‘Chông chênh’ thị trường chứng khoán Việt

Nhàđầutư
Diễn biến hiện tại của chỉ số VN-Index chẳng khác nào điển tích “Kê lặc” (gân gà) trong Tam Quốc. Bỏ không được, vì cơ hội trên thị trường luôn hiện hữu, nhưng vào tiền trong giai đoạn này thì lại quá rủi ro hoặc biên lợi nhuận thu về không như mong đợi.
HÓA KHOA
15, Tháng 04, 2019 | 06:41

Nhàđầutư
Diễn biến hiện tại của chỉ số VN-Index chẳng khác nào điển tích “Kê lặc” (gân gà) trong Tam Quốc. Bỏ không được, vì cơ hội trên thị trường luôn hiện hữu, nhưng vào tiền trong giai đoạn này thì lại quá rủi ro hoặc biên lợi nhuận thu về không như mong đợi.

nhadautu - chong chenh TTCK Viet

 

Nhọc nhằn chinh phục mốc 1.000 điểm

Từng là một trong số ít thị trường chứng khoán có tốc độ tăng trưởng cao kỷ lục vào năm 2018, 1 năm sau ngày xác lập mức đỉnh, VN-Index đang là chỉ số giảm mạnh thứ hai trên thế giới (-16,21%). Nhà đầu tư Việt chắc hẳn không khỏi buồn lòng với diễn biến thị trường chứng khoán (TTCK) hiện tại, họ càng có lý do hơn khi nhìn sang chỉ số chứng khoán Dow-Jones (Chỉ số có sức ảnh hưởng tới TTCK trong nước) đang chuẩn bị phá đỉnh mọi thời đại.

Trong khi đó với TTCK Việt, mức cao nhất chỉ số đạt được từ đầu năm đến giờ là 1.014,51 (phiên 19/3), đó là chưa kể đến ngay sau đó VN-Index gặp áp lực điều chỉnh rất mạnh.

Mốc tâm lý 1.000 điểm vẫn là thử thách lớn với chỉ số. Đơn cử như phiên 9/4, hai lần chỉ số chạm lại mốc 1.000 điểm là hai lần áp lực bán xuất hiện rất mạnh. Chinh phục mốc 1.000 điểm không thành công, chỉ số tiếp tục thoái lui khỏi mốc 990 điểm. Theo đó, đóng cửa phiên giao dịch tuần (8/4 – 12/4), chỉ số đã giảm 0,6% về 982,9 điểm (vẫn tăng trưởng 10,22% so với thời điểm đầu năm nhưng giảm gần 18,4% so với mức đỉnh). Cùng với đó, thanh khoản thị trường tiếp tục sụt giảm khi chỉ đạt bình quân 4.000 tỷ đồng mỗi phiên trên ba sàn HOSE, HNX và UpCom.

Có nhiều lý do để giải thích cho diễn biến hiện tại của thị trường.

Trước hết, động thái FED nới lỏng tiền tệ trong năm 2019 cho thấy sự lo ngại rủi ro về  tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ, cũng như kinh tế toàn cầu, cụ thể Fed đã hạ dự báo tăng trưởng 2019 của Mỹ về 2,1% so với ước tính 2,3% được đưa ra vào cuối năm 2018. 

Về mặt ngắn hạn, nỗi lo về tăng trưởng chậm lại đã tạo nên làn sóng dịch chuyển dòng vốn về các loại tài sản an toàn bao gồm các loại trái phiếu dài hạn, từ đó làm lợi suất thực của nhóm này giảm khá nhanh so với các loại trái phiếu có kỳ hạn ngắn hơn. Hiệu ứng này lại càng rõ ràng hơn trong 1 tháng qua nếu so sánh đường cong lợi suất Trái Phiếu Chính Phủ Mỹ giữa các kỳ hạn tại thời điểm đầu và cuối tháng 3/2019.

Tăng trưởng nền kinh tế quý I/2019 không cao - cụ thể GDP quý I/2019 ước tính tăng 6,79% so với cùng kỳ, kém hơn mức 7,45% so với cùng kỳ quý I/2018. Ngoài ra, một số chỉ tiêu khác như nhóm Nông nghiệp chỉ tăng 1,84%, thấp nhất trong 8 quý; nhóm Công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tăng 12,35%, thấp nhất 7 quý; CPI tháng 3 giảm -0,21% so với tháng 2, kéo giảm CPI tính từ đầu năm xuống +0,69%;...

Ngoài ra, bản thân chỉ số VN-Index đã có một nhịp tăng rất mạnh từ trước Tết, do đó diễn biến điều chỉnh và “side-way” tích lũy là điều cần thiết.

Ở góc nhìn khác, diễn biến chỉ số giảm nhẹ cùng với thanh khoản giao dịch ở mức thấp được giải thích do VN-Index đang trong trạng thái “chờ đợi” thông tin. Ý kiến từ ông Huỳnh Minh Tuấn – CEO Biên An Toàn đánh giá, nhà đầu tư đang trong tâm lý chờ đợi thông tin: (1) Chốt hạ thông tin chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hiện tại các thông tin về sự kiện này mới chỉ dừng lại ở mức phát ngôn giữa các lãnh đạo hai bên; (2) kế hoạch năm 2019 của các doanh nghiệp, hiện tại TT đã liên tiếp đón nhận các thông tin kinh doanh cẩn trọng từ một số doanh nghiệp bluechips như Hòa Phát, REE,…; (3) Đáng chú ý, thông tin CPI trong 2 tới 3 tháng tới cũng được chờ đợi để tính toán độ thẩm thấu của việc tăng giá điện và xăng trong thời gian vừa qua. Các yếu tố này hội đủ và chưa rõ ràng giữa chiều tích cực hay tiêu cực, do đó thanh khoản giảm bởi cung cầu đều suy giảm.

Bổ sung thêm ý kiến ông Tuấn, ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường, Khối phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT đánh giá, diễn biến đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và KQKD Quý 1 của các doanh nghiệp niêm yết sẽ là những thông tin có tác động lớn đến xu hướng thị trường.

Vậy nhà đầu tư cần có chiến lược giao dịch thế nào?

Diễn biến hiện tại của chỉ số VN-Index chẳng khác nào điển tích “Kê lặc” (gân gà) trong Tam Quốc. Bỏ không được, vì cơ hội trên thị trường luôn hiện hữu, nhưng vào tiền trong giai đoạn này thì lại quá rủi ro hoặc biên lợi nhuận thu về không như mong đợi.

Dao động tiêu cực cộng với thanh khoản có phần kém sắc đang khiến nhiều chuyên gia cẩn trọng với diễn biến hiện tại. Ông Đinh Quang Hinh đánh giá tiếp tục, “duy trì quan điểm thị trường hiện tại không phù hợp đánh theo trend và giao dịch ngắn hạn T+. Nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải 40-60% danh mục và có thể giảm tỷ trọng cổ phiếu nếu thị quay trở lại vùng kháng cự mạnh quanh 1.000 điểm”.

“Võ Đế Kỷ” trong phần "Ngụy Chí" trong "Tam Quốc Chí" do Bùi Tùng Chi chú thích dẫn câu trong sách "Cửu Châu Xuân Thu” của Tư Mã Bưu viết, khi Tào Tháo muốn rút về, mới ra lệnh rằng: “Kê lặc”. Các quan không hiểu ý gì. Có quan chủ bộ là Dương Tu liền từ thu xếp hành trang. Mọi người kinh ngạc hỏi Tu, Tu đáp: "Kê lặc (gân gà), bỏ đi thì tiếc, ăn vào thì không ra gì, lấy nó để ví với đất Hán Trung, biết Vương đã muốn lui rồi'”.

Ông Huỳnh Minh Tuấn tiếp tục quan điểm thận trọng không giải ngân với chỉ số hiện tại, đặc biệt trong bối cảnh thanh khoản thấp và thị trường đang chờ đợi thông tin.

Nhiều công ty chứng khoán tiếp tục đánh giá đây là giai đoạn “khó nhằn”. Thậm chí, chia sẻ từ một số môi giới công ty chứng khoán top 5 thị phần chia sẻ, họ đã ngừng tư vấn giao dịch mua vào cổ phiếu từ thời điểm chỉ số vượt mốc 1.000 điểm.

Nhìn về TTCK phái sinh, diễn biến giằng co từ thị trường chứng khoán cơ sở khiến biến động chỉ số VN30F1904 ngày càng trở nên khó lường, nhà đầu tư “long” cũng không được vì TTCK cơ sở luôn trong rủi ro điều chỉnh và “short” cũng chẳng xong bởi lẽ mức chiết khấu (basis) -8,10 điểm ẩn chứa nhiều nguy cơ ép “basis”, đặc biệt khi ngày đáo hạn còn 3 phiên nữa (18/4).

Vậy còn nhóm midcap/smallcap? Trong bối cảnh các bluechips đang có diễn biến tiêu cực, dòng tiền đã có dấu hiệu chuyển dịch sang các mã midcap/smallcap. Tính trong 1 tháng, có nhiều mã cổ phiếu midcap tăng trưởng tốt như AAA (+17,62%), FIT (+14,19%), NLG (+5,88%), QCG (+5,09%),… ; đặc biệt các smallcap tăng trưởng mạnh như VHG (+200%), PPI (+36%), LAF (+27%), BCG (+23%), HVG (+19,50%), PTL (+18,32%), TTF (+18,12%),…

Đánh giá từ ông Hinh, “Ngoài một số cổ phiếu tăng nhờ yếu tố cơ bản tích cực, một bộ phận không nhỏ trong nhóm này có diễn biến bất thường, tăng không do yếu tố cơ bản dẫn dắt. Do vậy, đầu tư vào nhóm cổ phiếu mid-cap và small-cap cần tìm hiểu kỹ yếu tố cơ bản và thanh khoản của cổ phiếu đó, đặc biệt cần tránh mua đuổi các mã đã tăng mạnh trong thời gian qua nhằm tránh rủi ro những cổ phiếu này quay đầu điều chỉnh mạnh khi dòng tiền đầu cơ rút ra”.

Cũng có một số nhận định, nhà đầu tư có thể giải ngân chọn mua trading đón đầu ở các nhóm cổ phiếu đang trong giai đoạn tích lũy ở các vùng hỗ trợ. Tuy vậy, ông Hinh cho rằng, việc mua bán ngắn hạn cổ phiếu midcap, smallcap trong giai đoạn hiện tại tiềm ẩn rủi ro cao và chỉ phù hợp với nhà đầu tư có thông tin và nhiều kinh nghiệm thị trường.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ