Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Hàng tỷ USD dự kiến được đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo

Nhàđầutư
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia cam kết đồng hành cùng các Quỹ đầu tư, cụ thể các doanh nghiệp khởi nghiệp được các Quỹ đầu tư rót vốn sẽ được Trung tâm tiếp nhận, hỗ trợ và hưởng các ưu đãi theo quy định tại Nghị định 94.
PHƯƠNG LINH
25, Tháng 11, 2020 | 12:59

Nhàđầutư
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia cam kết đồng hành cùng các Quỹ đầu tư, cụ thể các doanh nghiệp khởi nghiệp được các Quỹ đầu tư rót vốn sẽ được Trung tâm tiếp nhận, hỗ trợ và hưởng các ưu đãi theo quy định tại Nghị định 94.

Sáng 25/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Việt Nam, Diễn đàn Qũy đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo Việt Nam 2020 - Vietnam Venture Summit 2020 (VVS) với chủ đề “Going Digital - Dịch chuyển số” do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Qũy Đầu tư Golden Gate Venturs phối hợp tổ chức đã diễn ra.

Đây là diễn đàn đối thoại thường niên giữa các quỹ đầu tư trong và ngoài nước với cơ quan tham mưu cho Chính phủ và cộng đồng startup, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) chủ trì, phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Diễn đàn Qũy đầu tư Khởi nghiệp Sáng tạo Việt Nam 2020 có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tìm lời giải và cơ hội cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của việt Nam hội nhập quốc tế. Diễn đàn cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo có ý tưởng độc đáo, tiềm năng.

1 (5)

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: MPI

Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, năm 2019 là năm tăng trưởng mạnh mẽ của khởi nghiệp Việt Nam với các thương vụ đầu tư công nghệ lớn đạt giá trị hơn 800 triệu USD. Tuy nhiên, bước sang năm 2020, tình hình dịch bệnh đã thay đổi hoàn toàn bức tranh của đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Đại dịch cũng làm bộc lộ ra những hạn chế của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, kể cả những doanh nghiệp đã lớn mạnh trên thế giới. Doanh nghiệp khởi nghiệp dường như có khả năng chống chịu ít hơn khi kinh tế trở nên bất ổn.

Dù vậy, trong khi nhiều mô hình kinh doanh gặp bất lợi, một số mô hình kinh doanh và công nghệ lại trở nên hấp dẫn và tăng trưởng vượt bậc như ứng dụng họp trực tuyến, ứng dụng giảng dạy từ xa, các mô hình kinh doanh thương mại, giao vận trực tuyến…

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và cũng đạt được những thành tựu rất quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong nước và được đánh giá rất cao bởi cộng đồng quốc tế. IMF dự đoán Việt Nam sẽ là nền kinh tế tăng trưởng dương duy nhất trong nhóm các nước Đông Nam Á năm 2020.

Về dài hạn, Việt Nam quyết tâm thực hiện các chủ trương đổi mới, cải cách và phát triển, chủ động và tích cực cơ cấu lại nền kinh tế hướng tới nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, coi đổi mới, sáng tạo là một động lực quan trọng, là chìa khóa của tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững.

Bộ trưởng cho biết, Nghị quyết số 52 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng đã khẳng định chủ trương phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lấy doanh nghiệp làm trung tâm.

Theo Bộ trưởng, Bộ KH&ĐT đang chủ trì xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, trong đó xác định hai trụ cột quan trọng tạo động lực bứt phá cho phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn tới. Đó là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển con người. Dự thảo Chiến lược cũng đã xác định định hướng hoàn tất quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập theo thông lệ quốc tế. Xây dựng, hoàn thiện, thử nghiệm khung khổ pháp lý cho các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số...

Trong năm 2019, Bộ đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện vai trò chủ thể trong kết nối và thu hút các nguồn lực cho đổi mới sáng tạo.

Bước sang năm 2020, Bộ tiếp tục đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định số 94 về các cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù cho Trung tâm nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kết nối, thúc đẩy đổi mới sáng tạo của Trung tâm. Trung tâm được bố trí cơ sở hoạt động tại Hoà Lạc và Hà Nội. Tại Hoà Lạc, Trung tâm dự kiến xây dựng cơ sở với tổng diện tích sử dụng 35.000 m2 sẽ là nơi quy tụ các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn trong và ngoài nước, nơi cung cấp các phòng lab nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm theo chuẩn mực quốc tế nhằm đem đến điều kiện hạ tầng tốt nhất cho nghiên cứu phát triển các ý tưởng công nghệ.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh yêu cầu phải chuyển đổi số ngay cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện, Bộ đã xây dựng chương trình với tham vọng làm sao để 800 nghìn doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng được chuyển sổi số, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, dù doanh nghiệp lớn, nhỏ hay vừa.

"Đây là thời điểm Việt Nam sẽ tập trung thúc đẩy năng lực sáng tạo, đưa khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực của phát triển kinh tế nhanh và bền vững, có thể thực sự “bắt kịp, đi cùng, vượt lên” về đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế trong thời kỳ hậu COVID-19”, Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia cam kết đồng hành cùng các Quỹ đầu tư, cụ thể các doanh nghiệp khởi nghiệp được các Quỹ đầu tư rót vốn sẽ được Trung tâm tiếp nhận, hỗ trợ và hưởng các ưu đãi theo quy định tại Nghị định 94. “Với việc triển khai sáng kiến này, Trung tâm dự kiến trong giai đoạn tới sẽ hỗ trợ, đưa vào thị trường hàng tỷ USD đầu tư vào khởi nghiệp sáng tạo”, Bộ trưởng cho biết.

Song song với việc triển khai về cơ chế chính sách, Bộ KH&ĐT cũng tiếp tục chuẩn bị nguồn nhân lực chuyên gia tham gia vào các hoạt động đổi mới sáng tạo. Cho đến nay, mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam đã mở rộng các mạng lưới thành phần tại các nước Đức, Nhật Bản, Australia và tiếp tục thành lập tại Mỹ, Canada với hàng nghìn thành viên nhằm quy tụ những người Việt Nam xuất sắc để sẵn sàng tham gia các hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ và ứng dụng tại Việt Nam.

Nhìn lại thành công của Vietnam Venturee Summit 2019, hội nghị đã thu hút hơn 130 quỹ đầu tư quốc tế và hơn 70 quỹ đầu tư trong nước tham dự, hơn 600 lượt doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia chương trình tại Hà Nội và TP.HCM.

Về giá trị kết nối, tại diễn đàn VVS 2019, 18 quỹ đầu tư trong nước và quốc tế đã cam kết giá trị đầu tư vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam trong giai đoạn 201-2021 đạt 425 triệu USD.

Cho đến nay, số tiền điền đầu tư của cấc quỹ vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đã đạt trên 50% số vốn cam kết mặc dù trải qua tình hình dịch bệnh COVID-19 trong năm 2020.

Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế trong cả đầu tư FDI và đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Trong năm 2019, đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo tại Vệt Nam đã tăng đáng kể so với năm 2018. Tiềm năng về đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo Việt Nam vẫn còn cao.

Do đó, đây là thời điểm thích hợp để tiếp tục kết nối các nhà đầu tư, các quỹ tài chính và các chủ thể hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong khu vực nhằm mở rộng các cơ hội hợp tác, đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng  khẳng định sự chủ động trong thu hút đầu tư đổi mới sáng tạo của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ