Điều hành xuất khẩu gạo giật cục làm khó doanh nghiệp
Gần tháng nay, doanh nghiệp bị kẹt hàng trăm nghìn tấn gạo không xuất khẩu được vì cách điều hành giật cục, thiếu phối hợp của cơ quan quản lý.
Xin dừng rồi lại xin nối
Ngày 23/3, Chính phủ cho dừng xuất khẩu gạo, theo đề xuất của Bộ Công Thương nhằm đảm bảo an ninh lương thực khi Covid-19 diễn biến phức tạp. Lập tức, 0h ngày 24/3, hải quan dừng thông quan tất cả lô hàng khiến doanh nghiệp không kịp trở tay. Đến cuối ngày 24/3, chính Bộ Công Thương lại kiến nghị Thủ tướng cho xuất khẩu gạo trở lại. Giải thích sau đó về việc hôm trước xin dừng hôm sau xin hoãn này, Bộ Công Thương - cơ quan trực tiếp tham mưu, điều hành xuất khẩu gạo nhiều năm - cho biết "do có độ vênh số liệu gạo dự trữ, cần tính toán lại sản lượng".
Sự bối rối của cơ quan điều hành còn ở chỗ, gạo nếp - không nằm trong danh mục dự trữ quốc gia nhưng vẫn được Bộ Công Thương tính chung trong các mặt hàng gạo xin dừng xuất khẩu. Thực tế này khiến các doanh nghiệp chỉ xuất khẩu gạo nếp bị đình lại, trong khi lượng tồn kho ở hai tỉnh An Giang, Long An rất lớn, lần lượt là 56.000 tấn và 152.000 tấn.

Nông dân xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ thu hoạch lúa vụ Đông Xuân đầu tháng 3/2020. Ảnh: Thanh Trần
Sau khi doanh nghiệp, địa phương "kêu", Bộ Công Thương mới hỏi Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn việc "gạo nếp có nằm trong danh mục hay không" và đề nghị Bộ Tài chính cho ý kiến. Giải trình với Thủ tướng mới đây, Bộ Tài chính cho biết đã hai lần gửi ý kiến (ngày 3/4 và 10/4) nhưng Bộ Công Thương đều không tiếp thu.
Hai góp ý của Bộ Tài chính gồm: đề nghị cho tiếp tục xuất khẩu gạo nếp vì không ảnh hưởng tới dự trữ quốc gia và đề nghị dừng xuất khẩu gạo tẻ để đảm bảo mua đủ lượng dự trữ, nhất là khi có dấu hiệu doanh nghiệp trì hoãn ký hợp đồng bàn giao gạo.
Nói với VnExpress sáng 18/4 về giải trình của Bộ Tài chính, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Công Thương cho biết "những đề xuất này chưa hợp lý". Ý kiến tham gia của các bộ, ngành đã được Bộ Công Thương tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ trong báo cáo gửi Thủ tướng ngày 6/4. Phương án, kế hoạch xuất khẩu gạo, theo đó cũng trên cơ sở quán triệt tinh thần là đảm bảo an ninh lương thực.
0h và không báo trước
Không riêng Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, cụ thể là Tổng cục Hải quan, cũng có những cách điều hành khiến doanh nghiệp không kịp trở tay.
Ngày 24/3, khi hàng ra tới cảng, chuẩn bị mở tờ khai thông quan, doanh nghiệp mới được hải quan báo dừng xuất khẩu gạo từ 0h.
Ngày 10/4, Thủ tướng đồng ý nối lại xuất khẩu gạo với hạn ngạch xuất khẩu 400.000 tấn trong tháng 4. Cả ngày 11/4 (thứ bảy), nhiều doanh nghiệp đã túc trực để mở tờ khai nhưng hệ thống tự động (VNACCS) của hải quan chưa mở. Đến 0h sáng ngày 12/4 (chủ nhật), hải quan bất ngờ cho mở hệ thống giữa đêm mà không hề thông báo công khai. 6 giờ sau đó, hệ thống lập tức đóng và thông báo đã đủ hạn ngạch xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp lại một lần nữa không kịp xoay, trong đó có không ít đang tồn số hàng lớn tại các cảng khá lâu do xuất khẩu "hụt" trước lệnh dừng ngày 24/3. Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết với 300.000 tấn gạo nằm ở cảng, mỗi ngày công ty mất khoảng 50 tỷ đồng.
Bộ Tài chính sau đó giải thích, việc để doanh nghiệp rơi vào cảnh không xuất khẩu kịp trước 24/3 dù đã vận chuyển gạo đến cửa khẩu là làm theo chỉ đạo để việc dừng xuất khẩu "có hiệu lực ngay".
Còn về việc mở tờ khai lúc 0h và đóng hệ thống vài tiếng sau đó khi có lệnh nối lại xuất khẩu gạo, Tổng cục Hải quan khẳng định không có sự can thiệp của cán bộ hải quan. Hệ thống sẽ tự động theo dõi trừ lùi số gạo được phép xuất khẩu theo hạn ngạch 400.000 tấn. Đến khi doanh nghiệp đăng ký gần 399.989,43 tấn, hạn ngạch chi còn 10,57 tấn nên các doanh nghiệp sau không được hệ thống chấp nhận.
Nhưng đến nay, Tổng cục Hải quan vẫn chưa giải thích được lý do mở cổng đăng ký tự động vào nửa đêm mà không có thông báo công khai với doanh nghiệp.

Người dân chọn mua gạo tại siêu thị Coop Mart Cống Quỳnh (quận 1, TP HCM) chiều tối 31/3. Ảnh: Thành Nguyễn.
Kinh nghiệm của Thái Lan
Bình luận với VnExpress về việc điều hành của hai bộ, Giáo sư Võ Tòng Xuân nói: "Cơ chế xin - cho, lợi ích nhóm có thể xảy ra như trước nếu còn tình trạng mở tờ khai lúc 0h mà không báo. Chưa kể, Việt Nam không hề thiếu gạo nhưng việc không nắm sát số liệu dẫn tới tham mưu điều hành xuất khẩu gạo không thực tế".
Theo Giáo sư Xuân, việc điều hành xuất khẩu gạo cần được thiết kế rõ ràng. Việt Nam có thể tham khảo mô hình của Thái Lan - nước kiểm soát tốt chất lượng cũng như số lượng gạo xuất khẩu.
Bộ Thương mại Thái Lan lập một Trung tâm kiểm phẩm. Doanh nghiệp xuất khẩu gạo tìm khách mua, có giá rõ ràng, sau đó mới quay lại thu mua của nông dân trong nước và được Trung tâm kiểm phẩm kiểm tra đóng dấu xác nhận đúng chất lượng mới được xuất khẩu. Cách làm này vừa kiểm soát tốt chất lượng, số lượng gạo xuất khẩu, tránh lọt gạo giả hay xuất chui.
Giáo sư Võ Tòng Xuân khẳng định Việt Nam không thiếu lương thực dù năm nay chịu nhiều tác động từ hạn mặn tại đồng bằng sông Cửu Long và Covid-19. Dẫn số liệu của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, ông cho hay, sau khi trừ đi nhu cầu tiêu dùng và dự trữ, lượng thóc còn để xuất khẩu năm nay hơn 13,4 triệu tấn, tương đương khoảng 6,5-6,7 triệu tấn gạo.
Riêng vụ Đông Xuân, sau khi trừ đi nhu cầu dự trữ và tiêu dùng, lượng gạo có thể xuất khẩu là khoảng 3 triệu tấn. Hai tháng nữa sẽ có thêm khoảng 4 triệu tấn gạo từ thu hoạch vụ Hè Thu. Đồng thời, gạo Việt Nam đang được giá trên thị trường quốc tế.
Năm 2008, Việt Nam cũng có bài học đắt giá trong việc điều hành xuất khẩu gạo, để độ vênh lớn giữa cung - cầu. Khi đó, cho xuất khẩu hạn chế trong khi nhu cầu thế giới lớn, còn lượng gạo tồn trong kho doanh nghiệp, nông dân lại cao.
Sau những phản ánh của doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương giải quyết vướng mắc, báo cáo tại cuộc họp ngày mai (20/4).
Hôm 17/4, Tổng cục Hải quan cũng đã kiến nghị cho xuất khẩu gạo đã tồn ở các cảng từ ngày 24/3. Sau đó, số gạo này sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu 400.000 tấn. Bộ Công Thương cũng xin xuất khẩu gạo nếp trở lại, lập đoàn kiểm tra liên ngành để nắm tình hình về lượng gạo tại các cảng phục vụ điều hành xuất khẩu gạo trong 4 ngày (20-24/4). Kết quả kiểm tra sẽ là cơ sở báo cáo Thủ tướng tình hình xuất khẩu gạo tháng 4 và phương án điều hành tháng 5.
(Theo VnExpress)
- Cùng chuyên mục
NCB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 19.200 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Doanh nghiệp - 13/05/2025 17:04
PVcomBank trao tặng xe ô tô phục vụ y tế cho Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức
Ngày 9/5/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức lễ trao tặng xe ô tô Toyota Innova Cross 2.0V cho Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đánh dấu chặng đường hợp tác giữa hai đơn vị trong một năm qua.
Doanh nghiệp - 13/05/2025 17:04
Cửa sáng giúp người trẻ Sài Gòn thoát cảnh “ở nhà thuê trọn đời”
Trong bối cảnh giá căn hộ tại TP.HCM “nóng bỏng tay”, dự án The Beverly Solari (TP. Thủ Đức) giúp người trẻ thoát cảnh ở nhà thuê trọn đời, đồng thời tận hưởng một cuộc sống như mơ tại Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn.
Doanh nghiệp - 13/05/2025 17:03
Hiện thực hóa giấc mơ “nhà cao, cửa rộng, sống sang” tại Vinhomes Wonder City
Trong bối cảnh thị trường bất động sản ngày càng khan hiếm sản phẩm thấp tầng chất lượng cao, biệt thự “cửa rộng, vườn xanh”, mặt tiền rộng từ 8m trở lên tại Vinhomes Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội) đang trở thành điểm đến lý tưởng cho cả người mua để ở và nhà đầu tư săn tìm giá trị bền vững.
Doanh nghiệp - 13/05/2025 17:03
Dân xê dịch du lịch không khói, 0 đồng nhiên liệu với VinFast VF 7
Vận hành mạnh mẽ, trang bị, tiện nghi không xe cỡ C nào so được trong khi chi phí nhàn tênh là động lực lớn để cộng đồng chủ xe VinFast VF 7 đang háo hức lên kế hoạch tổ chức các chuyến xuyên Việt trong mùa hè này.
Doanh nghiệp - 13/05/2025 17:02
EVNHANOI ứng dụng công nghệ sửa chữa điện hotline
Tại Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI), đội sửa chữa điện nóng – Hotline – chính là lực lượng đặc biệt đang âm thầm góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giữ cho nhịp sống Thủ đô không gián đoạn.
Doanh nghiệp - 13/05/2025 17:02
Trung Quốc gỡ bỏ lệnh cấm nhận máy bay mới từ Boeing
Trung Quốc đã gỡ bỏ lệnh cấm các hãng hàng không trong nước tiếp nhận máy bay Boeing mới sau khi ngừng chiến thương mại với Hoa Kỳ, theo Bloomberg News.
Thị trường - 13/05/2025 13:33
VinFast ra mắt dòng xe giao hàng cỡ nhỏ từ 285 triệu đồng
Ngày 13/5, VinFast chính thức công bố ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa.
Thị trường - 13/05/2025 12:58
SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới
SHB hiện là công ty niêm yết có số lượng cổ đông thuộc hàng đông nhất trên thị trường. Điều đó phần nào cho thấy sự tin tưởng của cổ đông dành cho SHB, bất chấp sự biến động của thị trường.
Doanh nghiệp - 13/05/2025 12:27
Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng
Trong bối cảnh giá vàng thế giới tiếp tục giảm mạnh, giá vàng trong nước sáng nay tiếp tục lao dốc, giao dịch dưới mốc 120 triệu,
Thị trường - 13/05/2025 09:13
Hà Giang đẩy mạnh thúc đẩy đổi mới mô hình quản trị tại doanh nghiệp, hợp tác xã
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng khẳng định rằng đổi mới mô hình quản trị là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp, hợp tác xã của Hà Giang phát triển bền vững trong bối cảnh chuyển đổi số, hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Doanh nghiệp - 13/05/2025 08:12
Chủ tịch SHS Đỗ Quang Vinh: Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ là con đường dài nhưng bền vững
Trong bối cảnh TTCK Việt Nam đang chứng kiến cuộc đua "zero fee" diễn ra khốc liệt, nhiều công ty lựa chọn thu hút nhà đầu tư bằng cách miễn phí giao dịch, mở rộng nhanh thị phần. Tuy nhiên, SHS lại chọn đi một hướng khác: Đầu tư vào chất lượng dịch vụ, lấy trải nghiệm khách hàng làm trọng tâm, phát triển thương hiệu theo mô hình "service branding".
Doanh nghiệp - 13/05/2025 08:11
Cổ phiếu toàn cầu tăng nhưng còn nhiều bất ổn
Thị trường chứng khoán toàn cầu tăng vọt vào thứ Hai sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan mạnh trong ít nhất 90 ngày, kìm hãm cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thị trường - 13/05/2025 08:00
Phố Wall đóng cửa ở mức cao sau thỏa thuận thuế quan Mỹ-Trung
Ba chỉ số chính của Phố Wall tăng mạnh vào thứ Hai với S&P 500 đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 3 khi thỏa thuận tạm thời cắt giảm thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc mang lại một số hy vọng về việc xoa dịu cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Thị trường - 13/05/2025 07:52
Vingroup “Tây tiến” mở màn chu kỳ bứt tốc của bất động sản Tây Bắc TP.HCM
Nhờ hạ tầng bứt phá, dòng tiền đổ về dồn dập và những cú hích từ các “ông lớn” bất động sản, Long An nhanh chóng vươn lên thành điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư. Đặc biệt, việc trở thành lựa chọn đầu tiên trong chiến lược “Tây tiến” của Vingroup đã khẳng định tiềm năng vượt trội của CBD mới phía Tây Bắc TP.HCM.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 18:15
Khởi công dự án đường cao tốc qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và Khu công nghiệp Hưng Phú
Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình là dự án đối tác công tư (PPP) lớn nhất ngành giao thông hiện nay với tổng mức đầu tư 19.785 tỷ đồng.
Doanh nghiệp - 12/05/2025 18:14
- Đọc nhiều
-
1
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
2
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
-
3
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
-
4
'Cần lộ trình đánh Thuế tiêu thụ đặc biệt để doanh nghiệp thích ứng'
-
5
APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago