Cấp bách đảm bảo an ninh nguồn nước

PHAN CHÍNH
18:01 19/04/2017

Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những tác động đến mọi mặt, từ đời sống, kinh tế - xã hội đến môi trường và hệ sinh thái. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Việc đảm bảo an ninh nguồn nước càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Hội thảo do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Mạng lưới hợp tác về Nước (Cộng hòa Liên bang Đức), Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), tổ chức ngày 19/4, tại Hà Nội.

GS.TSKH

GS. TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch VAFIE phát biểu chào mừng Hội thảo (Ảnh: Phan Chính)

Tham dự Hội thảo có ông Trần Việt Thanh - Thứ trưởng Bộ KH&CN, GS. TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), TS. Nguyễn Anh Tuấn - Phó chủ tịch VAFIE - Tổng biên tập Tạp chí Nhà Đầu tư, PGS. TS Nguyễn Vũ Việt - Giám đốc viện khoa học Thủy lợi Việt Nam, GS. TS Trần Đình Hòa - Phó giám đốc Viện Khoa học Thủy Lợi.

Hội thảo nhằm tăng cường nhận thức chung về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với môi trường, đặc biệt là về an ninh nguồn nước, đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị chuyên môn, các nhà khoa học trong nước và quốc tế trao đổi kiến thức chuyên ngành về công nghệ, kỹ thuật và kinh nghiệm trong phòng tránh thảm họa môi trường bằng các giải pháp thực tiễn.

Thách thức lớn từ biến đổi khí hậu

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh nhận định, biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm cho các thách thức về nguồn nước trở nên phức tạp và khó lường. Nước sông, nước ngầm đã và đang suy giảm đáng kể, mực nước biển có xu hướng dâng cao, triều cường và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng. Trong khi đó, cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa cũng như sự gia tăng dân số, nhu cầu về nước cho sản xuất, đời sống đang tăng nhanh.

thu truong

Ông Trần Việt Thanh - Thứ trưởng Bộ KH&CN (Ảnh: Phan Chính)

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE cho rằng, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn về an ninh nguồn nước. Quá trình công nghiệp hóa, khai thác năng lượng dòng chảy và mở rộng diện tích tưới tiêu nông nghiệp của những nước thượng nguồn đang gây khó khăn cho Việt Nam.

Nhu cầu nước cho sản xuất và tiêu dùng tăng nhanh, năm 1990 khoảng 50 tỷ m3 khối/năm, năm 2000 khoảng 65 tỷ m3 khối/năm, năm 2010 khoảng 72 tỷ m3 khối/năm; dự báo nhu cầu nước năm 2020 là 80 tỷ m3 khối/năm. Lượng mưa hàng năm khá cao nhưng phân bổ không đồng đều theo không gian và thời gian. Nơi mưa nhiều như vùng Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) lên đến 8.000mm/năm, trong khi đó Phan Rang (Ninh Thuận), Phan Rí (Bình Thuận) lượng mưa chỉ từ 400-700mm/năm.

Tổng lượng dòng chảy bề mặt thay đổi rõ giữa các mùa trong năm, chiếm 75-85% trong mùa mưa, phần còn lại chia cho các tháng mùa khô. Sự hình thành các đập thủy điện ở thượng nguồn làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân đối nguồn nước.

Hiện tượng suy thoái đất diễn ra nhanh dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, trong đó tình trạng sa mạc hóa ở các tỉnh Nam Trung bộ và sụt lún làm ngập lụt vùng Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội nếu không có hành động kịp thời. Nhiều dòng sông bị ô nhiễm nặng nề, chất lượng nước ngày càng xấu đi do chất thải hữu cơ và vô cơ, dư lượng thuốc hóa nông, rừng bị chặt phá trái phép, làm thủy điện... dẫn đến hạn chế việc điều tiết nguồn nước.

Dự báo, Đồng bằng sông Cửu Long có 828.000ha đất bị nhiễm mặn, vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ có gần 2,3 triệu ha bị suy thoái, có nguy cơ trượt lở. Vùng Duyên hải Nam Trung bộ có gần 56.000ha đất bị nhiễm mặn, 759.000ha bị hoang hoá, sa mạc hóa.

Thiên tai và biến đổi khí hậu đang đe dọa cán cân nguồn nước. Bão lũ gây thiệt hại lớn nhất về người và tài sản, làm sạt đất, lở núi, xói bờ và xâm thực ven biển. Xu thế thiếu nước như dòng chảy kiệt, nắng nóng kéo dài và mưa giảm gây khô hạn đang đe dọa các vùng trong cả nước.

Cần có những giải pháp khả thi

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) lưu ý, Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới muốn tránh nguy cơ về an ninh nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu cần quan tâm giải quyết 4 vấn đề: hệ quả xã hội, kinh tế và môi trường khi lấy nước từ thiên nhiên; quan hệ giữa sử dụng đất và nguồn nước; hệ lụy khi chuyển đổi nguồn nước và sử dụng đất; những vấn đề xã hội khi có sự khủng hoảng nguồn nước.

Tiến sỹ Dirk Pauschert, Giám đốc Chương trình GIZ tại Việt Nam cho biết: GIZ có những dự án đã và đang triển khai tại các đô thị ở Việt Nam để nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như bảo vệ nguồn nước.

Tiêu biểu như các chương trình chống ngập úng được triển khai từ năm 2012-2016 tại 5 đô thị duyên hải quy mô vừa (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Cà Mau); các chương trình quản lý nước thải được thực hiện bằng cách hỗ trợ bảo vệ nước, nguồn gốc của sự sống tránh nguy cơ ô nhiễm từ hộ gia đình và các ngành công nghiệp tại Việt Nam triển khai và thực hiện từ năm 2005 thông qua 4 giai đoạn (hiện đang ở giai đoạn 4) tại 9 tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, Nghệ An, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La.

GS. hoa

GS.TS Trần Đình Hòa, Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (Ảnh: Phan Chính)

Đề cập đến những giải pháp cụ thể đối với an ninh nguồn nước, GS.TS Trần Đình Hòa, Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cho rằng: “Cần có sự hợp tác chặt chẽ và thiện chí giữa các quốc gia để cùng bảo vệ, chia sẻ, khai thác công bằng, hiệu quả nguồn tài nguyên nước. Đồng thời, cần có hệ thống chính sách, pháp luật, chiến lược về tài nguyên nước hoàn chỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước và phòng chống có hiệu quả các tác hại của nước do nhân tai gây ra".

Theo ông Hòa, cần phải thay đổi nhận thức và hành động ở mỗi địa phương, mỗi ngành, đoàn thể, cá nhân trong bảo đảm an ninh nguồn nước. Các nhà quản lý, nhà khoa học phải đưa ra nhiều thông tin, giải pháp hữu ích liên quan đến việc bảo đảm an ninh nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu rõ rệt như hiện nay.

"Chúng ta cần gửi đi và thực hiện tốt thông điệp: Bảo vệ, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững là trách nhiệm của từng cá nhân và của toàn xã hội", GS. Hòa nhấn mạnh.

Ông Jorg Ruger tham tán phụ trách lĩnh vực môi trường, bảo vệ thiên nhiên và phát triển đô thị Đại sứ quán Đức ở Việt Nam nói: “Chúng tôi đã triển khai rất nhiều phương án để bảo vệ an ninh nguồn nước. Để làm được vấn đề này cần phải có kinh tế để xử lý việc xả thải, các quy định pháp luật để chế tài. Xử lý nước thải, sử dụng nguồn nước hiệu quả, phát triển công nghệ cho nguồn nước. Đức sẵn sàng mang công nghệ giúp Việt Nam sử dụng hiệu quả nguồn nước, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất về biến đổi khí hậu".

Tags:
Tags:
  • Cùng chuyên mục
Quảng Ngãi 'thúc' QISC giải quyết nợ tạm ứng quá hạn

Quảng Ngãi 'thúc' QISC giải quyết nợ tạm ứng quá hạn

UBND tỉnh Quảng Ngãi có văn bản về việc xử lý nợ tạm ứng quá hạn của Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ Quảng Ngãi (QISC), liên quan đến 4 dự án nằm trên địa bàn tỉnh.

Tài chính - 17/05/2024 15:47

Petrovietnam sẵn sàng tâm thế chinh phục những đỉnh cao mới

Petrovietnam sẵn sàng tâm thế chinh phục những đỉnh cao mới

Mới đây, Đảng ủy Petrovietnam (Đảng ủy Tập đoàn) đã tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, phát động thi đua phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Doanh nghiệp - 17/05/2024 14:53

Cổ phiếu ngành chăn nuôi tăng ‘bốc đầu’ theo giá thịt heo

Cổ phiếu ngành chăn nuôi tăng ‘bốc đầu’ theo giá thịt heo

Triển vọng ngành chăn nuôi năm 2024 sáng đến từ việc giá thịt heo tăng cao, giá nguyên liệu đầu vào cho thức ăn chăn nuôi giảm. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng thắng lớn năm nay.

Tài chính - 17/05/2024 14:53

Chủ dự án T&T City Millenia báo lãi 78 tỷ đồng năm 2023

Chủ dự án T&T City Millenia báo lãi 78 tỷ đồng năm 2023

Công ty cổ phần Thái Sơn – Long An ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2021 chỉ 7,1 tỷ đồng, qua năm 2022 đạt 57,6 tỷ và năm 2023 tăng lên 78,4 tỷ đồng.

Tài chính - 17/05/2024 14:50

Khoản nợ 14.000 tỷ của Kita Invest

Khoản nợ 14.000 tỷ của Kita Invest

Nợ phải trả của Kita Invest tính đến cuối năm 2023 là 13.972,2 tỷ đồng, tăng 34% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay trái phiếu là 843 tỷ đồng, giảm mạnh so với số kỳ trước là hơn 2.543 tỷ đồng.

Tài chính - 17/05/2024 14:41

Doanh nghiệp địa ốc vẫn còn loay hoay trong 'túi nợ' thì rất khó để bứt phá

Doanh nghiệp địa ốc vẫn còn loay hoay trong 'túi nợ' thì rất khó để bứt phá

Chuyên gia Nguyễn Hoàng nhận định, trong quý I, có nhiều doanh nghiệp địa ốc đã sắp xếp giải quyết được lượng trái phiếu đến hạn nhưng mới chỉ số lẻ, phần còn lại rất áp lực. Khi doanh nghiệp vẫn còn loay hoay trong “túi nợ” thì rất khó để thị trường bứt phá.

Đầu tư - 17/05/2024 14:35

Tạm giữ số vàng trị giá 1,3 tỷ đồng từ các cửa hàng vàng tại TP.HCM

Tạm giữ số vàng trị giá 1,3 tỷ đồng từ các cửa hàng vàng tại TP.HCM

Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, xử phạt 21 vụ, tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm các mặt hàng là nhẫn, dây chuyền, lắc đeo tay, mặt dây chuyền… không rõ nguồn gốc xuất xứ với tổng giá trị khoảng 1,3 tỷ đồng.

Pháp luật - 17/05/2024 14:31

Tamagawa Việt Nam khởi công xây dựng nhà máy 35 triệu USD tại Quảng Ninh

Tamagawa Việt Nam khởi công xây dựng nhà máy 35 triệu USD tại Quảng Ninh

Công ty TNHH Tamagawa Việt Nam vừa khởi công xây dựng nhà máy chuyên sản xuất máy dò góc tuyệt đối cho động cơ ô tô điện tại khu công nghiệp (KCN) Sông Khoai (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) trong ngày 17/5.

Sự kiện - 17/05/2024 14:15

Hầu hết các đơn vị của LG đều thu lãi nghìn tỷ ở Việt Nam trong năm 2023

Hầu hết các đơn vị của LG đều thu lãi nghìn tỷ ở Việt Nam trong năm 2023

LG đang tập trung đầu tư vào Việt Nam tại Hải Phòng với 8,24 tỷ USD, gồm 7 dự án có vốn đầu tư 7,24 tỷ USD (LG Electronics, LG Display, LG Innotek, LG CNS, LG Chemical, LG International) và 50 doanh nghiệp vệ tinh với 1 tỷ USD. Năm 2023, hầu hết các đơn vị này đều thu lời lớn ở Việt Nam.

Tài chính - 17/05/2024 12:00

Giá dầu thế giới thiết lập mức tăng mới nhờ dấu hiệu cải thiện nhu cầu

Giá dầu thế giới thiết lập mức tăng mới nhờ dấu hiệu cải thiện nhu cầu

Giá dầu thế giới tăng vào thứ Sáu, với giá dầu Brent tiêu chuẩn toàn cầu được thiết lập cho tuần tăng đầu tiên sau ba tuần, do có dấu hiệu nhu cầu toàn cầu được cải thiện trong bối cảnh các chỉ số kinh tế mạnh mẽ hơn từ những nước tiêu dùng chính là Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Thị trường - 17/05/2024 11:03

Khánh Tường 'đơn thương độc mã' tại dự án hơn trăm tỷ đồng ở Quảng Ngãi

Khánh Tường 'đơn thương độc mã' tại dự án hơn trăm tỷ đồng ở Quảng Ngãi

Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Khánh Tường là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký dự án khu dân cư hơn 108 tỷ đồng ở Quảng Ngãi.

Bất động sản - 17/05/2024 10:44

Sun Property giới thiệu siêu phẩm Sun Symphony Residence bên dòng sông Ánh sáng

Sun Property giới thiệu siêu phẩm Sun Symphony Residence bên dòng sông Ánh sáng

Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) chính thức giới thiệu dự án Sun Symphony Residence – quần thể năng động, hiện đại được ví như "nốt SOL" trong bản giao hưởng thăng hoa chất sống bên dòng sông Hàn (Đà Nẵng).

Doanh nghiệp - 17/05/2024 10:14

Sức hút đầu tư từ hạ tầng cảng biển ở Thừa Thiên Huế

Sức hút đầu tư từ hạ tầng cảng biển ở Thừa Thiên Huế

Với những tiềm năng sẵn có về hệ thống biển và đầm phá ven biển, thời gian qua nhiều nhà đầu tư đã chọn Thừa Thiên Huế làm "bến đỗ" để đầu tư và xây dựng hệ thống, hạ tầng bến cảng.

Đầu tư - 17/05/2024 09:35

Tháng 4/2024: Petrovietnam đón nhận nhiều tin vui, hoạt động SXKD tiếp đà tăng trưởng

Tháng 4/2024: Petrovietnam đón nhận nhiều tin vui, hoạt động SXKD tiếp đà tăng trưởng

Tháng 4 năm 2024, tổng doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ, duy trì 3 tháng tăng trưởng liên tiếp. Đặc biệt, Petrovietnam đón nhiều tin vui về cơ chế chính sách, với các phát hiện dầu khí mới, lập kỷ lục về sản lượng điện/ngày…

Doanh nghiệp - 17/05/2024 08:42

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 3,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 3,0%/năm

Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phát triển kinh tế, Agribank dành khoảng 50.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất chỉ từ 3,0% /năm. 

Doanh nghiệp - 17/05/2024 08:41

Khi cổ đông lớn không còn chi phối

Khi cổ đông lớn không còn chi phối

Tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi bên ngoài quá cao khiến nhiều doanh nghiệp không thể tổ chức đại hội cổ đông thành công nhiều lần, ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh, huy động vốn, triển khai dự án...

Tài chính - 17/05/2024 08:34