Chuỗi cung ứng lương thực bị đứt gãy do COVID-19, giá trị xuất khẩu nông sản vẫn đạt 37,42 tỷ USD trong 11 tháng

Nhàđầutư
Dịch COVID-19 có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng trong năm 2020 và nhiều năm tiếp theo, làm đứt gãy một số chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ đầu ra sản phẩm nông nghiệp.
PHƯƠNG LINH
11, Tháng 12, 2020 | 17:00

Nhàđầutư
Dịch COVID-19 có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng trong năm 2020 và nhiều năm tiếp theo, làm đứt gãy một số chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ đầu ra sản phẩm nông nghiệp.

Sáng 11/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) tổ chức Hội nghị toàn thể Chương trình Hỗ trợ quốc tế (ISG) năm 2020 với chủ đề: “Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong bối cảnh tác động của COVID-19: Cơ hội và thách thức”.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, ngoài tác động của đại dịch COVID-19, khu vực nông nghiệp và cư dân nông thôn còn chịu ảnh hưởng phức tạp của biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

IMG_0576

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh. Ảnh: Báo Dân tộc

Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn phát triển, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trong nước và duy trì xuất khẩu nông sản. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 11 tháng đạt 37,42 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Tại hội nghị, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam đánh giá, từ đầu năm nay, Việt Nam phải chịu đựng hạn hán chưa từng có rồi đến bão lũ ở miền Trung. Đây là những sự việc khiến chúng ta phải thấy tầm quan trọng của tính dễ bị tổn thương, nghèo đói do những hiện tượng như vậy.

Mặc dù, Việt Nam đã rất thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, nhưng qua khảo sát của UNDP, có tới khoảng 70% người dân bị giảm thu nhập do dịch. Qua đây cho thấy, Việt Nam cần tăng cường khả năng chống chịu cho nông dân.

Để phát triển nông nghiệp trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu, bà Caitlin Wiesen cho rằng có thể đưa ra hướng sản xuất xanh, các chiến lược, hành động xanh. UNDP đang hỗ trợ cho Việt Nam để khắc phục hậu quả do thiên tai, đại dịch COVID-19 như: chuyển giao công nghệ, cải tiến sản phẩm... để phát triển thị trường. Cùng với đó, UNDP có thể giúp nông nghiệp Việt Nam có thể giảm rủi ro qua hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã…

"Để biến nguy thành cơ trong bổi cảnh này, nông nghiệp cần tái cơ cấu các sản phẩm để đảm bảo bền vững, có khả năng chống chịu tốt vì Việt Nam không chỉ đối phó với dịch bệnh và còn biến đổi khí hậu. Do đó, Việt Nam cần tận dụng khả năng đổi mới sáng tạo, công nghệ để có được khả năng chống chịu tốt và phát triển xanh", bà Caitlin Wiesen cho hay.

Bộ NNPTNT nhận định, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid 19 còn diễn biết hết sức phức tạp, kinh tế toàn cầu sẽ trở lên bất ổn hơn trong khi nông nghiệp Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế.

Đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn cho cả sản xuất và phân phối thực phẩm, dẫn đến những tắc nghẽn trên toàn chuỗi cung ứng thực phẩm. Do các biện pháp kiểm dịch để đối phó với đại dịch nên việc đàm phán và thỏa thuận các biện pháp thúc đẩy mở cửa thị trường giữa Việt Nam và các quốc gia bị đình trệ. 

Cùng với đó, các biện pháp bảo hộ thị trường phi thuế quan về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm đã được nâng cao để ngăn chặn sự lây nhiễm và tái phát của đại dịch.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NNPTNT) cho biết, Việt Nam đã khống chế thành công đại dịch Covid-19 nên chuỗi giá trị không bị đứt gãy. Không chỉ có vậy, nhiều hoạt động kết nối nông dân, HTX tiêu thụ nông sản trong nước đã được thúc đẩy, tổ chức. Các doanh nghiệp cũng quan tâm hơn đến vấn đề đầu tư chế biến, bảo quản và logistic.

Tuy nhiên, điều ông Tuấn muốn lưu ý là tất cả các thị trường xuất khẩu lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... lại đang có chỉ số đứt gãy chuỗi giá trị cao nhất. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế thế giới đang có xu hướng đi xuống, ghi nhận mức tăng trưởng âm, dẫn tới suy giảm nhu cầu. Vì thế, mức độ cạnh tranh về giá và sản phẩm sẽ ngày càng quyết liệt hơn.

Tại Hội nghị toàn thể ISG 2020, Bộ NN&PTNT cùng các đối tác quốc tế thông qua Tuyên bố chung về “Hợp tác phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19”. Tuyên bố chung là thể hiện sự cam kết cao tiếp tục hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các đối tác phát triển cùng thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam bền vững, góp phần thực hiện tốt nhất mục tiêu “kép” của Chính phủ.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, sau hội nghị, Bộ NN&PTNT sẽ làm việc với từng đối tác để cụ thể hóa Tuyên bố chung này thành các dự án, chương trình để hỗ trợ ngành trong thời gian tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ