Chỉ có 30% doanh nghiệp thủy sản đủ điều kiện sản xuất ‘3 tại chỗ’

Nhàđầutư
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa gửi Công văn số 89/CV-VASEP tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan: Báo cáo các khó khăn trong phòng-chống dịch COVID-19 tại các nhà máy chế biến thuỷ sản và một số đề xuất-kiến nghị phục hồi sản xuất-xuất khẩu.
AN HÒA
03, Tháng 08, 2021 | 06:20

Nhàđầutư
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa gửi Công văn số 89/CV-VASEP tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan: Báo cáo các khó khăn trong phòng-chống dịch COVID-19 tại các nhà máy chế biến thuỷ sản và một số đề xuất-kiến nghị phục hồi sản xuất-xuất khẩu.

che bien tom

Dù rất khó khăn do dịch COVID-19 nhưng ngành chế biến thủy sản vẫn đạt mức tăng trưởng trên 14% trong 6 tháng đầu năm. Ảnh: TL

Theo VASEP hiện nay chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện sản xuất “3 tại chỗ” và số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50% số lượng lao động. Công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40-50% so với trước đây. Dự tính công suất chung của cả vùng giảm chỉ còn 30-40%. Trong khi đó, nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến - xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài. Các vật tư, phụ liệu, bao bì... phục vụ chế biến thủy sản cũng bị thu hẹp, giảm công suất nguồn cung đến 50%.

Do khó khăn trong sản xuất nhiều doanh nghiệp đã phải gác lại hoặc bị mất đơn hàng, chi phí cho đảm bảo được sản xuất '3 tại chỗ' rất cao đang tạo áp lực lớn cho doanh nghiệp.

VASEP và các doanh nghiệp nhận thấy rằng, việc thực hiện '3 tại chỗ' chỉ là biện pháp tình thế tạm thời trong thời gian ngắn hạn và chỉ có thể kéo dài từ 2-3 tuần đối với các doanh nghiệp vừa, các doanh nghiệp lớn hơn cũng duy trì tối đa 4-5 tuần.

Từ những khó khăn thực tế nêu trên của các doanh nghiệp thủy sản, cùng với cơ hội sản xuất-xuất khẩu thủy sản mà Việt Nam đang có và kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang vừa qua, để phục hồi sản xuất, chuỗi cung ứng cũng như sinh kế cho hàng triệu công nhân và nông-ngư dân khai thác, sản xuất nguyên liệu thủy sản, VASEP cũng có một số đề xuất - kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ.

Về trước mắt, tiêm vắc-xin và thực hiện mục tiêu kép với trọng tâm mới; về thực hiện phương châm “3 tại chỗ” cần có một kế hoạch chống dịch linh động theo sát thực tế với tình hình khống chế dịch tại các địa phương sau khi được tiêm vắc-xin phòng dịch để các doanh nghiệp chủ động lên phương án sản xuất; các doanh nghiệp đang tạm ngưng sản xuất thì phải đáp ứng các điều kiện chống dịch mới quay lại sản xuất để đáp ứng đơn hàng xuất khẩu vào dịp cuối năm.

Về dài hạn, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản xác định có thể phải sống chung với đại dịch lâu dài nên đề nghị Bộ Y tế ban hành Bộ quy tắc, hướng dẫn thực hiện 'Y tế 3 tại chỗ'; Hướng dẫn thực hiện '1 cung đường – 2 địa điểm'; hỗ trợ công nhân, người lao động gặp khó khăn; hỗ trợ doanh nghiệp.

Cũng theo VASEP, Chính phủ đã có Nghị quyết 68 và Quyết định 23 với các chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp. Nhưng bình diện chung là việc thực thi còn chậm. Do vậy, các doanh nghiệp đang rất mong chờ gói hỗ trợ này và xem đó là nguồn lực, nguồn động viên quý báu để doanh nghiệp có thêm điểm dựa trong bối cảnh khó khăn hiện nay, để duy trì được “3 tại chỗ” và đặc biệt là có thêm cơ hội, nguồn lực cho việc phục hồi sản xuất-xuất khẩu.

Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP, Hiệp hội hiện có 270 doanh nghiệp thành viên, tập trung chủ yếu tại Đồng bằng Sông Cửu Long và các tỉnh Nam Trung Bộ trở vào.

Trong 6 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản đạt được thành tích hết sức khả quan, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 4,12 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ 2020.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ