Đại gia chip TSMC bội thu cuối năm 2021

Nhàđầutư
Nhà sản xuất chip hàng đầu TSMC đã ghi nhận doanh số kỷ lục trong quý 4/2021 nhờ nhu cầu chất bán dẫn tiếp tục tăng mạnh từ các khách hàng hàng đầu bao gồm Apple và Qualcomm.
MẠNH QUÂN
13, Tháng 01, 2022 | 06:53

Nhàđầutư
Nhà sản xuất chip hàng đầu TSMC đã ghi nhận doanh số kỷ lục trong quý 4/2021 nhờ nhu cầu chất bán dẫn tiếp tục tăng mạnh từ các khách hàng hàng đầu bao gồm Apple và Qualcomm.

6 quý liên tiếp đạt doanh số kỷ lục

Hãng chip Đài Loan TSMC vừa công bố doanh thu tháng 12/2021 đạt 155,38 tỷ đôla Đài Loan (tương đương khoảng 5,6 tỷ USD), tăng 4,8% so với tháng 11/2021. Đây là doanh số cao nhất trong một tháng mà TSMC đạt được trong lịch sử.

Tính cả quý 4/2021, tổng doanh số của TSMC đạt 438,18 tỷ TWD, đánh dấu quý thứ 6 liên tiếp tập đoàn này đạt doanh số kỷ lục.

tsmc_-_AFP

Nhờ nhu cầu chip tăng cao, TSMC tiếp tục ghi nhận doanh số kỷ lục trong tháng 12/2021. Ảnh: AFP

Nhu cầu về chất bán dẫn, vốn là chìa khóa cho mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến ô tô, tiếp tục tăng ngay cả khi tình trạng thiếu chip đã xảy ra ở một số ngành công nghiệp. Năm ngoái, Nikkei báo cáo rằng TSMC đang có kế hoạch tăng giá trong bối cảnh nhu cầu mạnh và thiếu cung.

Ngân hàng đầu tư China Renaissance cho biết trong một ghi chú vào tháng này dự kiến tài chính của TSMC “bắt đầu phản ánh lợi ích tăng giá đúc, mà các đồng nghiệp khác của nó đã được hưởng rất nhiều vào năm ngoái.”

China Renaissance đã nâng kỳ vọng bán hàng cho năm 2022, hiện đang kỳ vọng tăng trưởng doanh thu 23% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do giá bán sản phẩm trung bình cao hơn.

Tham vọng tỷ USD tại thụi trường Mỹ

TSMC cho biết, sẽ tiếp tục mở rộng năng lực sản xuất ở Trung Quốc, cũng như không loại trừ khả năng mở rộng "giai đoạn 2" của nhà máy trị giá 12 tỷ USD đang hoạt động tại Arizona (Mỹ).

Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, hiện cũng là nhà cung cấp lớn của Apple cho biết, đang xem xét kế hoạch thành lập nhà máy chế tạo các tấm wafer (dùng trong công nghệ bán dẫn) với công nghệ đặc biệt, hay còn được gọi là fab (semiconductor fabrication plant) tại Nhật Bản.

Các nguồn tin cho hay, nhà máy này chủ yếu được sử dụng để sản xuất cảm biến hình ảnh cho Sony, khách hàng Nhật Bản lớn nhất của TSMC và sẽ hoạt động sớm nhất vào năm 2023.

Khoản đầu tư cho nhà máy Kumamoto tại Nhật Bản có thể thấp hơn nhiều so với con số 12 tỷ USD mà TSMC đang chi ra để xây dựng một cơ sở ở Arizona.

Mỹ hiện là thị trường chiếm hơn 60% doanh thu của các nhà sản xuất trong năm 2020, trong khi Nhật Bản chỉ chiếm chưa đầy 5%.

TSMC được xem là mấu chốt trong nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu chip đang diễn ra toàn cầu do đại dịch, buộc các nhà sản xuất ô tô phải cắt giảm sản xuất và khiến cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh, máy tính xách tay và thậm chí cả thiết bị điện tử bị thiệt hại tương đối nặng.

Lãnh đạo TSMC cũng cho biết, TSMC đang lên kế hoạch mở rộng công suất tại Nhà máy đặt ở Nam Kinh (Trung Quốc) do nhu cầu cấp thiết của khách hàng. Nhà máy này sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến nhất của hãng và sẽ đi vào sản xuất trong năm tới với công suất toàn bộ có thể đạt 40.000 tấm wafer/tháng vào giữa năm 2023.

Trung Quốc, EU, Nhật Bản và Mỹ đều đang nỗ lực tăng khả năng sản xuất bán dẫn trong bối cảnh lo ngại về an ninh quốc gia ngày càng tăng lên cũng như tình trạng thiếu hụt chưa từng có khiến chuỗi cung ứng trở nên mỏng manh hơn bao giờ hết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ