[Cổ phiếu tuần qua] VN-Index suy giảm, cổ phiếu penny nổi sóng

Nhàđầutư
Đáng chú ý, tuần giao dịch vừa qua (4/3-8/3) ghi nhận 7/10 mã tăng điểm mạnh trên sàn HOSE là các cổ phiếu “penny”.  
HÓA KHOA
10, Tháng 03, 2019 | 13:07

Nhàđầutư
Đáng chú ý, tuần giao dịch vừa qua (4/3-8/3) ghi nhận 7/10 mã tăng điểm mạnh trên sàn HOSE là các cổ phiếu “penny”.  

nhadautu - tt chung suy giam penny ruc ro

 

Tuần giao dịch 4/3 – 8/3 ghi nhận VN-Index giảm gần 0,9%, tương đương giảm 8,74 điểm, về mức 985,25 điểm. Tổng giá trị cổ phiếu giao dịch bình quân tuần này đạt hơn 5.001 tỷ đồng, xấp xỉ so với tuần trước, trong khi đó tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch lên đến hơn 237,2 triệu đơn vị, tăng trưởng gần 5,8%.

Sự “chững lại” của VN-Index được lý giải do các mã cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, MSN, VNM, VHM, BVH,… và một số nhóm ngành vốn hóa lớn “điều chỉnh” hoặc có tín hiệu chững.

Thống kê của nhadautu.vn cho thấy, có đến 7/10 mã trong top tăng giảm trên sàn HOSE là các mã cổ phiếu penny.

TRÊN SÀN HOSE

Mã DCL của Công ty CP Dược phẩm Cửu Long tăng điểm mạnh nhất 30,79% đạt 18.900 đồng/cổ phiếu. Trong quý IV/2018, lợi nhuận sau thuế DCL đạt 6 tỷ đồng, giảm 12,4 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Một trong các nguyên nhân dẫn đến lãi ròng DCL giảm được giải trích là do “lợi nhuận sau thuế của các công ty con sau khi loại trừ giao dịch nội bộ làm giảm lợi nhuận sau thuế trên BCTC hợp nhất”.

Ngoài ra, công ty mẹ của DCL là Công ty CP Tập đoàn F.I.T. Được biết, doanh nghiệp này đang nắm 74,61% vốn DCL. Việc cổ phiếu DCL tăng trưởng mạnh trong thời gian qua cũng ảnh hưởng tích cực đến FIT, cụ thể FIT trong tuần giao dịch qua tăng trưởng 28,16% đạt 3.640 đồng/cổ phiếu. Qua đó, FIT cũng là 1 trong 10 mã tăng điểm mạnh nhất trên sàn HOSE.

Ngoài ra, các mã penny khác trong top tăng điểm tuần này là PPI (+30,50%), VHG (+27,02%), VPH (+25,94%), DLG (+18,60%), PXS (+18,25%).

HOSE 10.3

Top cổ phiếu tăng/giảm điểm trên sàn HOSE

Ở chiều ngược lại, mã giảm điểm mạnh nhất trên HOSE là YEG của Công ty CP Tập đoàn Yeah1 với mức giảm 30,37% về mức giá 170.600 đồng/cổ phiếu (5 phiên giao dịch tuần qua YEG đều về mức giá sàn).

Nguồn cơn của sự suy giảm này được giải thích do, YouTube chấm dứt Thỏa thuận lưu trữ nội dung (gọi tắt là CHSA - Content Hosting Agreement - CHSA là giấy phép để các công ty nêu trên được phép tuyển chọn và quản lý doanh thu quảng cáo trên YouTube AdSense từ các kênh YouTube của bên thứ ba) sau ngày 31/3/2019 đối với các công ty con/công ty đầu tư tài chính có hoạt động kinh doanh liên quan tới mảng YouTube Adsense của Tập đoàn Yeah 1, bao gồm SpringMe Pte. Ltd., Yeah1 Network Pte Ltd và ScaleLab LLC.

YouTube cho rằng SpringMe Pte. Ltd. (công ty có trụ sở tại Thái Lan, Tập đoàn Yeah1 sở hữu gián tiếp 16,93%) đã có hoạt động quản lý tuyển chọn kênh chưa phù hợp với chính sách của YouTube. Điều này dẫn tới việc YouTube áp dụng chính sách tương tự với tất cả các công ty khác liên quan tới YouTube Adsense trực thuộc Tập đoàn.

Đánh giá từ một số công ty chứng khoán, rủi ro này sẽ khiến YEG không còn ghi nhận doanh thu từ quản lý kênh của bên thứ ba; không còn doanh thu từ ScaleLab do hầu hết doanh thu của ScaleLab là từ quản lý kênh của bên thứ ba; ngoài ra,YEG phải trích lập hết và xóa khoản đầu tư vào ScaleLab, đồng thời hạch toán lỗ 12 triệu USD, và trong tình huống xấu nhất, Yeah1 có thể mất đi phần lớn lợi nhuận của năm nay khi phải trích lập dự phòng cho toàn bộ khoản đầu tư vào ScaleLab.

Gần đây, trên cơ sở nội dung đàm phán với Youtube, HĐQT Yeah1 ban hành Nghị quyết thông qua chủ trương chuyển nhượng 100% cổ phần tại ScaleLab LLC, để bảo toàn vốn đầu tư và lợi ích cho cổ đông. Việc chuyển nhượng 100% ScaleLab nhằm đảm bảo hoạt động mảng hệ thống đa kênh (MCN) của ScaleLab - vốn bị ảnh hưởng liên đới từ vụ việc xảy ra trực tiếp tại SringMe - hệ thống MCN mà Yeah1 gián tiếp nắm giữ hơn 16% cổ phần. Khi SpringMe vi phạm chính sách, YouTube quyết định dừng hợp tác quản lý mạng đa kênh với không chỉ SrpingMe mà cả với Yeah1 Network và ScaleLab. 

Song song với đó, YEG cũng công bố thông tin mua lại 600.000 cổ phiếu quỹ theo mức giá thị trường. Thời gian dự kiến giao dịch sau khi có công văn chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và theo quy định pháp luật hiện hành và kể từ ngày Công ty công bố thông tin đầy đủ theo quy định. Thời hạn mua tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện giao dịch. Nguồn tiền sẽ đến từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần.

TRÊN SÀN HNX

Mã KSK của Công ty cổ phần Khoáng sản Luyện kim màu tăng điểm mạnh nhất trên HNX với mức tăng 50% đạt 300 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, lưu ý rằng mã này chỉ được giao dịch vào ngày cuối tuần do liên tục vi phạm công bố thông tin. Trong tuần trước, mã này giảm hết biên độ 50%.  

Đứng ở vị trí á quân là mã GDW của  Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định với mức tăng 45,77% đạt 29.300 đồng/cổ phiếu.

HNX 10.3

Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh trên sàn HNX

Ở chiều ngược lại, mã MHL của Công ty Cổ phần Minh Hữu Liên giảm mạnh nhất 22,41% còn 4.500 đồng/cổ phiếu. Xếp thứ hai là mã SGH của Công ty Cổ phần Khách sạn Sài Gòn khi giảm 18,97% còn 55.100 đồng/cổ phiếu.

TRÊN SÀN UPCOM

Mã GVT của Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì tăng mạnh 80,14% đạt 26.300 đồng/cổ phiếu. Đứng ở vị trí “á quân” là mã PXL của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển KCN Dầu khí-Long Sơn khi tăng 68,33% đạt 5.378 đồng/cổ phiếu.

UpCom 10.3

Top cổ phiếu tăng/giảm trên sàn UpCom

Ở chiều ngược lại, mã TSJ của Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội giảm 52,68% về mốc 10.080 đồng/cổ phiếu; trong khi đó mã KIP của  Công ty Cổ phần K.I.P Việt Nam giảm 40% về mức 19.800 đồng/cổ phiếu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ