Bộ Công Thương đề nghị Hoa Kỳ cân nhắc việc hạn chế nhập khẩu thép và nhôm từ Việt Nam

Nhàđầutư
Với việc nhập khẩu thép và nhôm từ Việt Nam chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng nhập khẩu thép và nhôm của Hoa Kỳ, Bộ Công Thương Việt Nam đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ cân nhắc kỹ lưỡng việc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu sản phẩm thép và nhôm từ Việt Nam.
NGUYỄN HỒNG
27, Tháng 02, 2018 | 12:52

Nhàđầutư
Với việc nhập khẩu thép và nhôm từ Việt Nam chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng nhập khẩu thép và nhôm của Hoa Kỳ, Bộ Công Thương Việt Nam đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ cân nhắc kỹ lưỡng việc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu sản phẩm thép và nhôm từ Việt Nam.

thep-viet-nam

 Bộ Công Thương đề nghị Hoa Kỳ cân nhắc việc hạn chế nhập khẩu thép và nhôm từ Việt Nam. Ảnh minh họa

Thông tin từ Cục phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 16/2/2018, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành công khai báo cáo đệ trình tổng thống xem xét, quyết định biện pháp áp dụng nhằm hạn chế nhập khẩu thép và nhôm theo Đạo luật Thương mại mở rộng năm 1962 (Trade Expansion Act). Đạo luật này quy định về việc Tổng thống Hoa Kỳ có thể áp dụng biện pháp hạn chế đối với hàng nhập khẩu vì lý do an ninh quốc gia.

Trong báo cáo, DOC khuyến nghị một số phương án hạn chế nhập khẩu áp dụng đối với nhôm và thép dưới hình thức thuế quan hoặc hạn ngạch nhập khẩu, áp dụng với tất cả các nước/vùng lãnh thổ hoặc một nhóm nước/vùng lãnh thổ xuất khẩu các mặt hàng này vào Hoa Kỳ.

Sau khi nhận được báo cáo của DOC, Tổng thống Hoa Kỳ sẽ xem xét và ban hành quyết định cuối cùng về áp dụng hoặc không áp dụng, mức độ áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với thép (trước ngày 11/4/2018) và với nhôm (trước ngày 19/4/2018).

Bộ Công Thương cho biết, đã theo dõi sát vụ việc ngay từ giai đoạn ban đầu, phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Thép, các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan trong và ngoài nước để trao đổi, chia sẻ thông tin và ứng phó với vụ việc.

Với việc nhập khẩu thép và nhôm từ Việt Nam chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng nhập khẩu thép và nhôm của Hoa Kỳ, Bộ Công Thương Việt Nam đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ cân nhắc kỹ lưỡng việc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu sản phẩm thép và nhôm từ Việt Nam, đảm bảo tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới và thông lệ quốc tế, không làm ảnh hưởng đến quan hệ thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.  

"Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến của vụ việc và đang cân nhắc tất cả các phương án xử lý để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các doanh nghiệp Việt Nam", Bộ Công Thương cho hay.

Trước đó, như Nhadautu.vn, thông tin Bộ Thương mại Hoa Kỳ ngày 5/12 đã thông báo áp dụng thuế nhập khẩu các sản phẩm thép từ Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc sau khi phát hiện trốn tránh các lệnh chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.

Theo thông báo của Bộ thương mại Hoa Kỳ, thép chống ăn mòn Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc nhập khẩu nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ phải chịu thuế chống phá giá và chống trợ cấp với tỷ lệ lần lượt là 199,43% và 39,05%.

Trong khi thép cán nguội sản xuất tại Việt Nam có nguồn gốc Trung Quốc chịu thuế chống phá giá và chống trợ cấp với tỷ lệ 265,79% và 256,44%.

Như vậy, thép cuộn cán nguội Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp của Hoa Kỳ lên tới 531%, trong khi thép chống ăn mòn sẽ phải đối mặt với thuế 238% - mức thuế cao đủ để đẩy cả hai sản phẩm ra khỏi thị trường Hoa Kỳ. Các mức thuế cuối cùng dự kiến sẽ được công bố vào ngày 16/2.

Mức thuế này sẽ áp dụng cho tất cả các lô hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ vào hoặc sau ngày 4/11/2016, kể từ ngày bắt đầu có các kiến nghị về gian lận.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ