Chứng khoán đang hút tiền - khác gì so với đỉnh 2007 ?
Hồi năm 2007, bong bóng chứng khoán sau khi vỡ đã khiến chỉ số VN-Index mất gần 80% giá trị trong hai năm sau đó, khiến không ít nhà đầu tư hiện nay lo sợ về một viễn cảnh tương tự. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đã khác rất nhiều so với cách đây 14 năm.

Thị trường chứng khoán hiện nay đang nhận được nhiều chính sách hỗ trợ. Ảnh: Thành Hoa/Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Tính ổn định của nền kinh tế
Chỉ trong vòng ba phiên giao dịch trở lại vào cuối tuần qua sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, chỉ số VN-Index đã tăng gần 60 điểm, tương đương mức tăng gần 5,5%. Còn nếu tính từ mức đáy gần nhất ở vùng 998 điểm vào ngày 29-1, chỉ số này đã tăng gần 18%. Mức phục hồi mạnh mẽ này đã giúp thị trường lấy lại được gần như đủ điểm số đã bị đánh mất trong đợt lao dốc vào cuối tháng 1 và mang lại cơ hội tiếp cận trở lại mốc tâm lý ở 1.200 điểm.
Và cứ mỗi khi VN-Index tiến gần đến vùng kháng cự này, tâm lý e ngại lại gia tăng, thúc đẩy nhiều nhà đầu tư chốt lời và tạm đứng ngoài thị trường, nhất là khi gần đây xuất hiện một số cảnh báo lo ngại về bong bóng tài sản trên thị trường chứng khoán.
Nhìn lại quá khứ, năm 2007, bong bóng chứng khoán sau khi vỡ đã khiến chỉ số VN-Index mất gần 80% giá trị trong hai năm sau đó, khiến không ít nhà đầu tư hiện nay lo sợ về một viễn cảnh tương tự.
Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đã khác rất nhiều so với cách đây 14 năm. Thứ nhất, nền tảng vĩ mô hiện nay đã vững chắc và ổn định hơn nhiều. Bên cạnh đó, các chính sách điều hành kinh tế đã có những bước tiến dài so với giai đoạn trước, không còn mang tính giật cục, gây bất ngờ cho thị trường, mà vẫn đảm bảo sự linh hoạt và chủ động.
Cụ thể, tăng trưởng tín dụng giai đoạn trước thường rất nóng, lên đến vài chục phần trăm, như năm 2007 lên đến gần 37,8%, trong đó một lượng vốn vay nóng khổng lồ từ ngân hàng chạy vào đầu cơ ở thị trường chứng khoán, đẩy giá tài sản này tăng nhanh nhưng thiếu bền vững và thực chất.
Cộng thêm cung tiền mở rộng quá mức và dòng vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vào sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã đẩy lạm phát tăng vọt lên đến hai con số, ở 12,63% vào năm 2007 và 19,89% trong năm 2008.
Hệ quả là nhà điều hành sau đó buộc phải thắt chặt chính sách, nâng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát, khiến thị trường bước vào chu kỳ điều chỉnh trong năm năm sau đó.
Đỉnh điểm là chính sách áp trần lãi suất tiền gửi lên đến 14% vào tháng 10-2011 để ngăn chặn tình trạng các ngân hàng chạy đua lãi suất thỏa thuận nhằm đảm bảo thanh khoản.
Còn hiện nay, mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp kỷ lục trong nhiều thập kỷ qua và được kỳ vọng sẽ còn tiếp tục duy trì ở mức thấp trong giai đoạn kế tiếp, khi đây là một trong những điều kiện quan trọng để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi trở lại sau đại dịch Covid-19. Các yếu tố đảm bảo cho mặt bằng lãi suất ổn định vẫn đang được nhà điều hành kiểm soát tốt.
Đơn cử như lạm phát, từ năm 2014 đến nay thường xuyên ổn định ở mức từ 3-5% và đạt mục tiêu đề ra. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam liên tục lập kỷ lục mới trong những năm gần đây, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách hóa giải phù hợp để đảm bảo kiểm soát tăng trưởng cung tiền ở mức tương đối theo mục tiêu đề ra, từ chính sách mua ngoại tệ cho đến can thiệp trên thị trường mở để hút tiền đồng về nhằm trung hòa lượng tiền đồng đã bơm ra.
Sự can thiệp nhịp nhàng này cũng góp phần giúp thanh khoản hệ thống ngân hàng đảm bảo ở mức ổn định và không rơi vào tình trạng thiếu hụt đột ngột mà có thể dẫn đến các cuộc đua lãi suất không cần thiết.
Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng cũng được kiểm soát theo mục tiêu phù hợp, không còn chạy theo nhu cầu của nền kinh tế bằng mọi giá như giai đoạn trước. Trong hai năm trở lại đây (2019-2020), tăng trưởng tín dụng toàn ngành chỉ còn quanh 12%.
Dư địa phục hồi tăng trưởng
Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán là tăng trưởng của nền kinh tế. Năm 2007, tăng trưởng GDP đạt gần 8,5%, cao nhất kể từ năm 1996. Về cơ bản, tăng trưởng cao luôn được xem là một thành tích của nền kinh tế và có thể tác động tích cực lên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP đạt kỷ lục cũng là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đã ở mức bão hòa và dư địa tăng trưởng trong tương lai sẽ gặp nhiều thách thức do khó duy trì được thành tích tốt như vậy.
Chính vì vậy, những nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm thường chọn thoát khỏi thị trường chứng khoán trong thời điểm mà mọi yếu tố đang thuận lợi nhất và giữa lúc nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh nhất. Điều này thực tế đã lặp lại hơn 10 năm sau đó, khi tăng trưởng GDP năm 2018 đạt kỷ lục cao nhất 10 năm ở 7,08%, nhưng thị trường chứng khoán đã sớm rơi vào giai đoạn điều chỉnh từ tháng 4-2018, cũng thất bại sau khi không thể bứt phá khỏi vùng 1.200 điểm.
Đây là một hệ quả tất yếu. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, môi trường kinh doanh hấp dẫn, các điều kiện kinh doanh thuận lợi, hàng loạt doanh nghiệp sẽ ra đời để tranh thủ đà tăng trưởng của nền kinh tế và sức cầu tiêu dùng cao trong xã hội. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh trong nền kinh tế sẽ gia tăng và thu hẹp biên lợi nhuận của các doanh nghiệp, từ đó cũng làm định giá cổ phiếu giảm sức hấp dẫn.
Ngoài ra, nếu như trong giai đoạn nền kinh tế yếu ớt thường buộc Chính phủ phải có những chính sách nới lỏng để kích thích kinh tế, thì khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ Ngân hàng Nhà nước dường như theo đuổi chính sách thắt chặt để kìm cương không cho nền kinh tế phát triển quá nóng, mà có thể tạo nên những rủi ro và bất ổn tiềm tàng cho tương lai.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2020 Việt Nam dù vẫn là một trong số ít quốc gia duy trì tăng trưởng GDP dương, nhưng con số 2,91% là mức thấp nhất trong hơn 30 năm qua. Vì vậy, dư địa phục hồi tăng trưởng cho giai đoạn kế tiếp là vẫn rất lớn và điều quan trọng hơn là nhà điều hành sẽ phải nỗ lực duy trì chính sách nới lỏng để đạt được mục tiêu đề ra, những yếu tố này sẽ tác động tích cực đến thị trường chứng khoán và tâm lý nhà đầu tư.
Cuối cùng, với định hướng của Chính phủ muốn phát triển thị trường vốn để giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng trong tương lai, thị trường chứng khoán hiện nay đang nhận được nhiều chính sách hỗ trợ. Đó cũng là một trong những lý do khiến kênh đầu tư này vẫn đang thu hút dòng tiền từ các kênh đầu tư khác dịch chuyển sang, với hàng loạt tài khoản liên tục mở mới, mà con số 86.269 tài khoản mở mới trong tháng 1 vừa qua, tăng tới 36,4% so với tháng trước đó và là số tài khoản mở mới trong một tháng lớn nhất kể từ khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, đã phần nào phản ánh xu thế này.
(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
- Cùng chuyên mục
Nhà đầu tư lo lắng, Chủ tịch Danh Khôi trấn an bằng kế hoạch mới
Chủ tịch Tập đoàn Danh Khôi Lê Thống Nhất cho rằng, năm 2024, do bối cảnh kinh tế tiếp tục có nhiều biến động, điều kiện thị trường không thuận lợi để triển khai phát hành theo kế hoạch. Do đó, HĐQT Tập đoàn Danh Khôi thống nhất phương án hủy phương án 100 triệu cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng.
Tài chính - 24/06/2025 17:48
Tăng 2 phiên liên tiếp, VN-Index áp sát mốc 1.370 điểm
Sau 2 phiên đầu tuần tăng điểm liên tục, VN-Index đang ở vùng giá cao nhất trong hơn 3 năm trở lại đây.
Tài chính - 24/06/2025 16:22
Chủ tịch Gemadept: Nửa đầu năm rất tốt nhưng phải thận trọng với thuế quan
Năm 2025, Gemadept lên kế hoạch lợi nhuận cơ bản 1.800 tỷ đồng nhưng phấn đấu đạt 2.000 tỷ đồng. Nửa đầu năm ước thực hiện 61% kế hoạch.
Tài chính - 24/06/2025 14:25
Nhà đầu tư nên hành động như nào trong giai đoạn hiện nay?
Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích BSC cho rằng thị trường chứng khoán sẽ giữ được đà đi lên, vượt qua những thách thức từ bên ngoài và nhà đầu tư nên nhìn vào tăng trưởng của doanh nghiệp trong dài hạn.
Tài chính - 24/06/2025 13:42
Ông Trump tuyên bố Iran và Israel ngừng bắn, cổ phiếu dầu khí lao dốc
Trong khi các cổ phiếu dầu khí đồng loạt lao dốc, thì chỉ số đại diện sàn HoSE tăng hơn 5 điểm với số mã tăng lên đến 181 cổ phiếu.
Tài chính - 24/06/2025 11:07
Cổ phiếu VIC sẽ tiếp tục 'kéo' VN-Index?
Nhiều công ty chứng khoán lạc quan đánh giá VN-Index có thể tiếp tục tăng điểm trong các phiên tới, song một số đơn vị cho rằng vùng giá hiện tại không đủ hấp dẫn để giải ngân mua mới.
Tài chính - 24/06/2025 06:45
Động lực giúp VN-Index lên vùng cao nhất 3 năm
VN-Index tiếp tục lên vùng cao mới với động lực đến từ nhóm Vingroup, dầu khí và bất động sản khu công nghiệp. Câu chuyện thuế quan sẽ là tâm điểm tuần này.
Tài chính - 23/06/2025 16:07
Giá dầu tăng mạnh, cổ phiếu dầu khí 'hút tiền'
Trong khi chỉ số đại diện sàn HoSE điều chỉnh nhẹ, nhiều cổ phiếu dầu khí tăng điểm mạnh, có mã còn tăng hết biên độ.
Tài chính - 23/06/2025 11:58
Lộ diện nhóm nhà đầu tư nước ngoài muốn tái cơ cấu SCB, bà Trương Mỹ Lan có động thái mới
Thông qua sự hợp tác cùng các đối tác trong và ngoài nước, nhóm nhà đầu tư của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã đề xuất phương án tỷ USD nhằm tái cơ cấu ngân hàng SCB.
Tài chính - 23/06/2025 08:17
Một 'chương' mới của Hoàng Huy Group
Bước hợp nhất CRV vào HHS đánh dấu hoàn tất quá trình tái cấu trúc hệ sinh thái Hoàng Huy Group, mở ra giai đoạn phát triển mới với nhiều kỳ vọng cho tập đoàn này.
Tài chính - 23/06/2025 07:02
Qua ‘bể dâu’, loạt doanh nghiệp tri ân nhân viên bằng cổ phiếu
Nhiều doanh nghiệp muốn phát hành cổ phiếu thưởng hoặc chào bán giá ưu đãi cho nhân viên, số lượng lên đến hàng chục triệu đơn vị như Novaland, TTC AgriS, HAGL.
Tài chính - 23/06/2025 06:45
Giữ tỷ trọng hợp lý để hạn chế rủi ro thị trường
Trong bối cảnh nhiều yếu tố rủi ro vẫn hiện hữu, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên giữ danh mục ở trạng thái cân bằng, tránh gia tăng tỷ trọng quá mức.
Tài chính - 22/06/2025 09:09
Nhiều doanh nghiệp trong nhóm FLC triệu tập đại hội cổ đông bất thường
Các công ty FLC Group, FLC Faros (ROS), HAI Agrochem (HAI) và FLC Stone (AMD) đã đồng loạt ra nghị quyết triệu tập ĐHĐCĐ bất thường.
Tài chính - 22/06/2025 06:45
Triển vọng cổ phiếu hóa chất
Căng thẳng địa chính trị ở khu vực Trung Đông đã khiến cổ phiếu hóa chất trở thành điểm sáng trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp hóa chất nào cũng được hưởng lợi từ thông tin này.
Tài chính - 21/06/2025 08:40
Vốn mỏng, TCO Holdings phát triển ngành gạo thế nào?
TCO Holdings mới tham gia vào khâu sấy, sây sát và đánh bóng trong chuỗi ngành gạo. Doanh nghiệp đang xin giấy phép xuất khẩu gạo trực tiếp.
Tài chính - 21/06/2025 08:16
Tín dụng TP.HCM tăng 3,89%
Đến cuối tháng 5/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP.HCM đạt hơn 4,1 triệu tỷ đồng, tăng 3,89% so với cuối năm 2024 và tăng 13,64% so với cùng kỳ.
Tài chính - 20/06/2025 14:52
- Đọc nhiều
-
1
Kịch bản Mỹ áp thuế 46% đối với Việt Nam sẽ 'không xảy ra'
-
2
Vốn FDI toàn cầu giảm mạnh - mức thấp nhất sau gần 3 thập kỷ
-
3
Giá nhà đất vẫn tăng sau nhiều chỉ đạo, Chính phủ nói gì?
-
4
Thị trường chứng khoán sẽ biến động mạnh nếu Hoa Kỳ tham gia xung đột Israel-Iran
-
5
Tiến độ sân bay Long Thành chịu áp lực lớn
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago
- Doanh nghiệp
-
Diễn đàn 'Thực hiện hoá nền kinh tế Hydrogen Việt Nam từ tầm nhìn đến hành động': Tạo nền tảng thúc đẩy phát triển năng lượng sạch và bền vững cho tương lai
-
Mùa yêu rực rỡ, DOJI và Thế Giới Kim Cương ưu đãi lớn cho combo trang sức cưới
-
4 đồ án, dự án quy hoạch của T&T Group được vinh danh tại Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia 2024