Công ty chứng khoán 'hạt tiêu': Chờ ngày 'châu chấu đá xe'

Nhàđầutư
Việc được các nhà đầu tư nước ngoài là các tập đoàn lớn rót vốn vào đã giúp nhiều công ty chứng khoán hạt tiêu mới hôm qua còn vật lộn với kết quả tài chính không tích cực, nay đã trở thành đối thủ tiềm tàng trong cuộc chiến giành giật thị phần với các “ông lớn”.
HÓA KHOA
10, Tháng 10, 2018 | 07:12

Nhàđầutư
Việc được các nhà đầu tư nước ngoài là các tập đoàn lớn rót vốn vào đã giúp nhiều công ty chứng khoán hạt tiêu mới hôm qua còn vật lộn với kết quả tài chính không tích cực, nay đã trở thành đối thủ tiềm tàng trong cuộc chiến giành giật thị phần với các “ông lớn”.

nhadautu - CTCK be hat tieu canh tranh thi phan nho von ngoai khung

 

Trong bối cảnh Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không cấp thêm giấy phép hoạt động công ty chứng khoán, nhiều tập đoàn nước ngoài lớn đã thâm nhập vào mảnh đất màu mỡ TTCK Việt Nam qua việc M&A các công ty Chứng khoán bé hạt tiêu. 

Một thành viên của UBCKNN từng nhận định, có hai cách để tái cấu trúc thị trường chứng khoán: một là rút giấy phép kinh doanh các doanh nghiệp làm việc không hiệu quả, hai là “M&A” hợp nhất sáp nhập.

Được biết, quá trình tái cấu trúc này đã được UBCK NN thực hiện từ năm 2012, cho tới nay số lượng các CTCK từ 104 xuống 77 đơn vị, trong đó một số công ty đã bị đình chỉ hoạt động, 8 thương vụ hợp nhất, 1 trường hợp sáp nhập.

Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBCK NN cũng khẳng định các công ty chứng khoán được khuyến khích tiến hành hợp nhất hoặc sáp nhập nhằm nâng cao năng lực các thành viên thị trường.

Trong quá trình tái cấu trúc để tránh bị đào thải khỏi thị trường, nhiều công ty chứng khoán quy mô nhỏ đã chọn cách tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài để cải thiện nội lực.

Tháng 10/2017, Công ty CP Chứng khoán khoán Yuanta (Yuanta Securities) – cổ đông ngoại, đã “rộng đường” thâu tóm Công ty CP Chứng khoán Đệ Nhất khi cổ đông doanh nghiệp này chấp thuận hai doanh nghiệp liên quan tới Yuanta được cùng mua trọn 100% cổ phần mà không cần thủ tục chào mua công khai.

Trong đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng, cổ đông lớn Yuanta Securities đã nâng tổng số cổ phần nắm giữ lên hơn 85,2 triệu cổ phần, qua đó hai cổ đông liên quan tới Yuanta đã nắm tới 99,99% vốn CTCK này, tương đương cổ đông ngoại này đã chi 700 tỷ đồng để mua toàn bộ số cổ phần phát hành.  

Cùng thời điểm này, một cổ đông ngoại Singapore là Sunvie Investment đã mua hơn 16,6 triệu cổ phiếu Công ty CP Chứng khoán Phương Nam từ chính Chủ tịch CTCK này, ông Lữ Bình Huy, qua đó nắm 49% cổ phần Phương Nam.  

Đáng chú ý nhất năm 2017 phải kể đến Công ty CP Chứng khoán Maritime (MSI) khi được KB Securities – CTCK của Hàn Quốc, đã mua thỏa thuận 99% số cổ phần MSI với giá 35 tỷ won, tương đương 31 triệu USD, khoảng 700 tỷ đồng.

Công ty CP Chứng khoán Đầu tư Việt Nam (mã IVS) cũng gây chú ý khi ĐHĐCĐ thường niên 2017 đã thông qua phương án tăng room ngoại lên 100%. Trong phương án phát hành cổ phiếu chào bán riêng lẻ gần đây nhằm tăng vốn điều lệ từ 340 tỷ lên 900 tỷ, đa phần các cổ đông ngoại đã mua vào hết số cổ phần này, cụ thể: Guotai Junan International Holdings Limited - công ty chứng khoán Trung Quốc đầu tiên niêm yết trên Sàn Chứng khoán Hồng Kông đã mua 46 triệu cổ phiếu; Công ty TNHH Dazhong (Việt Nam) mua 3 triệu cổ phiếu; cá nhân Pan Zhi Rong mua 2 triệu cổ phiếu riêng lẻ; cá nhân Nguyễn Thanh Tú mua 1 triệu;…

Ngoài ra, cũng phải kể đến Công ty Shinhan Investment Corporation đã mua lại toàn bộ vốn Công ty CP Chứng khoán Nam An, sau đó Công ty này cũng đổi mô hình hoạt động thành Công ty TNHH Chứng khoán Shinhan Việt Nam. Tính đến năm 2014, Chứng khoán Nam An có vốn chủ sở hữu lên đến hơn 25.000 tỷ đồng.

Nhờ vốn ngoại “khủng”, Công ty Chứng khoán “hạt tiêu” chờ ngày “đá xe”?

Từng trao đổi với người viết, một Giám đốc Phân tích CTCK nhận định, với việc nhiều CTCK nước ngoài đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam với tham vọng lớn. Tiềm lực tài chính mạnh và chiến lược dài hạn tại TTCK Việt Nam sẽ là yếu tố khiến nhóm công ty trên trong những năm tới sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhóm công ty top đầu thị trường trên nhiều phương diện.

Trong bối cảnh đa số thị phần thuộc về các “ông lớn” (quý III/2018 ghi nhận 10 CTCK hàng đầu tại HOSE nắm tổng thị phần 67,31%), việc khối ngoại dự phần sẽ khiến cuộc cạnh tranh thị phần trở nên hấp dẫn hơn.

Ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam đánh giá, sự gia nhập của dòng vốn ngoại tại nhiều Công ty Chứng khoán sẽ tạo ra sự cạnh tranh chung trong ngành. “Đương nhiên, các công ty trong và ngoài top đầu thị phần sẽ bị ảnh hưởng. Khi nguồn lực mới xuất hiện, các Công ty này có thể lôi kéo các nhân sự lớn, tính cạnh tranh cao hơn, và ngoài ra họ có thể cung cấp dịch vụ.”

Ông Ngọc đánh giá, ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhóm Công ty Chứng khoán top đầu thị phần có thể rơi vào năm sau, đặc biệt trong bối cảnh các Công ty top đầu này đã gần như dùng tối ưu hết các nguồn của mình.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ