[Café cuối tuần] Để 'vắc xin hoá' cho 100 triệu dân

Nhàđầutư
Cuối tuần qua, tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bố trí 14.000 tỷ đồng, cùng với Quỹ Phòng vắc xin COVID-19 khoảng 8.000 tỷ đồng, tổng cộng đã có 22.000 tỷ đồng, nghĩa là gần đủ để tiêm vắc xin cho 75 triệu dân.
BẢO ANH
26, Tháng 06, 2021 | 07:22

Nhàđầutư
Cuối tuần qua, tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bố trí 14.000 tỷ đồng, cùng với Quỹ Phòng vắc xin COVID-19 khoảng 8.000 tỷ đồng, tổng cộng đã có 22.000 tỷ đồng, nghĩa là gần đủ để tiêm vắc xin cho 75 triệu dân.

6E46686B-787F-4A2A-A6FA-1A221621BCCA

 

Đây là thông tin quan trọng, nhận được sự quan tâm của toàn xã hội khi cả nước đang gồng mình chống COVID-19. Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, tiêm chủng vắc xin cho toàn dân là quyết sách của Bộ Chính trị, đang được Chính phủ triển khai quyết liệt.

“Được sự ủng hộ của Thường vụ Quốc hội, 14.000 tỷ đồng sẽ được bố trí vào dự toán để tiêm vắc xin, cùng với Quỹ Phòng vắc xin hiện nay khoảng 8.000 tỷ đồng, nghĩa là gần đủ để tiêm cho 75 triệu dân, mỗi người 2 mũi”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.

Theo người đứng đầu Bộ Tài chính, chỉ có tiêm vắc xin và thực hiện 5K thì mới ngăn chặn được đại dịch, duy trì phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày 26/2/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 21/NQ-CP về mua và sử dụng vắc xin, tiếp theo là Nghị quyết 53/NQ-CP ngày 26/5/2021 về việc thành lập Quỹ vắc xin phòng COVID-19. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 779/QĐ-TTg thành lập Quỹ vắc xin phòng COVID-19. Những văn bản đó đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng chống dịch, từ phương pháp phòng ngự sang vừa phòng ngự vừa phản công.

Tiếp đó, Quỹ vắc xin phòng COVID-19 chính thức ra mắt vào tối 5/6, đã huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách nhà nước, phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin và nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước, được sử dụng cho người dân trên nguyên tắc đảm bảo sự tự nguyện đóng góp, hoạt động công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật. Quỹ đã nhận được sự hưởng ứng của doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân người Việt Nam ở trong và ngoài nước với số tiền hàng ngàn tỷ đồng nộp vào Kho bạc Nhà nước.

Sáng kiến thành lập Quỹ vắc xin phòng COVID-19 thể hiện tính sáng tạo của Đảng và Nhà nước trong việc xử lý những tình huống bất thường trong đời sống xã hội, đồng thời thể hiện lòng tin của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp với chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để “vắc xin hóa” cho một quốc gia gần 100 triệu dân trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước eo hẹp và Quỹ vắc xin mới được thành lập, cần phải tiếp tục xã hội hóa mạnh mẽ hơn nữa để có thêm nguồn lực tài chính.

Một khi, vắc xin được tiêm trên diện rộng, lúc đó, nhiều ngành kinh tế sẽ hồi sinh, nhất là dịch vụ du lịch, khách sạn, hàng không, vận tải…, sẽ giúp nền kinh tế vững vàng vươn tới mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% như Chính phủ đã đề ra.

Có thể nói, thời gian qua, Việt Nam đã được ghi nhận là một trong những điểm sáng trên thế giới về thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Về chống dịch, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia xử lý đại dịch hiệu quả nhất với tỷ lệ người nhiễm và tử vong thấp nhất.

Về kinh tế, Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi tăng trưởng dương trên thế giới trong thời gian xảy ra đại dịch. Điều đó thể hiện hiệu quả lời hiệu triệu “Chống dịch như chống giặc” của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân với những giải pháp quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, phản ứng kịp thời, sát thực tiễn và sự đồng lòng, đoàn kết của cả dân tộc.

Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 hiện đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp chống dịch theo phương châm mới “5K + vắc xin” và ứng dụng công nghệ chặt chẽ, rộng rãi, nghiêm ngặt để thực hiện được “mục tiêu kép” vừa chống dịch và phát triển kinh tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nêu rõ, trong phương pháp chống dịch, chúng ta không lựa chọn giải pháp dễ làm mà có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta chỉ thực hiện phong tỏa ở vùng có dịch, giãn cách ở những vùng có nguy cơ cao và vẫn đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường bằng phương pháp khoanh vùng, cách ly, truy vết, dập dịch.

Để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, Đảng và Nhà nước thực hiện mục tiêu sớm tiêm vác xin miễn phí cho toàn dân nhằm đạt được sự miễn nhiễm cộng đồng và việc này cần duy trì hằng năm. Tiêm vắc xin là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính chiến lược và quyết định để thoát khỏi đại dịch.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước đã chứng minh, khi đất nước ta gặp khó khăn, tinh thần đoàn kết, sức dân là vũ khí tối tân nhất, sắc bén nhất để chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù và viết nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Như Bác Hồ kính yêu từng căn dặn: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Trong cuộc chiến chống COVID-19, sự đồng lòng của nhân dân là chìa khóa mở cánh cửa lớn để chúng ta thoát ra khỏi đại dịch và trở về cuộc sống bình thường, bình yên, an dân, an toàn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ