Doanh nghiệp gỗ 'loay hoay' trước những quy định xuất khẩu mới

Nhàđầutư
Đứt gãy đơn hàng do ảnh hưởng khó khăn kinh tế, trong khi, các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản thay đổi chính sách khiến ngành gỗ loay hoay.
LIÊN THƯỢNG
30, Tháng 11, 2023 | 16:32

Nhàđầutư
Đứt gãy đơn hàng do ảnh hưởng khó khăn kinh tế, trong khi, các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản thay đổi chính sách khiến ngành gỗ loay hoay.

go

Doanh nghiệp gỗ cần tích cực chuyển đổi để thích ứng với các quy định mới

Xuất khẩu vẫn gặp khó

Thống kê sơ bộ của Tổng Cục Hải quan, tính đến hết 15/11/2023, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 306,06 tỷ USD, giảm 6,4% tương ứng giảm 20,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 11,49 tỉ USD, giảm khoảng 18% so với con số 14,07 tỷ USD cùng kỳ năm 2022.

Theo số liệu báo cáo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trong tháng 10/2023, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 1,28 tỷ USD, giảm 0,2% so với tháng 10/2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,2 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng 9/2023, nhưng giảm 0,9% so với tháng 10/2022; còn lại 0,08 tỷ USD là từ lâm sản ngoài gỗ.

Lạm phát kinh tế, ảnh hưởng của biến động chính trị tại nhiều quốc gia khiến xuất khẩu gỗ Việt Nam tiếp tục gặp khó.

Hiện, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang 27 quốc gia EU (không bao gồm Anh) đạt 297,82 triệu USD, giảm 36,7% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. EU chiếm 3,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2023. Những thay đổi về chính sách của thị trường nhập khẩu sẽ tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Cùng với EU, thị trường Hoa Kỳ - một trong những thị trường trọng điểm của gỗ Việt Nam (chiếm 53,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2023), cũng đang gia tăng tần suất các vụ điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với ngành gỗ. Đồng thời Hoa Kỳ cũng vừa đưa ra yêu cầu về việc tuân thủ quy định về lao động và sử dụng lao động.

Doanh nghiệp cần tích cực chuyển đổi

Trả lời Nhadautu.vn, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho biết, loạt chính sách, quy định mới của các quốc gia được xem là thị trường chính của ngành gỗ Việt Nam buộc doanh nghiệp trong nước phải thích ứng và có sự thay đổi.

"Như các ngành chủ lực xuất khẩu khác, ngành gỗ được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại, tự do. Song chiều ngược lại, các quốc gia châu Âu, Hoa Kỳ cũng có những biện pháp kiểm soát đầu vào sản phẩm nhập khẩu. Đây là điều tất yếu và doanh nghiệp muốn xuất khẩu được, phải đáp ứng những tiêu chí quy định của thị trường này", ông Hoài cho biết.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam lưu ý các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần chú ý đến yếu tố môi trường vì nhiều khách hàng Hoa Kỳ, EU đang đưa ra nhiều yêu cầu rất cao, liên quan đến thân thiện môi trường như gỗ nguyên liệu phải đến từ rừng trồng, được tái tạo bền vững…

Đơn cử, thị trường EU đưa ra quy định mới về việc Quy định chống suy thoái rừng (EUDR) cũng như tuân thủ trách nhiệm giải trình (Quy định 1115), được công bố hôm 9/6.

Ngoài ra, EU cũng đưa ra quy định về giới hạn mới về formaldehyde trong sản phẩm tiêu dùng. Ủy ban châu Âu đã thông qua các biện pháp để bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn khỏi nguy cơ mắc bệnh ung thư bằng cách đưa ra giới hạn phát thải tối đa đối với chất gây ung thư formaldehyde trong nhiều loại sản phẩm tiêu dùng.

Các biện pháp mới được Ủy ban châu Âu thông qua vào tháng 7 đã thiết lập giới hạn phát thải tối đa đối với formaldehyde trong các sản phẩm tiêu dùng. Các quy tắc nhằm giảm tác động xấu đến sức khỏe liên quan đến việc tiếp xúc với formaldehyde. Đối với các sản phẩm và đồ nội thất bằng gỗ cũng như nội thất của phương tiện giao thông đường bộ, giới hạn liên quan trong tương lai sẽ là 0,062 mg/m3 formaldehyde trong không khí trong nhà.

Ông Hoài cho biết các mặt hàng phải thực hiện trách nhiệm giải trình liên quan đến phá rừng và suy thoái rừng gồm gia súc, ca cao, cà phê, cọ và dầu cọ, cao su, đỗ tương/đậu nành và gỗ, theo quy định mới số 2023/1115 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu.

Một thành viên của EU là Đức đang áp dụng Luật nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, tác động gián tiếp đến các nhà xuất khẩu Việt Nam. Các nhà nhập khẩu phía Đức yêu cầu nhà xuất khẩu Việt Nam cung cấp thêm các chứng nhận liên quan nguồn gốc sản phẩm, tình trạng sử dụng lao động, tiền lương, xử lý chất thải, các chứng chỉ amfori BSCI, SA 8000, SMETA, FSC...

Ngoài EU, thị trường Nhật Bản đưa ra yêu cầu các sản phẩm gỗ của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này phải có chứng chỉ bền vững. Còn Chính phủ Canada mới đây đã công bố Tài liệu khung về quy định đối với việc ghi nhãn và hàm lượng tái chế của sản phẩm nhựa và trách nhiệm báo cáo Cơ quan liên bang về vấn đề sản phẩm nhựa, điều này sẽ có một số tác động đối với hầu hết các nhóm hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, từ bao bì hàng tiêu dùng, cho đến các lĩnh vực xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam.

Để đáp ứng các quy định mới, ông Hoài cho biết: "Doanh nghiệp phải có chứng chỉ SSG, hàng hoá xuất đi vốn đã khó nay thủ tục còn phức tạp hơn. Nhưng không có nghĩa là không làm được. Để thích ứng, doanh nghiệp nên mở rộng thị trường, thay vì gắn với vài thị trường nhất định, phải tuân thủ nguyên tắc quốc tế, tích cực chuyển đổi công nghệ…"

Về thị trường gỗ thời gian tới, đại diện Viforest nhận định, ngành gỗ đã trải qua một năm khó khăn do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu đơn hàng… Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có những chuyển biến tích cực, với kỳ vọng tổng giá trị xuất khẩu cả năm lên khoảng 14, 15 tỉ USD. 

"Với tình hình hiện tại, tôi nghĩ để doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng cao trong năm 2024 là rất khó. Song, đã le lói những dấu hiệu tích cực, tôi nghĩ, năm 2024 sẽ tích cực hơn cho toàn ngành, nhưng sẽ còn nhiều việc phải làm từ phía doanh nghiệp và cả hiệp hội", ông Hoài nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ