Doanh nghiệp công nghệ thông tin Đà Nẵng ‘sống khoẻ’ trong mùa dịch

Nhàđầutư
Dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, song nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Đà Nẵng vẫn tăng trưởng ổn định.
THÀNH VÂN
11, Tháng 10, 2021 | 16:17

Nhàđầutư
Dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, song nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Đà Nẵng vẫn tăng trưởng ổn định.

Là một trong những doanh nghiệp Start Up về xây dựng mạng xã hội du lịch bắt đầu khởi sự từ đầu năm 2020, đúng vào thời điểm dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện và bùng phát. Công ty CP Công nghệ UTO Tech JSC đã gặp vô cùng nhiều những khó khăn do dịch COVID-19 mang lại.

Ông Dương Xuân Phi, Founder/Ceo Công ty CP Công nghệ Uto Tech JSC cho biết, khó khăn lớn nhất mà công ty gặp phải trong thời gian qua là công ty làm về sản phẩm công nghệ phục vụ và hỗ trợ du lịch (jGooooo- Mạng xã hội, nền tảng tìm kiếm, hỗ trợ và kết nối du lịch toàn cầu), nhưng dịch COVID-19 thì làm sao người ta có thể đi du lịch. Bên cạnh khó khăn đó, công ty phải đối mặt với các khoản chi phí gia tăng, huy động vốn, tuyển dụng khó khăn…

“Dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, công ty chúng tôi vẫn phát triển với một tốc độ rất nhanh cùng những thành quả cụ thể. Đặc biệt, chúng tôi đã phát hành một sản phẩm Product có tầm ra thị trường trong thời gian dưới 1,5 năm, là một vấn đề rất rất khó khăn của các Start Up Product, có nhiều sản phẩm làm cả 4,5 năm vẫn loay hoay không phát hành được. Được sự đón nhận và đánh giá rất tích cực từ người dùng về mặt tính năng và ý tưởng sản phẩm”, ông Phi thông tin.  

Chia sẻ những giải pháp để vừa ứng phó với dịch bệnh vừa sản xuất trong thời gian tới, Ceo Uto Tech JSC cho biết, có thể chúng ta sẽ phải sống chung với COVID-19 trong thời gian dài, mặc dù có vaccine, nhưng có thể có những biến thể mới, nên chủ trương công ty đề ra là khó khăn đến đâu, tháo gỡ đến đó. “Kế hoạch cho mọi kế hoạch đó là sự thích ứng, nghĩa là nhìn vào những khía cạnh tích cực và điểm sáng của hoàn cảnh, đồng thời kết hợp với sự nỗ lực để giải quyết và xoay chuyển vấn đề”, ông Phi cho hay. 

UTO Tech JSC

Uto Tech JSC phát hành một sản phẩm Product có tầm ra thị trường trong thời gian dưới 1,5 năm.

Có thể thấy, dịch COVID-19 đã gây ra nhiều thách thức, khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mở ra nhiều cơ hội để các ý tưởng, dự án khởi nghiệp nắm bắt thời cơ, tìm ra hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường. 

Để vượt qua thử thách chung này, nhiều doanh nghiệp công nghệ ở Đà Nẵng đã và đang nhanh chóng chuyển đổi mô hình, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh nhằm thích ứng với đại dịch toàn cầu.

Theo FPT Software Đà Nẵng, tại FPT Software nói chung và FPT Software Đà Nẵng nói riêng trong hai năm gặp dịch bệnh COVID-19, công ty đã tạo ra những hệ thống quản trị dữ liệu theo thời gian thực tế (real-time), những hệ thống tool và quy trình chuẩn để hỗ trợ đắc lực cho kinh doanh, gia tăng năng suất và chất lượng dịch vụ trong FSOFT trước khi có thể thương mại hóa để cung cấp tới khách hàng.

Đại diện FPT Software Đà Nẵng cho biết, dịch bệnh đã gây ra những khó khăn nhất định, tuy nhiên với giải pháp phù hợp, công ty vẫn tăng trưởng 18% so với cùng kỳ, duy trì việc làm cho gần 4.000 lao động. “Dịch COVID-19 không làm ảnh hưởng đến kinh doanh của công ty, chúng tôi vẫn tiếp tục tăng trưởng hai con số, và giữ đúng trong hành trình phát triển lên công ty đẳng cấp thế giới, đạt doanh thu tỷ USD năm 2024”, đại diện FPT Software Đà Nẵng cho hay.

Ông Vy Văn Việt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng cho biết, tình hình dịch bệnh kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp phần mềm. Tuy nhiên, nhờ đặc thù của ngành có thể làm việc từ xa, cũng như nỗ lực của các doanh nghiệp nên doanh thu chung của ngành bị sụt giảm có thể chấp nhận được, nhu cầu tuyển dụng 8 tháng đầu năm 2021 đã phục hồi như năm 2019.

Theo ông Việt, các doanh nghiệp lớn, có thị trường ổn định thì doanh thu sụt giảm từ 5-20%, nhưng các doanh nghiệp nhỏ chưa có thị trường ổn định thì gặp nhiều khó khăn. Đa số các công ty bị giảm doanh thu, trong khi các chi phí chăm sóc và hỗ trợ nhân viên tăng. Tuy nhiên, vẫn có một vài điểm sáng như thị trường Hàn Quốc gần đây có xu hướng tăng trưởng mạnh và có thể đóng góp nhiều cho ngành phần mềm trong thời gian tới. Các doanh nghiệp cũng quen dần với qua trình làm việc từ xa.

Để hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin trong thời gian tới, ông Việt đề xuất, thành phố cần xúc tiến nhanh chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân cho người làm việc trong lĩnh vực CNTT nhằm thu hút nhân lực chất lượng cao về Đà Nẵng. Bởi theo nghiên cứu thì ngành công nghệ thông tin có thể trước mắt chưa đóng góp trực tiếp vào nguồn thu trực tiếp cho ngân sách thành phố nhưng có đóng góp gián tiếp rất lớn cho ngân sách thông qua việc chi tiêu và các hoạt động liên quan khác.

Bên cạnh đó, cần có chính sách thông thoáng trong việc cho thuê đất và hỗ trợ vay vốn xây dựng hạ tầng làm việc cho các doanh nghiệp có qui mô từ 100 người trở lên để họ ổn định và phát triển; hỗ trợ vay vốn, mở rộng, quảng bá cho các Trường đại học, các cơ sở đào tạo nhân lực ngành phần mềm để tạo ra nguồn nhân lực dồi dào hơn nữa cho ngành phần mềm...

Tính tới tháng 8/2021 doanh thu toàn ngành Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng đạt hơn 18,7 ngàn tỷ đồng (tăng 11%) trong đó riêng xuất khẩu phần mềm đạt hơn 58 triệu USD (tăng 12%). Sản xuất phần mềm của Đà Nẵng đang có sự chuyển dịch lớn sang các sản phẩm hoàn thiện, chất lượng, có giá trị gia tăng cao thay vì gia công.

Ngoài ra, TP. Đà Nẵng đang triển khai nhiều dự án lớn về hạ tầng công nghệ thông tin như Công viên phần mềm số 2 hơn 800 tỷ đồng, xúc tiến đầu tư Công viên phần mềm số 3 tại Hòa Xuân, Khu Danang IT Park, Khu đổi mới sáng tạo CMC… sẽ góp phần thu hút nhiều nhà đầu tư mới. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ