Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: 'Cá tra Việt Nam rẻ, tại sao không ăn?'

Nhàđầutư
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, sản phẩm cá tra Việt Nam chiếm 95% thị trường cá tra thế giới, thế nhưng cá tra Việt xuất khẩu lại phải chấp nhận kịch bản trồi sụt giá. Do đó, chúng ta cần khai thác thị trường nội địa, thị trường 100 triệu dân là thị trường lý tưởng cho các ngành hàng như cá tra.
PHƯƠNG LINH
09, Tháng 06, 2020 | 18:17

Nhàđầutư
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, sản phẩm cá tra Việt Nam chiếm 95% thị trường cá tra thế giới, thế nhưng cá tra Việt xuất khẩu lại phải chấp nhận kịch bản trồi sụt giá. Do đó, chúng ta cần khai thác thị trường nội địa, thị trường 100 triệu dân là thị trường lý tưởng cho các ngành hàng như cá tra.

Ngành hàng cá tra Việt Nam trở thành ngành kinh tế "tỷ đô" với việc xuất khẩu đi 119 nước trên thế giới. 

Năm 2020, ngành hàng cá tra phấn đấu sản lượng nuôi dự kiến đạt 1,42 triệu tấn, diện tích nuôi lũy kế dự kiến đạt 6.600 ha, giá trị xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD.

Tuy nhiên, do tác động của dịch COVID-19 bùng phát tại nhiều quốc gia trên toàn cầu đã và đang khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của nhiều ngành hàng, trong đó mặt hàng cá tra bị đình trệ.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 đạt 2,4% thay vì như dự kiến ban đầu là 2,9%. Đây sẽ là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2009. OECD cũng cảnh báo nếu như dịch bệnh “kéo dài và diễn biến phức tạp hơn”, nhiều nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái.  

Theo thống kê, 5 tháng đầu năm 2020, sản lượng cá tra ước đạt 462 nghìn tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ 2019; xuất khẩu chỉ đạt 456 triệu USD, giảm 39,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thị trường Trung Quốc giảm 48%, sang EU giảm 47,3%, sang Mỹ giảm 19,8%...

Sự sụt giảm quá nhanh về thị trường xuất khẩu khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, một lượng lớn mặt hàng ca tra bị tồn kho, chưa thể xuất khẩu được. Nhiều doanh nghiệp mất đơn hàng, đứt đoạn sản xuất, nguy cơ nợ quá hạn và thiệt hại lớn về kinh tế. Đặc biệt, việc ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành hàng cá tra Việt Nam với tên tuổi, thương hiệu đã dày công xây dựng.

Theo dự báo, từ quý III/2020 ngành hàng cá tra mới có khả năng phục hồi hoàn toàn. Chính vì vậy, để có thể khắc phục những khó khăn trước mắt hiện nay, giải pháp cần tập trung là vừa phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và vừa đẩy mạnh xuất khẩu. Trong đó, chú trọng việc củng cố hình ảnh và phát triển kênh bán hàng mới, nhất là việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm cá tra chất lượng cao...

103405443_670956693459280_4439658706682636620_n

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường

Phát biểu tại sự kiện "Kết nối sản xuất - tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra" chiều 9/6, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho hay, ngành cá tra Việt Nam đón nhận tín hiệu rất vui mừng, tháng 11/2019 vừa qua Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công nhận chính thức hệ thống kiếm soát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm cá và cá da trơn của Việt Nam tương đương với Hoa Kỳ đã khằng định uy tín, chất lượng cá tra Việt Nam trước các thị trường khó tính.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, cá tra là một sản vật tự nhiên của ĐBSCL, qua 25 năm sử dụng nguồn tài nguyên với bàn tay, khối óc của người nông dân, chúng ta đã xây dựng được một ngành hàng cá tra. Việt Nam là đất nước nông nghiệp, nhưng chưa có ngành hàng nào mà chỉ sau một thời gian phát triển, từ đối tượng thuần hóa thành vật nuôi với diện tích 6.000 ha, sản lượng 1,5 triệu tấn.

Người đứng đầu Bộ NN&PTNT nhận định, ngành hàng cá tra một ngành hàng vượt bậc, với hệ sinh thái đầy đủ từ việc tạo con giống, chuỗi chăn nuôi, 150 cơ sở DN lớn, vừa và nhỏ trong công tác chế biến. Từ việc 1 năm xuất khẩu 100 triệu USD, đến nay giá trị xuất khẩu của cá tra Việt Nam đạt 2,3-2,5 tỷ USD, cho thấy sự cố gắng vượt bậc của người nông dân ĐBSCL.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, bên cạnh thành công vang dội, giá cá tra xuất khẩu Việt Nam liên tục trồi sụt 3-5 năm 1 lần, thậm chí giá bán thấp hơn giá thành.

"Tại sao sản phẩm cá tra Việt Nam chiếm 95% thị trường cá tra thế giới lại chấp nhận kịch bản trồi sụt như vậy? Đó là điều bất hợp lý", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Theo Bộ trưởng, năm nay tác động dịch COVID-19 rất lớn, do đó ngành cá tra phấn đấu đạt giá trị trên 2 tỷ USD và đưa sản phẩm cá tra vào nội địa, đặc biệt là thị trường miền bắc thành công.

"Dịch COVID-19 vừa qua làm cho chuỗi cung ứng sản phẩm cá tra đứt gãy, sản lượng xuất khẩu giảm so với cùng kỳ 29%, đây là thời điểm khắc nghiệt nhất, bắt buộc chúng ta cần nhìn lại. Chúng ta cần khai thác thị trường nội địa, thị trường 100 triệu dân là thị trường lý tưởng cho các ngành hàng như cá tra", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, các nước như Hồng Kông, Nhật Bản, người dân cso tuổi thọ rất cao, nguyên nhân là họ ăn rất nhiều thủy sản trong cơ cấu thực phẩm.

Trong khi đó, Việt Nam thủy sản rất nhiều, giá cả phù hợp. "Cá tra Việt Nam rẻ, tại sao không ăn?" Bộ trưởng nói. Do đó, thứ nhất chúng ta cần đưa cá tra ra thị trường miền bắc, từ đó giảm lượng xuất khẩu và giảm áp lực lên giá cá tra.Thứ hai, cần mở rộng thị trường sản xuất, tung ra thêm nhiều loại sản phẩm thủy sản để người dân có thêm sự lựa chọn.

103252508_759190447950605_601558648117774543_n

Lễ ký kết hợp tác giữa Công đoàn NN&PTNT Việt Nam và Hiệp hội cá tra Việt Nam

Theo Bộ NN&PTNT, để phấn đấu đạt kết quả cao nhất theo mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, Bộ NN&PTNT cùng các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và người nuôi cá tra cần nỗ lực đẩy mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, như: tăng cường kiểm soát điều kiện nuôi trồng thủy sản và chất lượng vật tư đầu vào; khuyến khích phát triển chuỗi liên kết, sản xuất theo tín hiệu thị trường, tránh tình trạng dư nguồn cung cá nguyên liệu hoặc thiếu nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.

Tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng con giống, trong đó chú trọng đầu tư nguồn lực cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống cá tra có khả năng sinh trưởng, phát triển trong điều kiện nước mặn, tiếp tục phát tán đàn cá tra bố mẹ được nâng cao chất lượng di truyền cho các trại giống. Theo dõi sát diễn biến thị trường để ứng phó nhanh, đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu của các quốc gia nhập khẩu để sẵn sàng nguồn hàng xuất khẩungay khi có thời cơ, đa dạng hóa sản phẩm theo từng phân khúc thị trường.

Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử đối với chuỗi xuất khẩu - nhà máy chế biển - cơ sở nuôi, ao nuôi đã được cấp mã số nhằm minh bạch thông tin, có kết nối với hệ thống quản lý ao nuôi của cơ quan quản lý thủy sản. Tìm kiếm thị trưởng mới, chuyển hướng thị trường xuất khẩu thay vì tập trung vào một số thị trường chính và xây dựng thương hiệu cho một số dòng sản phẩm cá tra.

Thứ trưởng NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho hay, Bộ NN&PTNT đang tích cực phối hợp với Bộ Công Thương và các hiệp hội ngành hàng, các siêu thị, hệ thống phân phối trong nước đẩy mạnh tiêu thụ cá tra để không bị lệ thuộc, áp lực vào các thị trường xuất khẩu; đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để xuất khẩu cá tra vào các thị trường truyền thống bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 thời gian qua như: Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản, ASEAN… và tiếp tục xử lý các rào cản kỹ thuật và tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại, phát triển thị trường tiềm năng như Nga, Braxin…

Tại sự kiện "Kết nối sản xuất - tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra" chiều 9/6, đã diễn ra lễ ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm cá tra giữa các doanh nghiệp gồm: công ty IDI và Big C, tập đoàn Central Group; Tập đoàn Massan và Tập đoàn Nam Việt; Công ty Xuyên Việt và siêu thị Big C; Công ty Hùng Cá và Hiệp hội Nông nghiệp Bắc Ninh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ