Chậm lên sàn sau cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp bị xử phạt

Hàng loạt doanh nghiệp đã thực hiện xong cổ phần hoá một thời gian nhưng "chây ì" không lên sàn đã bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt với số tiền hàng trăm triệu đồng. Mức xử phạt được cho vẫn còn nhẹ, cần tăng nặng hình phạt bằng tiền, song hành với việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu doanh nghiệp.
PV
21, Tháng 02, 2020 | 15:21

Hàng loạt doanh nghiệp đã thực hiện xong cổ phần hoá một thời gian nhưng "chây ì" không lên sàn đã bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt với số tiền hàng trăm triệu đồng. Mức xử phạt được cho vẫn còn nhẹ, cần tăng nặng hình phạt bằng tiền, song hành với việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu doanh nghiệp.

hanel-7587-1582191269-5694-1582253333

CTCP Hanel vừa bị xử phạt 300 triệu đồng do đăng ký giao dịch chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng

Việc chậm lên sàn của doanh nghiệp sau cổ phần hoá sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích hợp pháp của cổ đông, hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, mức xử phạt này vẫn còn nhẹ, cần tăng nặng hình phạt bằng tiền, song hành với việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu doanh nghiệp.

"Chây ì" lên sàn

Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), cho biết tính đến tháng 9/2019, có 755 doanh nghiệp cổ phần hóa chưa đăng ký giao dịch/niêm yết, trong đó 601 doanh nghiệp trong danh sách 747 doanh nghiệp cổ phần hóa đã công bố cách đây 2 năm (tháng 8/2017) và 154 doanh nghiệp bổ sung mới.

Thực tế nhiều năm qua cho thấy, cổ phần hóa gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được quản trị, tăng cường tính minh bạch và giúp thị trường lành mạnh hơn.

Việc doanh nghiệp cổ phần hóa lên sàn không chỉ giúp doanh nghiệp làm đúng theo quy định của Chính phủ, mà còn tăng uy tín, minh bạch, hình ảnh và tạo tính thanh khoản cho các cổ đông đang nắm giữ cổ phần.

Tuy nhiên, tình trạng nhiều doanh nghiệp chây ì đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán vẫn kéo dài nhiều năm nay. Lý do phổ biến nhất được các doanh nghiệp đưa ra là không đủ số lượng cổ đông cần thiết hoặc/và không đủ vốn điều lệ cần thiết để trở thành công ty đại chúng và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể kể đến như: đang hoàn thiện hồ sơ quyết toán cổ phần hóa, đang tiến hành bàn giao cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), đang hoàn thiện hồ sơ lưu ký chứng khoán, đang hoàn tất thủ tục lên sàn… Cá biệt có trường hợp cho rằng việc niêm yết chưa mang lại nhiều lợi ích cho cổ đông và công ty.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc chậm lên sàn của doanh nghiệp sau cổ phần hoá sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích hợp pháp của cổ đông, hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các doanh nghiệp này. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân của nhiều doanh nghiệp đổ vỡ sau cổ phần hóa.

Xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Trước thực trạng trên, vào cuối năm ngoái, Bộ Tài chính cũng như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) khẳng định năm 2020 sẽ tăng cường xử phạt các doanh nghiệp vi phạm quy định hậu cổ phần hóa phải đưa cổ phiếu lên sàn, ngay đầu năm nay.

Theo đó, từ đầu năm đến nay đã có 7 công ty nhận án phạt. Gần đây nhất, ngày 18/2, UBCKNN đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Hanel (UpCoM: mã HNE). Hanel bị phạt 300 triệu đồng do đăng ký giao dịch chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng.

Cụ thể, CTCP Hanel được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước theo hình thức đấu giá tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vào ngày 20/4/2016. Tuy nhiên, đến 31/12/2019, sau một thời gian làm thủ tục, Công ty mới được HNX chấp thuận đăng ký giao dịch.

Không chỉ phạt các công ty đến nay chưa đưa cổ phiếu lên sàn, UBCKNN còn mạnh tay xử phạt nhiều công ty vì lỗi đưa cổ phiếu lên sàn quá thời hạn theo quy định.

Cụ thể, Vietravel (mã: VTR) vừa bị UBCKNN xử phạt 300 triệu đồng do đăng ký giao dịch chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng. VTR trở thành công ty đại chúng trước thời điểm Thông tư 180/2015/TT-BTC có hiệu lực, nhưng đến ngày 4/6/2019, HNX mới nhận được hồ sơ đăng ký giao dịch cổ phiếu của Công ty.

CTCP 28 Quảng Ngãi (AQN) cũng bị xử phạt 70 triệu đồng do đăng ký giao dịch chứng khoán quá thời hạn từ trên 3 tháng đến 6 tháng…

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, mức xử phạt hành chính này còn khá nhẹ, cần thêm chế tài theo hướng tăng nặng để xử lý các doanh nghiệp vi phạm quy định về đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), cho rằng điều quan trọng là cơ quan đại diện chủ sở hữu phải tăng cường chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước đôn đốc các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thực hiện nghiêm việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, đẩy mạnh việc truy trách nhiệm của cơ quan đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cũng như trách nhiệm của các cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra vi phạm.

(Theo Thời báo kinh doanh)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ