Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Đề nghị tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi sản xuất lớn của Đức

Nhàđầutư
CHLB Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Châu Âu, chiếm 19% xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Việc thành lập Uỷ ban hỗ hợp Việt Nam – Đức về Hợp tác kinh tế hứa hẹn sẽ mở thêm nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa 2 nước trong thời gian tới.
ĐÌNH VŨ
12, Tháng 01, 2021 | 20:17

Nhàđầutư
CHLB Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Châu Âu, chiếm 19% xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Việc thành lập Uỷ ban hỗ hợp Việt Nam – Đức về Hợp tác kinh tế hứa hẹn sẽ mở thêm nhiều cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa 2 nước trong thời gian tới.

Năm 2020, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Năng lượng CHLB Đức đã ký thỏa thuận thành lập Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – Đức về Hợp tác kinh tế nhằm hiện thực hóa mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Nhằm triển khai kết quả này, ngày 12/1, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Kinh tế và Năng lượng CHLB Đức tổ chức Khóa họp lần thứ nhất Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Đức theo hình thức trực tuyến.

Tại Khóa họp này, hai Bộ trưởng đã trao đổi khả năng hợp tác giữa hai bên trong 3 lĩnh vực hợp tác chính gồm: Hợp tác thương mại và công nghiệp, hợp tác về năng lượng và hợp tác đào tạo nghề/tuyển dụng nhân lực có tay nghề cao.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược với Đức, luôn mong muốn thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác về kinh tế, thương mại, công nghiệp giữa hai bên. Bộ Công Thương luôn hướng đến tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt là các doanh nghiệp Đức trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam bởi đây chính là những nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

tran-tuan-anh

Ông Trần Tuấn Anh phát biểu tại Khóa họp lần thứ nhất Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Đức.

Về hợp tác năng lượng, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn hợp tác sâu rộng hơn nữa với các đối tác phía Đức, không chỉ đối với phát triển năng lượng truyền thống, năng lượng tái tạo mà còn năng lượng sinh khối, việc lưu trữ và truyền tải điện, đảm bảo an ninh năng lượng cũng như phân bổ các nguồn năng lượng cân bằng, phù hợp, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam.

Về hợp tác công nghiệp, Bộ trưởng đề nghị phía Đức tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất linh kiện, phụ tùng của các Tập đoàn công nghiệp lớn của Đức, góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để tạo nền tảng bền vững cho nền công nghiệp Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam thành lập “Trung tâm chuyển đổi số sản xuất” để có thể nắm bắt các cơ hội trong thời đại Công nghiệp 4.0.

Về phía CHLB Đức, Bộ trưởng Peter Altmaier cho biết Việt Nam là quốc gia ưu tiên hợp tác của Chính phủ Đức trên thế giới. Chính phủ Đức cũng như Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức sẽ hỗ trợ hết sức để thúc đẩy việc thực thi hiệu quả các thỏa thuận về hợp tác thương mại và công nghiệp, trong đó có Hiệp định EVFTA nhằm thúc đẩy và tăng cường hơn nữa mối quan hệ kinh tế, thương mại tốt đẹp giữa hai bên, và đây cũng sẽ là cơ chế giúp đỡ hiệu quả hơn cho doanh nghiệp hai bên thâm nhập thị trường của nhau, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 cả hai bên đều phải nỗ lực hợp tác hơn nữa để đẩy mạnh quá trình phục hồi kinh tế.

CHLB Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Châu Âu, chiếm 19% xuất khẩu của Việt Nam sang EU và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hoá Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu.

Việt Nam được CHLB Đức xếp hạng đối tác thương mại thứ 24/144 nước xuất khẩu hàng hoá vào CHLB Đức, hạng 78/144 nước nhập khẩu hàng hoá từ CHLB Đức. CHLB Đức xác định Việt Nam thuộc nhóm thị trường có nhiều tiềm năng trong Khu vực châu Á, và là đối tác thương mại quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định EVFTA Việt Nam – EU đã chính thức đi vào hiệu lực.

Theo số liệu Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 11/2020, tổng kim ngạch thương mại giữa hai đạt 9,08 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt 6,05 tỷ USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019, đây là con số đáng khích lệ trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu trên toàn cầu suy giảm mạnh do đại dịch COVID-19.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ