Cách Trung Quốc nhìn nhận ý đồ của Mỹ trong cuộc chiến thương mại
Trung Quốc diễn giải rằng Mỹ muốn kiềm chế họ phát triển chứ không đơn giản là gây sức ép để khiến họ thay đổi các nguyên tắc thương mại.
Chiến tranh thương mại không chỉ xoay quanh vấn đề thương mại. Chiến tranh thương mại là cách Mỹ dùng để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đó là cách diễn giải ngày càng phổ biến ở Bắc Kinh trong những ngày này, khi Tổng thống Trump ngày 24/9 đánh thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
Washington có thể coi đây đơn giản là sự tái cân bằng kinh tế. Nhưng Bắc Kinh nhìn nhận động thái này trong bối cảnh rộng lớn hơn. "Ý đồ của Mỹ là phá hoại tiến trình phát triển của Trung Quốc đã quá rõ ràng", báo nhà nước People's Daily viết về quyết định áp thuế của Trump. Họ nhắc đến việc Stephen K. Bannon, cựu cố vấn hàng đầu cho Tổng thống Mỹ, từng tuyên bố rằng Mỹ chỉ cần 5 năm "để hạ gục Trung Quốc về mặt kinh tế".

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Bắc Kinh tháng 11 năm ngoái. Ảnh: Reuters.
Việc đòn đánh thuế được áp đặt vào ngày Nhật Bản tiến quân vào bắc Trung Quốc năm 1931 - ngày mà người Trung Quốc coi là nỗi ô nhục quốc thể - càng "xát muối vào vết thương", theo Washington Post.
"Ở Trung Quốc có nhiều giả thuyết về động cơ của Mỹ đằng sau cuộc chiến thương mại", Cheng Xiaohe, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh cho biết. "Một số người nói rằng Mỹ cố ngăn Trung Quốc bắt kịp trong lĩnh vực công nghệ cao hoặc Mỹ muốn ngăn Trung Quốc trỗi dậy. Một số người cho rằng Trump muốn tăng cơ hội chiến thắng của đảng Cộng hòa trong bầu cử giữa kỳ. Tôi thì nghĩ tất cả đều đúng".
Những người cho rằng Trump muốn kiềm chế Trung Quốc cũng là những người phản đối nhượng bộ trong chiến tranh thương mại, Bonnie S. Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đánh giá.
Bắc Kinh đang thể hiện rằng họ sẽ không chùn bước. Trung Quốc tuyên bố đáp trả Mỹ bằng cách áp thuế với 60 tỷ USD hàng hóa nước này. Hành động của Trump "đe dọa lợi ích kinh tế và an ninh của Trung Quốc", Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố vào tuần trước.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại đáng kể trong những năm gần đây, họ vẫn đang trên đà có thể vượt mặt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào khoảng năm 2030, theo một nhóm các nhà nghiên cứu. Nhưng Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng các hoạt động không công bằng, như bán phá giá, trợ giá công nghiệp và ép doanh nghiệp chuyển giao công nghệ để đạt vị trí số một đó.
Khi Trump trở thành tổng thống và bắt đầu công kích Trung Quốc vì thặng dư thương mại của họ với Mỹ đạt 375 tỷ USD vào năm ngoái, Bắc Kinh không nghĩ Tổng thống Mỹ nghiêm túc, Paul T. Haenle, giám đốc Trung tâm Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh, nhận xét.
"Ban đầu, người Trung Quốc có cách diễn giải rất đơn giản rằng tất cả ồn ào về thương mại nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị ngắn hạn của Trump, để ông ấy có thể khoe khoang trên Twitter", chuyên gia nói. "Giờ quan điểm của họ khác hẳn. Họ cho rằng động cơ của Mỹ là ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc".
Để củng cố cho cách diễn giải này, Bắc Kinh chỉ ra những bằng chứng như việc Mỹ loại Trung Quốc khỏi Vành đai Thái Bình Dương ở Hawaii – cuộc tập trận hàng hải quốc tế lớn nhất thế giới. Bắc Kinh cũng cho rằng Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ nối lại cuộc đối thoại an ninh 4 bên nhằm tìm cách đối phó với họ.
Họ cũng dẫn chứng đạo luật mà Trump ký hồi tháng ba khuyến khích nhiều cuộc đối thoại hơn giữa các quan chức Mỹ và Đài Loan. Bắc Kinh cho rằng đạo luật này mâu thuẫn nghiêm trọng với nguyên tắc "một Trung Quốc". Trung Quốc coi Đài Loan là lãnh thổ không thể tách rời và sẵn sàng dùng vũ lực thống nhất nếu cần.
Các quan chức Mỹ còn nêu viễn cảnh áp đặt biện pháp trừng phạt đối với các quan chức cấp cao Trung Quốc và các công ty liên quan đến cáo buộc vi phạm nhân quyền với người Duy Ngô Nhĩ ở miền tây Trung Quốc. Bắc Kinh bác bỏ hành vi này.
"Những điều này khiến họ có cảm giác người Mỹ muốn cho họ lĩnh đòn", Michael Kovrig, nhà phân tích về Trung Quốc cho Nhóm khủng hoảng Quốc tế, đánh giá. "Đối với Trung Quốc, kinh tế và an ninh liên kết chặt chẽ với nhau".
"Tất cả những người tôi gặp đều nói rằng vì tranh chấp thương mại không phải là chiến thắng nhanh đạt được, nó chắc chắn là một phần của chiến lược lớn hơn", Abigail Grace, chuyên gia Trung tâm An ninh Mỹ Mới ở Washington kể về chuyến thăm Bắc Kinh trong tháng này.
'Nạn nhân'
Trong khi dẫn chứng các hành động của Mỹ, chính quyền Tập Cận Bình không nhìn vào hành động của chính họ, chẳng hạn như các cuộc tập trận quân sự gần đây với Nga hay các hoạt động của nước này ở Biển Đông.
"Vì vậy, thay vì nhận ra rằng chính tham vọng của họ đã thay đổi, họ nhấn mạnh rằng Mỹ đã thay đổi", Grace nói. "Đó là cách diễn giải dễ dàng hơn, thuận tiện hơn mà Bắc Kinh muốn tin và họ cũng cố gắng khiến người dân tin như vậy".
Haenle thuộc Trung tâm Carnegie-Tsinghua đồng ý rằng đó là cách diễn giải có lợi cho Trung Quốc vì Bắc Kinh không cần phải nhận bất kỳ trách nhiệm nào về tình hình hiện tại. "Trung Quốc giữ vai nạn nhân", ông nói.
Các nhà phân tích nói rằng Trung Quốc không có cuộc thảo luận hay thừa nhận thực tế rằng họ "tự làm tự chịu". Trong khi đó, chính quyền Trump và các chính phủ khác liên tục phàn nàn về các chính sách công nghiệp của Trung Quốc, bao gồm hạn chế công ty nước ngoài tiếp cận thị trường và yêu cầu chuyển giao công nghệ.
Không lâu sau khi trở thành chủ tịch Trung Quốc năm 2013, ông Tập đặt ra tầm nhìn về những cải cách kinh tế, bao gồm cho thị trường vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế, cải cách hệ thống thuế và thay đổi hệ thống pháp luật. Nếu được thực hiện, những thay đổi này có thể khắc phục những tình trạng mà các chính phủ nói trên đã phàn nàn.
Năm nay, tại Diễn đàn Boao, ông Tập cũng nói rằng Trung Quốc sẽ giảm thuế quan đối với ôtô và bảo vệ tài sản trí tuệ của các công ty nước ngoài.
Tuy nhiên, họ đạt được ít tiến bộ trong việc thực hiện các mục tiêu. Trump có thể đang giúp Bắc Kinh tập trung vào vấn đề này.
"Giờ Trump đã nhận được nhiều sự chú ý từ Trung Quốc", Haenle nói. "Tôi nghĩ có rất nhiều người ở Mỹ và trên toàn thế giới ủng hộ việc gây áp lực với Trung Quốc về những vấn đề này. Thậm chí Trung Quốc cũng biết họ cần phải thay đổi".
Tuy nhiên, Trung Quốc hiện vẫn từ chối nhượng bộ, dù họ đang cạn kiệt phương án đáp trả, vì lượng hàng họ nhập khẩu từ Mỹ ít hơn nhiều so với lượng hàng họ xuất khẩu sang.
"Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Với sự dẫn dắt của ông Tập Cận Bình và tư tưởng của ông, đất nước sẽ có niềm tin để vượt qua mọi khó khăn và trở ngại", People's Daily viết trong một bài xã luận.
(Theo VnExpress)
- Cùng chuyên mục
Hoàn thiện thể chế hiện thực hóa nguyên tắc 'lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ' trong lĩnh vực đầu tư
Hội thảo quốc tế "Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tại Quảng Ninh.
Sự kiện - 28/03/2025 19:47
Hà Nội phấn đấu là thành phố uy tín, có sức cạnh tranh cao
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Hà Nội đang phấn đấu trở thành thành phố có năng lực, uy tín, có sức cạnh tranh cao, từ đó tiến tới là thành phố kết nối toàn cầu.
Sự kiện - 28/03/2025 17:02
Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thông báo Chính phủ Brazil quyết định gia nhập nhóm hơn 70 quốc gia đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Sự kiện - 28/03/2025 13:42
Chủ tịch Skoda: Việt Nam có rất nhiều lợi thế để tập đoàn hợp tác, đầu tư
Việt Nam có rất nhiều lợi thế để Tập đoàn Skoda Auto hợp tác, đầu tư, như hệ thống cảng biển, logistics, nguồn nhân lực dồi dào với tay nghề cao.
Sự kiện - 28/03/2025 07:05
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định về an toàn thực phẩm
Phó Thủ tướng Lê Thành Long giao Bộ Y tế nghiên cứu, xử lý góp ý của VAFIE về sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP về an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
Sự kiện - 27/03/2025 07:29
Tổng Bí thư Tô Lâm ủng hộ hợp tác với Singapore trong lĩnh vực năng lượng xanh
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao việc gần đây Singapore cấp phép cho mở cửa thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam.
Sự kiện - 26/03/2025 21:28
VAFIE thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh
Ngày 26/3, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã tổ chức Diễn đàn sản xuất thông minh toàn cầu Việt Nam 2025 nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực sản xuất thông minh.
Sự kiện - 26/03/2025 16:58
Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư phát động phong trào 'Văn phòng xanh'
Hưởng ứng "Tháng Thanh niên", Ban Chấp hành Chi đoàn Tạp chí Nhà đầu tư đã phát động phong trào "Văn phòng xanh" với sự tham gia của toàn bộ đoàn viên và cán bộ, nhân viên.
Sự kiện - 26/03/2025 15:04
Sau nâng cấp quan hệ, Việt Nam - Singapore ký kết nhiều văn kiện kinh tế
Việc ký kết các văn kiện hợp tác diễn ra sau khi sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm hồi đầu tháng.
Sự kiện - 26/03/2025 14:20
Vĩnh Phúc phát triển 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp trong 5 năm tới
Để đạt được mục tiêu 24 khu công nghiệp, 47 cụm công nghiệp đến năm 2030, trong vòng 5 năm tới Vĩnh Phúc phải phát triển thêm 5 khu công nghiệp, 31 cụm công nghiệp
Sự kiện - 26/03/2025 11:58
Tương lai cho thế hệ vươn mình
Nhadautu.vn trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sự kiện - 25/03/2025 14:18
Các dự án hợp tác Việt Nam - Singapore sẽ hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân
Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng, các dự án công nghiệp, năng lượng mới giữa Singapore - Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm theo cấp số nhân, thể hiện ý nghĩa to lớn của mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà hai bên vừa đạt được.
Sự kiện - 25/03/2025 13:42
Tạp chí Nhà đầu tư thông báo chuyển trụ sở làm việc
Từ ngày 25/3/2025, tòa soạn Tạp chí Nhà đầu tư chuyển trụ sở làm việc đến địa chỉ số 5B phố Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Sự kiện - 25/03/2025 13:41
Phó Thủ tướng mời gọi chuyên gia, doanh nghiệp Đức đầu tư tại Trung tâm tài chính quốc tế
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình, Việt Nam đang nghiên cứu nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có xây dựng và vận hành Trung tâm tài chính quốc tế.
Sự kiện - 25/03/2025 12:54
Hà Nội phê duyệt phương án tuyến, vị trí cầu Tứ Liên
Cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến khoảng 3km với điểm đầu tại nút giao với đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ và điểm cuối tại nút giao với trục TC13, huyện Đông Anh.
Sự kiện - 25/03/2025 08:57
Mỹ quan tâm tới kế hoạch tài chính của Việt Nam cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Công Thương, Bộ Tài chính Việt Nam đã thông tin, trao đổi những nét chính về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sự kiện - 25/03/2025 07:03
- Đọc nhiều
-
1
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
2
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
3
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
-
4
Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?
-
5
SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago