Bộ trưởng Bộ Công Thương triệu tập họp khẩn về dịch tả lợn châu Phi

Nhàđầutư
Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát và lây lan nhanh tại các địa phương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã triệu tập cuộc họp khẩn, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, ổn định tâm lý người dân, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu thịt lợn khi dịch bệnh đi qua.
HỒNG NGUYỄN
15, Tháng 03, 2019 | 07:58

Nhàđầutư
Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát và lây lan nhanh tại các địa phương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã triệu tập cuộc họp khẩn, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, ổn định tâm lý người dân, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu thịt lợn khi dịch bệnh đi qua.

chu-dong-phong-chong-dich-ta-lon

Tính đến chiều ngày 14/3/2019, dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát tại 16 địa phương. Ảnh minh họa

Dịch tả lợn châu Phi chưa có dấu hiệu dừng lại

Báo cáo nhanh tại cuộc họp khẩn về , Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý Thị trường Trần Hữu Linh cho biết, tính đến chiều ngày 14/3/2019, dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát tại 16 địa phương và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tổng cục xác định các nguyên nhân, gồm thứ nhất do sự gia tăng của tình trạng buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. 

Thứ hai, do cư dân biên giới giữa Việt Nam và các nước có nhiều hoạt động giao thương, qua lại giữa Việt Nam và các nước nên rất có thể mang theo mầm bệnh dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam. 

Thứ ba, do lượng khách đi du lịch từ các nước qua đường bộ, đường hàng không và đường biển vào Việt Nam rất lớn, nhất là khách từ các nước châu Á thường có thói quen mang theo thực phẩm có chứa thịt lợn nên có thể đưa mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam (tương tự như đã phát hiện tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan...). 

Thứ tư, phần lớn ngành chăn nuôi nước ta vẫn nhỏ lẻ, mật độ cao, khó hoặc không thực hiện đầy đủ, thường xuyên các biện pháp vệ sinh phòng bệnh dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng: Trước diễn biến rất phức tạp của dịch bệnh, dù chúng ta đã rất quyết liệt với sự vào cuộc của các Bộ, ngành song với số lượng 16 tỉnh thành đã có dịch bệnh và đang có nguy cơ tăng nhanh, chúng ta không thể chỉ dừng ở những giải pháp đã nêu vừa qua.

"Chúng ta phải đi vào thực chất đánh giá, có những kiến nghị với những giải pháp mới mang tính quyết liệt hơn” Bộ trưởng nhấn mạnh.

bo-cong-thuong-hop-khan-dich-ta-lon

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chỉ đạo tại cuộc họp khẩn về dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: moit.gov.vn

Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu:

Thứ nhất, tất cả lãnh đạo Bộ, các đơn vị trong Bộ, Tổng Cục QLTT cần quán triệt, nhận thức rõ các yêu cầu trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở đúng mức độ của nó. 

"Nếu làm không tốt, nó sẽ là nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến cả những hoạt động sản xuất, kinh doanh của bộ phận lớn người nông dân và doanh nghiệp. Đồng thời ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội của nhân dân và các chỉ số về tăng trưởng kinh tế, CPI" Bộ trưởng nhấn mạnh. 

Thứ hai, Bộ trưởng đề nghị Tổng Cục QLTT phải tổ chức ngay đoàn công tác đi kiểm tra, đánh giá việc tổ chức triển khai nhiệm vụ của quản lý thị trường cũng như phối hợp với các đơn vị quản lý trong bộ và các đơn vị chức năng khác kiểm soát, phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở một số địa bàn, trước hết là ở các địa phương có dịch tả lợn có quy mô và điểm dịch lớn.

“Tôi đề nghị trước mắt tổ chức hai đoàn công tác, một là do Thứ trưởng Đặng Hoàng An và hai là do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh đi kiểm tra và cần thực hiện ngay trong tháng 3 năm 2019”, Bộ trưởng Tuấn Anh nhấn mạnh.

Bộ trưởng nêu rõ, nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra phải căn cứ, đối chiếu với những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đặc biệt là hai công điện của Thủ tướng và đề án về Phòng chống dịch tả lợn châu Phi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đồng thời, trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, các văn bản chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường, phải tổ chức kiểm tra đánh giá cụ thể việc triển khai tại các địa phương; Phối hợp với các đơn vị chức năng khác để thực hiện nhiệm vụ; Phải có đánh giá để xem những tồn tại đang vướng mắc, trên cơ sở diễn biến thực tế tại các địa phương phải làm rõ những nguyên nhân, nguy cơ lan tỏa ra các địa phương khác.

Thứ ba, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị Tổng cục QLTT phối hợp với Văn phòng Bộ khi tổ chức những cuộc họp liên quan đến dịch tả lợn châu Phi phải bố trí đầy đủ các thành phần tham dự để đánh giá đầy đủ tình hình nhiễm dịch bệnh tại địa phương, những tác động ảnh hưởng đến thị trường, những nguy cơ lây lan qua hoạt động thương mại, qua biên giới và hoạt động xuất nhập khẩu để từ đó thống nhất báo cáo lãnh đạo Bộ đề xuất những phương án và những giải pháp trong thẩm quyền trách nhiệm của Bộ trưởng Công Thương cũng như chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đề xuất những giải pháp cụ thể.

"Cần thiết, có đánh giá cụ thể những nguy cơ từ những quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ thịt lợn kể cả thương mại và phi thương mại vào Việt Nam", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Thứ tư, Bộ trưởng đề nghị Tổng cục QLTT cần tổ chức triển khai quyết liệt hơn nữa, rà soát lại các văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT trong thời gian qua để có biện pháp chỉ đạo các Cục Quản lý thị trường tại các địa phương.

Bộ trưởng đề nghị, sau khi Đoàn đi kiểm tra, đánh giá thực tế tại các địa phương, Tổng Cục QLTT phải xây dựng kế hoạch, hướng dẫn chỉ đạo để các Cục QLTT ở các địa phương có thể phát huy tốt hơn nữa chức năng, trách nhiệm của mình trong phối hợp với các lực lượng chức năng đấu tranh, thực hiện triệt để, gắt gao các biện pháp để kiểm soát tình hình nhất là tại các vùng có dịch bệnh nặng và đang có nguy cơ lây lan nhanh. Đảm bảo phải cô lập những vùng có dịch bệnh, ko lây lan sang những vùng khác.

Ngoài việc phối hợp tốt với các lực lượng chức năng ở địa phương tổ chức các chốt chặn,Tổng Cục QLTT phải chủ động khai thác các nguồn thông tin để nắm được những trung tâm ổ dịch bệnh, những hoạt động vi phạm pháp luật cũng như các quy định của Chính phủ, chỉ đạo của Chính phủ trong kinh doanh bán các sản phẩm bị dịch bệnh để đảm bảo chức năng kiểm tra kiểm soát thị trường.

Chủ động đề xuất báo cáo với lãnh đạo Bộ những giải pháp tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng của địa phương.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề nghị có cơ chế, quy định cụ thể cho lực lượng QLTT tại các địa phương, đặc biệt là những trung tâm đang có dịch bệnh lớn. Phải có báo cáo kịp thời, bám sát thực tiễn, không chỉ là những con số mà còn là những hoạt động, kế hoạch cụ thể mang tính dài hạn đảm bảo sự bền vững trong kế hoạch; Tổng Cục QLTT thường xuyên cập nhập thông tin để cung cấp cho truyền thông, báo chí để làm rõ vai trò, yêu cầu cũng như hiệu quả trong hoạt động của quản lý thị trường trong thực hiện nhiệm vụ ưu tiên của Văn phòng Chính phủ trong thời gian này.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng đề nghị Vụ Kế hoạch, Cục Xuất nhập khẩu tiếp tục tổng hợp, rà soát, đánh giá để thống nhất ngoài  thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cân đối bình ổn thị trường sẽ có những giải pháp khác đảm bảo sự phát triển của thị trường cũng như trong ngành chăn nuôi.

Thông qua các kịch bản tăng trưởng, đánh giá các tác động về vĩ mô nếu có cũng như trong lĩnh vực cụ thể để đề xuất các giải pháp trong phối hợp của Bộ Công Thương với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành khác.

"Lưu ý có những thông tin tuyên truyền để không ảnh hưởng đến công tác phát triển thị trường của ngành chăn nuôi nói chung và chế biến thịt lợn nói riêng. Nghiên cứu đánh giá lại quy mô cũng như tiềm năng của xuất khẩu thịt lợn sang các thị trường từ đó có biện pháp kịp thời để vừa đảm bảo được giải quyết được sớm các dịch bệnh trong nước vừa giữ được thương hiệu, hình ảnh thông qua kiểm soát về chất lượng trong sản phẩm xuất khẩu để đảm bảo sự phát triển của thị trường", bộ trưởng Công Thương nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ