[Gặp gỡ thứ Tư] TS. Laurent Umans: Hạ tầng sinh thái là thách thức lớn đối với Việt Nam

KHÁNH AN
07:30 06/07/2022

TS. Laurent Umans, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam khuyến nghị Việt Nam cần chú ý đến sự kết nối trong đa dạng sinh học và quy hoạch không gian khi đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu.

IMG_20220617_112717

TS. Laurent Umans, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam. Ảnh: NEU.

Nhadautu.vn vừa có cuộc trao đổi với TS. Laurent Umans, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam về việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và giải quyết các vấn đề môi trường.

Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm của Hà Lan về việc thực hiện nền kinh tế tuần hoàn (KTTH)?

TS. Laurent Umans: Có thể lấy ví dụ nhỏ từ một ứng dụng rất thực tiễn là tách canxi và photphat từ các nhà máy xử lý nước thải để sử dụng bón ruộng, hoặc làm nguyên liệu đầu vào cho các quy trình công nghiệp khác. Đây đồng thời là một mô hình kinh doanh tốt vì giá nguyên liệu đầu vào đang ngày càng cao hơn, nên việc tận dụng như vậy rất tiết kiệm và ý nghĩa. Tuy nhiên, để thực hiện được, tất nhiên cần có quy định pháp luật chặt chẽ, cơ chế giữa cả doanh nghiệp và nhà nước.

Mặt khác, việc thực hiện được những ứng dụng KTTH như vậy phụ thuộc nhiều vào thị trường, một khi người dân đã tuân theo các quy chế của KTTH, họ buộc phải thay đổi hành vi của mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận, họ được hưởng lợi từ việc thực hiện các ứng dụng của nền KTTH.

Ở Hà Lan, Chính phủ đã tăng giá việc đổ chất thải vào các bãi chôn lấp. Dẫn đến việc đổ chất thải của các doanh nghiệp trở nên rất tốn kém và điều đó đã tạo ra động lực tốt cho khu vực tư nhân để họ tiếp tục sử dụng chất thải trước khi đổ đi, họ có thể lấy lại các nguyên liệu thô còn tốt cho quy trình sản xuất tiếp theo.

Có thể thấy, sự kết hợp giữa chính sách, quy chế, luật pháp của Chính phủ và nhận thức sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã thúc đẩy ra nhiều ứng dụng. Chúng tôi vô hình chung đã tự thúc đẩy lẫn nhau để triển khai KTTH.

Nhóm nghiên cứu giáo sư người Hà Lan ở Việt Nam đã xem xét một khu công nghiệp tại TP.HCM và thấy rằng các yêu cầu về nước đầu vào và chất lượng nước thải của các nhà máy là khác nhau. Một số nhà máy có thể sử dụng nước thải từ một nhà máy khác làm nguyên liệu đầu vào cho quy trình của nhà máy họ, một vòng tuần hoàn - nhà máy này lấy nước đầu vào là nước đầu ra của một nhà máy khác.

Vậy nên, chúng ta cũng cần tính toán đến việc nhỏ nhất như xây lắp hệ thống tuần hoàn nước, điều này liệu sẽ tăng chi phí hay mang lại lợi ích như thế nào đối với các doanh nghiệp nói riêng, và tới cả khu/cụm công nghiệp nói chung?

Ông đánh giá thế nào về vấn đề nhiễm mặn - xâm nhập mặn ở miền nam Việt Nam và phương pháp giải quyết?

TS. Laurent Umans: Vâng, đây là một câu hỏi thú vị. Chúng ta đã thấy sự gia tăng độ mặn trong đất ở khu vực phía nam trong những năm qua, và có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chính là do thủy văn sông Mekong bị thay đổi do xây dựng đập ở thượng nguồn. Ngoài ra còn do mực nước biển dâng cao.

Nhưng tồi tệ hơn đó là sự sụt lún của vùng châu thổ. Do khai thác nước ngầm, tầng đất dưới bị nén chặt nên đồng bằng bị sụt lún, khoảng 2-3 mm/năm. Vì vậy, nguyên nhân nhiễm mặn có thể nhiều người cho là do mực nước biển dâng, nhưng trên thực tế là cả hai, do cả nước biển dâng và sự sụt lún của đồng bằng. Cả hai cùng tác động khiến nhiễm mặn tăng lên. Cũng vì thế mà độ mặn, sức đẩy từ biển vào vùng đất liền mỗi năm một lớn hơn.

Yếu tố thứ ba đã được phát hiện gần đây là lòng sông đã bị lún 2 mét. Nguyên nhân là do các đập thượng nguồn hứng phù sa và khai thác cát. Việc khai thác cát ở hệ thống sông Mekong quá nhiều khiến sông bị lún sâu. Và như bạn đã biết, nước mặn nặng hơn nước ngọt.

Vì vậy, nước mặn sẽ dễ len lỏi vào đất liền, bên dưới nước ngọt. Vấn đề này hiện được các nhà khoa học sử dụng để tính toán tác động đến độ mặn. Và họ đã tính toán rằng nếu cứ diễn biến như hiện tại, trường hợp xấu nhất sẽ có thêm 600.000 ha đất nhiễm nước mặn khu vực đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2050. Độ mặn sẽ tăng lên do mực nước biển dâng cao.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào chúng ta có thể hạn chế việc khai thác cát? Hiện nay, Hà Lan chúng tôi đang giúp MONRE phát triển thí điểm dự án "Nén cát ngoài khơi". Bởi vì nếu chúng ta hiểu về cách vận hành của biển, chúng ta sẽ không làm hỏng hệ thống ven biển, các con sông hoặc các bãi biển trên mạch nước ngầm.

Chúng tôi đang giúp Bộ TN&MT thực hiện một nghiên cứu về khả năng giữ nước. Và sau đó chúng tôi cũng muốn thử nghiệm dự án "Nạp lại tầng chứa nước sâu". Nếu có thể nạp lại các tầng chứa nước vào mùa mưa thì chúng ta có thể lấy lượng nước đó ra vào mùa khô mà không ảnh hưởng đến việc đồng bằng bị chìm xuống.

Tất nhiên, những giải pháp này cần sự hợp tác và đầu tư của tư nhân. Tuy nhiên, cũng cần quy định của Chính phủ như ngừng khai thác cát trái phép và điều chỉnh việc khai thác nước ngầm. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ phát triển các mô hình kinh doanh về việc tìm kiếm vật liệu xây dựng thay thế. Ví dụ, trong tương lai, chúng ta có thể cần một cách để xây dựng mà không cần sử dụng nhiều bê tông như hiện tại.

Ông có đề cập đến cồn cát ở phía nam và có thể sử dụng nó như một loại trữ nước tự nhiên. Vậy ông có thể chia sẻ thêm các sáng kiến về việc chuyển đổi công nghệ không?

TS. Laurent Umans: Tại Hà Lan, hệ thống cồn cát có chức năng như một bộ lọc. Nó lọc ra tất cả các loại ô nhiễm sinh học và thậm chí phi sinh học của hóa chất, từ đó sản xuất nước uống. Ở Việt Nam, chúng tôi cũng sử dụng công nghệ đó.

Chúng ta sẽ phải đảm bảo rằng quá trình chuyển đổi sử dụng nước này phải phù hợp với quá trình chuyển đổi theo hướng nông nghiệp bền vững để nông dân không gây ô nhiễm nước mặt đến mức chúng ta không thể sử dụng được nữa.

Trong tương lai, Hà Lan có chương trình nào để hợp tác giải quyết các vấn đề môi trường ở Việt Nam nói riêng và ở Đông Nam Á nói chung không?

TS. Laurent Umans: Ở Việt Nam, chúng tôi có các chương trình và nguồn tài trợ khác nhau. Chúng tôi có các quỹ tài chính, cơ chế và nguồn lực để giúp nước bạn giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời sẽ tiếp tục tài trợ cho các vấn đề về nước.

Ngoài ra, với các tổ chức học thuật, chúng tôi có một chương trình khá quan trọng sẽ kết thúc vào năm tới và hiện đang thiết kế chương trình tiếp theo ở Hà Lan. Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ vẫn là nước thụ hưởng chương trình mới đó để phát triển một chương trình liên kết học thuật phù hợp.

Còn ở Đông Nam Á, chúng tôi chỉ tập trung vào năm quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Và ở những quốc gia đó, chúng tôi có các hoạt động về nước, đồng thời tìm kiếm các mô hình kinh doanh và nhà đầu tư để duy trì mối quan hệ đôi bên cùng có lợi theo thời gian. Điều này rất phù hợp với tình hình kinh tế của các nước như Việt Nam.

Theo ông, thách thức của Việt Nam trong việc giải quyết, đối mặt với biến đổi khí hậu là gì?

TS. Laurent Umans: Tôi nghĩ rằng, khi đối mặt với biến đổi khí hậu, thách thức lớn nhất vẫn là sự thích ứng. Nhưng xét một cách tổng thể về cách thức kết hợp các vấn đề xã hội và môi trường trong con đường phát triển của Việt Nam, tôi cho rằng thách thức lớn nhất là đảm bảo đa dạng sinh học.

Theo tôi, Việt Nam cần phải chú ý đến sự kết nối trong đa dạng sinh học và quy hoạch không gian. Nếu Việt Nam đang lập kế hoạch hạ tầng đường sá, thì nên xem xét việc kết nối sinh thái, hệ thống môi trường của các thành phố. Nhưng nói chung, xét về quy hoạch thì hạ tầng sinh thái vẫn là thách thức lớn đối với Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
Hầu hết các đơn vị của LG đều thu lãi nghìn tỷ ở Việt Nam trong năm 2023

Hầu hết các đơn vị của LG đều thu lãi nghìn tỷ ở Việt Nam trong năm 2023

LG đang tập trung đầu tư vào Việt Nam tại Hải Phòng với 8,24 tỷ USD, gồm 7 dự án có vốn đầu tư 7,24 tỷ USD (LG Electronics, LG Display, LG Innotek, LG CNS, LG Chemical, LG International) và 50 doanh nghiệp vệ tinh với 1 tỷ USD. Năm 2023, hầu hết các đơn vị này đều thu lời lớn ở Việt Nam.

Tài chính - 17/05/2024 12:00

Giá dầu thế giới thiết lập mức tăng mới nhờ dấu hiệu cải thiện nhu cầu

Giá dầu thế giới thiết lập mức tăng mới nhờ dấu hiệu cải thiện nhu cầu

Giá dầu thế giới tăng vào thứ Sáu, với giá dầu Brent tiêu chuẩn toàn cầu được thiết lập cho tuần tăng đầu tiên sau ba tuần, do có dấu hiệu nhu cầu toàn cầu được cải thiện trong bối cảnh các chỉ số kinh tế mạnh mẽ hơn từ những nước tiêu dùng chính là Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Thị trường - 17/05/2024 11:03

Khánh Tường 'đơn thương độc mã' tại dự án hơn trăm tỷ đồng ở Quảng Ngãi

Khánh Tường 'đơn thương độc mã' tại dự án hơn trăm tỷ đồng ở Quảng Ngãi

Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Khánh Tường là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký dự án khu dân cư hơn 108 tỷ đồng ở Quảng Ngãi.

Bất động sản - 17/05/2024 10:44

Sun Property giới thiệu siêu phẩm Sun Symphony Residence bên dòng sông Ánh sáng

Sun Property giới thiệu siêu phẩm Sun Symphony Residence bên dòng sông Ánh sáng

Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) chính thức giới thiệu dự án Sun Symphony Residence – quần thể năng động, hiện đại được ví như "nốt SOL" trong bản giao hưởng thăng hoa chất sống bên dòng sông Hàn (Đà Nẵng).

Doanh nghiệp - 17/05/2024 10:14

Sức hút đầu tư từ hạ tầng cảng biển ở Thừa Thiên Huế

Sức hút đầu tư từ hạ tầng cảng biển ở Thừa Thiên Huế

Với những tiềm năng sẵn có về hệ thống biển và đầm phá ven biển, thời gian qua nhiều nhà đầu tư đã chọn Thừa Thiên Huế làm "bến đỗ" để đầu tư và xây dựng hệ thống, hạ tầng bến cảng.

Đầu tư - 17/05/2024 09:35

Tháng 4/2024: Petrovietnam đón nhận nhiều tin vui, hoạt động SXKD tiếp đà tăng trưởng

Tháng 4/2024: Petrovietnam đón nhận nhiều tin vui, hoạt động SXKD tiếp đà tăng trưởng

Tháng 4 năm 2024, tổng doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ, duy trì 3 tháng tăng trưởng liên tiếp. Đặc biệt, Petrovietnam đón nhiều tin vui về cơ chế chính sách, với các phát hiện dầu khí mới, lập kỷ lục về sản lượng điện/ngày…

Doanh nghiệp - 17/05/2024 08:42

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 3,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 3,0%/năm

Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phát triển kinh tế, Agribank dành khoảng 50.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất chỉ từ 3,0% /năm. 

Doanh nghiệp - 17/05/2024 08:41

Khi cổ đông lớn không còn chi phối

Khi cổ đông lớn không còn chi phối

Tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi bên ngoài quá cao khiến nhiều doanh nghiệp không thể tổ chức đại hội cổ đông thành công nhiều lần, ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh, huy động vốn, triển khai dự án...

Tài chính - 17/05/2024 08:34

Cách 'vua tiêu' sản xuất và kinh doanh cà phê đặc sản

Cách 'vua tiêu' sản xuất và kinh doanh cà phê đặc sản

Là tên tuổi trong ngành xuất khẩu tiêu, Phúc Sinh tiếp tục cho thấy khả năng kinh doanh đa dạng, đầu tư quy mô trong sản xuất chế biến nhằm gia tăng giá trị sản phẩm đồng thời mở rộng thị trường. Đơn cử dòng cà phê đặc sản từ Arabica, là Honey Process và Natural Process giá 56 USD/kg vừa được ra mắt.

Thị trường - 17/05/2024 08:27

Đến 15/6, đơn vị nào mua bán vàng không có hóa đơn điện tử sẽ bị rút giấy phép

Đến 15/6, đơn vị nào mua bán vàng không có hóa đơn điện tử sẽ bị rút giấy phép

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng. Đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.

Sự kiện - 17/05/2024 07:43

0,001% người giàu nhất thế giới đang đầu tư tiền của họ vào đâu?

0,001% người giàu nhất thế giới đang đầu tư tiền của họ vào đâu?

Những người siêu giàu sống ở một thế giới khác và chiến lược đầu tư của họ cũng khác biệt rất nhiều so với danh mục đầu tư của nhà đầu tư bình thường, theo một bài báo trên CNBC.

Phong cách - 17/05/2024 07:05

Lô trái phiếu chậm trả lãi của thành viên Pi Group

Lô trái phiếu chậm trả lãi của thành viên Pi Group

Địa ốc Phương Đông là một thành viên thuộc nhóm Pi Group. Tính đến thời điểm tháng 5/2024, cơ cấu cổ đông công ty gồm: Doanh nhân Nguyễn Xuân Thiêm (0,5%), Pi Group (24%) và Ecoe Việt Nam (75,5%).

Tài chính - 17/05/2024 07:00

Chủ doanh nghiệp muốn khai thác 13.800 tấn quặng vàng/năm ở Nghệ An là ai?

Chủ doanh nghiệp muốn khai thác 13.800 tấn quặng vàng/năm ở Nghệ An là ai?

CTCP Xây dựng và Thương Mại tổng hợp Thủ Đô là chủ dự án Đầu tư khai thác hầm lò quặng vàng gốc tại xã Yên Na và Yên Tĩnh, huyện Tương Dương (Nghệ An). Dự án có công suất 13.800 tấn quặng vàng nguyên khai/năm; thời gian khai thác trong vòng 15 năm.

Đầu tư - 17/05/2024 06:40

Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng nói rằng xuất khẩu của Trung Quốc có thể làm suy yếu đầu tư vào Mỹ

Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng nói rằng xuất khẩu của Trung Quốc có thể làm suy yếu đầu tư vào Mỹ

Cố vấn Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng Lael Brainard hôm thứ Năm cho biết năng lực công nghiệp và xuất khẩu của Trung Quốc trong một số lĩnh vực nhất định quá lớn, có thể làm suy yếu khả năng tồn tại của các khoản đầu tư vào Hoa Kỳ, Reuters đưa tin.

Đầu tư - 17/05/2024 06:15

Khách Trung Á đang trở thành 'mỏ vàng' mới của du lịch Khánh Hòa

Khách Trung Á đang trở thành 'mỏ vàng' mới của du lịch Khánh Hòa

Thời gian qua, Khánh Hòa có nhiều chính sách để xúc tiến, kích cầu thị trường khách Trung Á với kỳ vọng đa dạng hóa, khai thác hiệu quả thị trường đầy tiềm năng này.

Thị trường - 17/05/2024 06:00

Ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái bị khai trừ Đảng

Ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái bị khai trừ Đảng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang và ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Đồng thời, cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Thanh Hải, cựu Bí thư TP.HCM.

Pháp luật - 16/05/2024 19:04