Đưa hàng Việt lên Amazon, doanh nghiệp cần phải làm gì?

Nhàđầutư
"Trong thời gian tới, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc rất quan trọng là phải cải tiến mẫu mã của các sản phẩm để phù hợp với các thị trường, thị hiếu khác nhau trên địa bàn toàn cầu", Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay.
NGUYỄN HỒNG
02, Tháng 03, 2019 | 07:35

Nhàđầutư
"Trong thời gian tới, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc rất quan trọng là phải cải tiến mẫu mã của các sản phẩm để phù hợp với các thị trường, thị hiếu khác nhau trên địa bàn toàn cầu", Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2, trao đổi với báo chí về kế hoạch xúc tiến hỗ trợ đưa hàng lên trang thương mại Amazon, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Amazon là công ty lớn nhất về thương mại điện tử, chiếm thị phần lớn nhất trên thế giới.

ban-hang-tren-amazon

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương - Đỗ Thắng Hải, trong thời gian tới, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc rất quan trọng là phải cải tiến mẫu mã của các sản phẩm để phù hợp với các thị trường, thị hiếu khác nhau trên địa bàn toàn cầu

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thông qua nhu cầu của các doanh nghiệp và xét đến nhu cầu của chúng ta cần tận dụng thương mại điện tử để có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá cũng như quảng bá thương hiệu của mình trên các trang thương mại điện tử như Amazon, Bộ Công Thương có phối hợp với Amazon Global Selling và đã ký một hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và đơn vị này.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, ngày 14/1 vừa qua, hai bên đã ký kết và có một số nội dung chính: Thứ nhất là hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận thị trường thế giới thông qua trang Amazon.com.

Thứ hai, để phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam trong môi trường thương mại điện tử của Amazon.com.

Thứ ba, Amazon sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam thông qua các chương trình đào tạo các kỹ năng về kinh doanh quốc tế và kỹ năng về thương mại điện tử khi giới thiệu sản phẩm của mình trên Amazon.com.

Một điểm nữa là để hỗ trợ cho các cán bộ, trước hết của Cục Xúc tiến thương mại và những người làm xúc tiến thương mại trên toàn quốc, về các kỹ năng xúc tiến thương mại nói chung, trong đó có phát triển thương mại điện tử.

"Chúng tôi đánh giá đây là một trong những nét mới của công tác xúc tiến thương mại. Đây cũng là biện pháp hết sức hữu hiệu thông qua một doanh nghiệp rất lớn và mang lại hiệu quả rất cao cho các doanh nghiệp Việt Nam với một chi phí rất hợp lý", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết thêm, hiện nay, sau ngày 14/1 ký kết biên bản hợp tác giữa hai bên, Cục Xúc tiến thương mại đã kết hợp với Amazon tổ chức các hội thảo tại TP.HCM, Hà Nội và một số địa phương để giới thiệu các chương trình này. Thông qua đó các chuyên gia của Amazon trên toàn cầu đã giới thiệu cho doanh nghiệp Việt Nam các kỹ năng, cách thức tiếp cận và giới thiệu hàng hoá của mình.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lưu ý, trong thời gian tới, đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc rất quan trọng là phải cải tiến mẫu mã của các sản phẩm để phù hợp với các thị trường, thị hiếu khác nhau trên địa bàn toàn cầu.

"Chúng tôi sẽ phối hợp tích cực với Amazon để hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam. Nếu doanh nghiệp cần tiếp cận, ngoài các buổi hội thảo vừa qua và nhiều hội thảo được tổ chức sắp tới, các doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với Cục Xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương cũng như các Sở Công Thương trên địa bàn toàn quốc", Thứ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin, để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về công tác xúc tiến thương mại, chúng tôi đã thông qua việc đưa hàng hoá của Việt Nam vào các kênh phân phối của các nhà phân phối lớn trên toàn thế giới hiện đã có sự hợp tác ở Việt Nam.

Ví dụ vừa qua trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ sang Nhật Bản, Thủ tướng hai nước đã chứng kiến việc ký hợp tác giữa Bộ Công Thương và Tập đoàn Aeon của Nhật Bản. Họ đã cam kết đến năm 2020 sẽ tiêu thụ 500 triệu USD/năm hàng của Việt Nam tại hệ thống của họ ở Nhật Bản cũng như trên thế giới. Đến 2025, họ cam kết sẽ tiêu thụ 1 tỷ USD/năm.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, đây là điều kiện rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam. "Chúng tôi đang phối hợp với các chuyên gia Aeon lựa chọn các mặt hàng Việt Nam để đưa vào hệ thống phân phối của họ. Đây là việc có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu với chi phí hợp lý", ông nói.

Amazon muốn tuyển thêm 100 nhà cung cấp từ Việt Nam

Mới đây, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) và Amazon Global Selling công bố sẽ tuyển chọn 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chương trình "Hỗ doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thông qua Amazon". Hai phía xác nhận, các thức để doanh nghiệp tham gia sẽ được công bố chi tiết tại sự kiện tới, vào 27/2 tại Hà Nội và 1/3 tại TP.HCM.

Theo Amazon Global Selling, chương trình lần này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giải pháp xuất khẩu toàn diện cùng cơ sở hạ tầng logistics, thông qua 175 trung tâm hoàn thiện đơn hàng, đưa sản phẩm đến 185 quốc gia và khu vực. Nhà bán hàng có thể trực tiếp tiếp cận hơn 300 triệu tài khoản người mua trên toàn cầu, trong đó có hơn 100 triệu khách hàng Prime tại nhiều thị trường của Amazon.

Lý giải việc chọn Việt Nam là thị trường phát triển, ông Bernard Tay - Giám đốc Amazon Global Selling khu vực Đông Nam Á, cho biết Amazon thấy tiềm năng phát triển rất lớn, nhất là tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ Việt Nam.

Ông Bernard Tay cũng nhấn mạnh rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng xu hướng hàng hóa trên thế giới, nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng xây dựng thương hiệu để có thể tận dụng tối đa những lợi thế trên trang này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24900.00 24980.00 25300.00
EUR 26270.00 26376.00 27549.00
GBP 30688.00 30873.00 31825.00
HKD 3146.00 3159.00 3261.00
CHF 27021.00 27130.00 27964.00
JPY 159.49 160.13 167.45
AUD 15993.00 16057.00 16546.00
SGD 18139.00 18212.00 18746.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 17952.00 18024.00 18549.00
NZD   14681.00 15172.00
KRW   17.42 18.97
DKK   3528.00 3656.00
SEK   2270.00 2357.00
NOK   2259.00 2348.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ