[Café cuối tuần] Đại biểu Quốc hội ‘trốn’ họp, đi đâu?
Chưa khi nào, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lại thẳng thắn chỉ ra những tồn tại của họp Quốc hội như Kỳ họp thứ 7 vừa qua. Đó là tình trạng các “ông nghị, bà nghị” trốn họp quá nhiều.

Sáng 16/7 vừa qua, tại phiên họp thứ 35, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về tổng kết kỳ họp thứ 7 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8 của Quốc hội.
Trình bày báo cáo tổng kết kỳ họp thứ 7, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định nội dung kỳ họp nhìn chung đã được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, bảo đảm chất lượng, bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, giảm đáng kể việc đóng dấu mật một số tài liệu không thực sự cần thiết.
Công tác điều hành linh hoạt, sáng tạo, có sự bao quát toàn diện, bảo đảm đại diện các đoàn được phát biểu ý kiến, tranh luận, tạo được không khí sôi nổi nhưng vẫn bảo đảm tính nghiêm túc, kỷ luật, hiệu quả.
Tuy vậy, các báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều điểm tồn tại cũng như nêu các đề xuất để nâng cao hơn nữa chất lượng Kỳ họp tới. Đặc biệt là tình trạng đại biểu Quốc hội trốn họp.
Phát biểu về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh chưa có kỳ nào đại biểu vắng nhiều như tại kỳ họp thứ 7. "Mỗi ngày vắng không dưới 30 người, có ngày 100 người, có đoàn vắng 50%, đoàn 7 đại biểu thì vắng 4, 5 thì vắng 3", bà Ngân thông tin.
Theo bà Ngân, ở nước ngoài không họp như chúng ta nhưng khi biểu quyết thì đại biểu đều tìm cách có mặt. “Họ rất nghiêm túc vì đó là quyền biểu quyết. Còn ta vắng cả khi biểu quyết, do đó cần rút kinh nghiệm", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cũng thẳng thắn nói về tình trạng đại biểu Quốc hội bỏ họp. Theo bà Nga, có những buổi, báo cáo của Tổng thư ký Quốc hội cho thấy có Đoàn đại biểu Quốc hội vắng tới 13 đại biểu.
"Tại sao có thể như vậy? Cử tri nhìn vào sẽ rất khó coi, cho rằng đại biểu họp không nghiêm túc. Có thể đồng chí Bí thư hay một vài đồng chí Thường vụ về họp chứ làm sao cả 13 đồng chí về họp được. Có thời điểm biểu quyết vắng hàng chục đại biểu. Điều này phải chấn chỉnh", bà Nga thẳng thắn.
Qua theo dõi nhiều kỳ họp Quốc hội, bà Lê Thị Nga chỉ ra khi tổ chức họp tại tổ, có một số tổ chất lượng thảo luận tốt, một số tổ thảo luận chưa tốt mà thường nghỉ sớm. Những tổ có đông phóng viên theo dõi, đưa tin thì thảo luận sôi nổi hơn.
"Tôi đề nghị không nên bố trí quá nhiều nội dung vào một buổi thảo luận tổ, đề nghị các tổ thảo luận thực chất, không nghỉ sớm", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng điều đầu tiên cử tri quan tâm là số đại biểu vắng mặt quá nhiều. Do đó, Quốc hội nên xem ai vắng có lý do chính đáng, rõ ràng chứ không phải lấy quyền đại biểu rồi quên đi nghĩa vụ của mình.
"Có vấn đề rất lớn nhưng khi lấy ý kiến thì phiếu thu về quá ít. Gần 500 đại biểu mà thu về có hơn 300 là thế nào? Thế là không ổn, vì ý kiến tham khảo rất quan trọng, quyết định đến điều chỉnh trong quá trình diễn ra kỳ họp", ông Nguyễn Văn Giàu gay gắt.
Có lẽ chưa khi nào việc đại biểu Quốc hội trốn họp lại được nêu ra thẳng thắn như kỳ họp thứ 7 vừa qua. Việc đại biểu - với trọng trách của mình - được cử tri cả nước kỳ vọng - thì việc họ trốn họp không những khiến cử tri nhìn vào sẽ “rất khó coi” như lời bà Lê Thị Nga nói nữa mà nếu cứ tiếp tục diễn ra tại các kỳ họp tới sẽ khiến cử tri dần mất đi niềm tin. Làm sao cử tri có thể tin khi họ gửi gắm niềm tin vào các đại biểu Quốc hội, thì đến khi họp, họ lại trốn?
Tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội Khóa I, Bác Hồ đã khẳng định: “Quốc hội đoàn kết nhất trí, toàn dân đoàn kết nhất trí, thì khó khăn nào chúng ta cũng khắc phục được và thắng lợi nhất định về tay ta”. Lời tuyên bố ấy của Bác Hồ, trong tình hình nước ta hiện nay, vẫn còn nguyên giá trị thời sự.
Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội Khóa I, Bác Hồ cũng nhấn mạnh: “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu như đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Nguyên tắc ấy bảo đảm quyền kiểm soát của nhân dân đối với đại biểu của mình... Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ, đó là do tính chất Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân. Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả các lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên... Nhà nước chẳng những công nhận những quyền lợi của công dân mà còn bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để cho công dân thật sự được hưởng các quyền lợi đó”.
Ngày nay nghiêm túc kiểm điểm lại, chúng ta đã thực sự làm đúng được như những lời căn dặn rất sâu sắc mà Bác Hồ đã khẳng định từ cách đây tới nửa thế kỷ hay chưa? Tự thân các đại biểu có thấy mình thật sự xứng đáng với niềm tin của cử tri và nhân dân hay chưa?
Thiết nghĩ, đã đến lúc cần có chế tài để loại bỏ những đại biểu trốn họp, bỏ họp, vắng họp. Vì hơn lúc nào hết, việc đại biểu trốn họp đã tự mình đánh mất đi hình ảnh, làm cử tri thêm mất niềm tin vào họ!
- Cùng chuyên mục
Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa top đầu ở Nga
Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại tỉnh Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày, trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc top nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sự kiện - 11/05/2025 17:17
Tổng Bí thư Tô Lâm: Doanh nhân phải thực sự trở thành 'chiến sỹ' trên mặt trận kinh tế
Một trong những nhiệm vụ cấp bách thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68 mà Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đó là xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành "chiến sỹ" trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách. Bảo vệ, hỗ trợ, khuyến khích, tôn vinh đội ngũ doanh nhân có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, có khát vọng vươn lên làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho đất nước.
Sự kiện - 11/05/2025 16:39
Nghị quyết 68-NQ/TW: Trang sử mới của kinh tế tư nhân
Hiếm có Nghị quyết nào vừa được ban hành đã nhận được sự quan tâm, đón nhận của xã hội với nhiều cảm xúc, kỳ vọng như Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân vừa được Bộ Chính trị ban hành hôm 4/5/2025
Sự kiện - 11/05/2025 07:59
Việt Nam, Nga trao nhiều văn kiện hợp tác về năng lượng, khoa học-công nghệ, y tế
Các văn kiện hợp tác được trao dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sau hội đàm của hai nhà lãnh đạo.
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
Kỷ nguyên mới không chờ doanh nghiệp thích ứng
Như một lời hiệu triệu, kêu gọi, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới không chờ đợi chúng ta kịp thích ứng; nó chỉ gọi tên những ai dám ước mơ lớn và hành động quyết liệt…”
Sự kiện - 11/05/2025 07:28
'Cần bỏ thủ tục công bố hợp quy vì gây tốn kém cho doanh nghiệp'
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải bãi bỏ toàn bộ các thủ tục về công bố hợp quy vì loại thủ tục này không phát huy hiệu quả trong thực tế, gây phiền hà, phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.
Sự kiện - 10/05/2025 13:17
[Café Cuối tuần] Câu chuyện về các sắc thuế
Các sắc thuế, hóa ra, không chỉ là những con số khô khan, mà là câu chuyện về cuộc sống, công bằng, và những lựa chọn chính sách.
Sự kiện - 10/05/2025 10:24
'Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới cho hàng hóa Việt Nam'
Trung Quốc sẽ đẩy nhanh hợp tác về đường sắt, kết nối giao thông, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cửa khẩu thông minh, theo Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ.
Sự kiện - 10/05/2025 08:11
Hà Nội khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô
Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội hướng tới tích hợp các giải pháp công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI) trong giám sát xu hướng, phân tích thông tin trên không gian mạng…
Sự kiện - 09/05/2025 17:24
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế nước ngọt có thể vô tình thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm đồ uống sản xuất thủ công không chính thức, vốn là những sản phẩm khó kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Sự kiện - 09/05/2025 16:52
Sắp diễn ra chương trình 'Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025'
Chương trình "Nhịp cầu kết nối Việt - Trung Hải Phòng 2025" nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Sự kiện - 09/05/2025 11:28
'Sắp xếp đơn vị hành chính ảnh hưởng lớn toàn bộ quy hoạch'
Việc sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các quy hoạch của hệ thống quy hoạch quốc gia. Do đó cần sửa Luật Quy hoạch để phù hợp với thực tiễn.
Sự kiện - 09/05/2025 11:04
VAFIE ký thỏa thuận hợp tác cùng Viện Công nghệ năng lượng
Ngày 8/5, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) và Viện Công nghệ Năng lượng, Đại học Bách khoa Hà Nội (IET) đã ký kết thỏa thuận hợp tác 2 bên.
Sự kiện - 09/05/2025 09:02
Đề xuất rà soát chính sách thuế với các doanh nghiệp FDI xuất siêu sang Mỹ
75% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là do các doanh nghiệp FDI thực hiện. Chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đang có nguy cơ làm dịch chuyển dòng vốn FDI của Việt Nam sang các quốc gia khác.
Sự kiện - 09/05/2025 07:39
Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ
Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.
Sự kiện - 08/05/2025 12:09
'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'
Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự kiện - 08/05/2025 09:49
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago