Cổ đông thiệt hại từ những lần… đính chính thông tin

Nhàđầutư
Diễn biến mới đây nhất từ cổ phiếu ACM của Công ty CP Tập đoàn Khoáng sản Á Cường cho thấy sự nhạy cảm của thông tin với giá cổ phiếu và cũng là ‘túi tiền’ của cổ đông.
HUY NGỌC
26, Tháng 09, 2017 | 21:16

Nhàđầutư
Diễn biến mới đây nhất từ cổ phiếu ACM của Công ty CP Tập đoàn Khoáng sản Á Cường cho thấy sự nhạy cảm của thông tin với giá cổ phiếu và cũng là ‘túi tiền’ của cổ đông.

nhadautu - co dong thiet hai tu nhung lan dinh chinh thong tin

Cổ đông thiệt hại từ những lần… đính chính thông tin 

Khi mùa báo cáo tài chính quý III/2017 đang gần đến, thông tin lãnh đạo doanh nghiệp mua vào lượng cổ phiếu lớn có ảnh hưởng nhất định tới giá cổ phiếu, nhiều cổ đông suy đoán và ‘đón sóng’ tăng giá cổ phiếu cũng dựa vào các thông tin này.

Việc mua vào cổ phiếu của lãnh đạo chủ chốt công ty không phải là căn cứ để đảm bảo rằng giá cổ phiếu sẽ tăng, nhưng nó lại tạo tâm lý tích cực nơi cổ đông trong việc ‘xuống tiền’, bởi sự việc này củng cố niềm tin rằng lãnh đạo doanh nghiệp đang ‘chung thuyền’ với họ. Ấy vậy mà, không ít trường hợp lãnh đạo công ty ngay lập tức đã … đính chính thông tin mua bán cổ phiếu, gây thiệt hại lớn cho cổ đông.

Ví dụ gần nhất là vào phiên giao dịch cuối tuần trước (22/9), HNX đã công bố thông báo giao dịch đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu ACM của cổ đông lớn đồng thời là người nội bộ, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Khoáng sản Á Cường, bà Phạm Thị Thúy Hạnh.

Thông tin này không khác gì chất xúc tác đẩy giá cổ phiếu ACM trong phiên 25.9 tăng kịch trần ở mức 2.300 đồng/cổ phiếu. Có nhiều ý kiến trên các diễn đàn cho rằng ACM đang tạo nền tảng chuẩn bị cho nhịp tăng mới, thậm chí còn có thông tin ‘đội lái’ sẽ đánh lên cổ phiếu này và nhiều nhà đầu tư tỏ ra tiếc nuối do đã bán cổ phiếu này khi vừa đạt mức giá trần trong phiên giao dịch…

Tuy nhiên, sau giờ giao dịch ngay ngày hôm đó, HNX đã công bố thông báo đính chính thông tin giao dịch cổ phiếu của bà Hạnh. Theo đó, bà Hạnh đăng ký bán ra 2 triệu cổ phiếu ACM, chứ không phải mua vào như trước đó.

Do đó, khi thị trường mở cửa ngày hôm sau (26/9) ACM nhanh chóng giao dịch ở mức giá sàn và duy trì mức giá này trong cả phiên giao dịch, thậm chí cổ phiếu này còn… trắng bên mua.

Như vậy là ước tính trong trường hợp bán cổ phiếu ACM ở mức giá 2.300 đồng/cổ phiếu, số tiền bà Hạnh thu về có thể chưa đến 5 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2017, một trường hợp khác là mẹ Chủ tịch HĐQT kiểm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế và Phát triển đô thị (mã CDO) lấy lý do lỗi đánh máy đã công bố hủy lệnh bán 920.000 cổ phiếu trước đó, đồng thời đăng ký mua thêm 920.000 cổ phiếu.

Ngay sau thông tin đính chính, CDO đã trải qua giai đoạn tăng trần khá mạnh và kéo dài đến giữa tháng 2/2017. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian ngắn, mã này cũng quay đầu giảm rất mạnh.

Không chỉ sự việc công bố thông tin lãnh đạo hoặc người có liên quan của lãnh đạo doanh nghiệp mua bán cổ phiếu, cổ đông cũng chịu thiệt hại rất nhiều từ việc doanh nghiệp đính chính các thông tin khác, mà điển hình là báo cáo tài chính.

Nhiều nhà đầu tư chắc chẳng lạ gì báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016 của Công ty CP Hùng Vương (mã HVG). Đây có thể coi là ‘sự cố thông tin’ khiến cổ phiếu HVG giảm điểm rất mạnh.

Theo đó, báo cáo tài chính kiểm toán 2016 của HVG bất ngờ báo lỗ ròng 49 tỷ đồng dù trước đó HVG báo lãi 309 tỷ đồng.

Nguyên nhân lại đến từ việc HVG … hạch toán giảm doanh thu, tăng giá vốn và một số khoản chi phí.  

Sau khi có thông tin này, cổ phiếu HVG đã giảm sàn 4 phiên liên tục, từ mức giá 9.000 đồng/cổ phiếu trong ngày 25/1/2017 xuống còn 6.750 đồng/cổ phiếu trong phiên 7/2/2017, tương đương thị giá ‘bay’ mất 25%.

Hiện tại vẫn chưa có chế tài xử phạt việc đăng thông tin sai hoặc đính chính thông tin, do đó nhà đầu tư cần cẩn trọng khi ‘chạy theo’ lãnh đạo doanh nghiệp trong cuộc chơi ‘lướt sóng’ cổ phiếu. Theo T.s Đinh Thế Hiển: “Các tin đồn trên sàn giao dịch chứng khoán là nhằm để tạo niềm tin cho nhà đầu tư, nhưng thực chất cũng chỉ để trục lợi cho một nhóm người”.

Điều quan trọng nhất vẫn là giá trị nội tại của doanh nghiệp. Dễ thấy, ACM và CDO bản chất không phải là các doanh nghiệp có yếu tố nội tại tốt.

Với ACM, doanh nghiệp này báo lỗ hơn 1,1 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2017, trong khi cùng kỳ năm ngoái công ty đạt lợi nhuận sau thuế hơn 12,7 tỷ đồng.

Doanh nghiệp này cho biết, nguyên nhân giảm lãi do hoàn thành các công việc theo Công văn số 2474 ngày 18/11/2016 về hệ thống xả thải sản xuất. Được biết, Sở tài nguyên môi trường đã ra công văn này do nhà máy tuyển và luyện đồng của Công ty từng buộc phải dừng do sự cố rò rỉ nước xả thải ra môi trường.

Cùng với đó, ACM cũng dừng hoạt động sản xuất (không bao gồm khai thác) để điều chỉnh công nghệ sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm kim loại màu theo kế hoạch sản xuất năm 2017 đã được phê duyệt.  

Còn với CDO báo cáo tài chính soát xét bán niên 2017 cho thấy doanh thu CDO chỉ đạt gần 20 tỷ đồng, giảm gần 82% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế hơn 1,2 tỷ đồng, giảm hơn 94,6% so với 6 tháng đầu năm 2016.

Mới đây doanh nghiệp này đã bị HOSE nhắc nhở trên toàn thị trường do vi phạm từ ba lần trở lên trong vòng một năm về công bố thông tin thuộc trường hợp bị nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường.

Đáng chú ý, đến giờ CDO vẫn chưa tổ chức họp HĐQT và ĐHĐCĐ thường niên 2017. Nguyên nhân được công ty đưa ra là do nội bộ nhân sự công ty xảy ra nhiều biến động, các vị trí nhân sự trong HĐQT vắng mặt liên tục. Chẳng hạn, ông Nguyễn Thái Bình xin miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT từ 16/6/2017; bà  Nguyễn Thanh Tú Phó Tổng giám đốc, Thành viên HĐQT trong quá trình giữ chức vụ đã có nhiều vi phạm hiện đã tự ý thôi việc từ nhiều tháng nay. Đồng thời, công ty đang phải tiến hành phối hợp với cơ quan điều tra về việc cổ phiếu công ty bị các đối tượng xấu lợi dụng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ