởng, gồm Bệnh viện Lão khoa TW làm chủ đầu tư DA xây dựng cơ sở 2 tại Hà Nam; Bệnh viện Nhi TW làm chủ đầu tư DA xây dựng cơ sở 2 tại Quốc Oai và Bệnh viện Phụ sản TW làm chủ đầu tư DA xây dựng cơ sở 2 tại Quốc Oai, TP Hà Nội.

Đồng thời thay thế lãnh đạo Ban quản lý dự án y tế trọng điểm (chủ đầu tư Dự án xây dựng cơ sở 2 bệnh viện Bạch Mai 2 và cơ sở 2 bệnh viện Việt Đức).

Ngoài ra, Bộ Y tế kiến nghị các cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ trong việc thẩm tra, thẩm định thiết kế, dự toán các dự án, nhất là các hạng mục còn lại của Dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai, BV Việt Đức; Đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn việc sử dụng vốn năm 2020 và của các năm tiếp theo.

“Để tránh chồng chéo giữa hoạt động kiểm toán với thanh tra, kiểm tra hàng năm, đề nghị Kiểm toán nhà nước thông báo kế hoạch kiểm toán đến các cơ quan có liên quan để kế hoạch thanh tra, kiểm tra không bị trùng lặp nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập của hoạt động kiểm toán”, Bộ Y tế đề nghị.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ