4 viễn cảnh có thể xảy ra sau khi Thượng đỉnh Mỹ-Triều bị hủy bỏ: Không loại trừ một cuộc chiến thảm khốc
Một cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên sẽ khủng khiếp hơn nhiều những gì mà đa số chúng ta có thể hình dung. Hàng triệu người có thể sẽ thiệt mạng.

LTS: Điều gì sẽ xảy ra khi Tổng thống Mỹ hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chỉ 3 tuần trước lịch dự kiến? Bài viết của cây viết bình luận các vấn đề an ninh - quốc phòng Alex Ward (Vox, Mỹ) cho thấy một số viễn cảnh đáng sợ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Sự đổ vỡ này một lần nữa đã đẩy Washington và Bình Nhưỡng vào thế đối đầu trực diện sau một khoảng thời gian tưởng chừng như đã đạt được sự hòa giải nhất định.
Trong bức thư gửi ông Kim vào hôm 24/5, ông Trump viện dẫn một loạt lí do để giải thích cho quyết định không tham gia cuộc gặp thượng đỉnh, trong đó bao gồm "thái độ thù địch công khai và sự tức giận ghê gớm từ phía Triều Tiên".
Nhưng trên thực tế, có lẽ có những nguyên do sâu xa khác cho sự đổ vỡ lần này.
Nguyên do đầu tiên, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã làm Triều Tiên tức giận sau khi phát biểu hôm 14/5 rằng nước này có thể áp dụng "mô hình giải trừ hạt nhân Libya" để đóng băng và hủy bỏ hoàn toàn các chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Đây là điều Triều Tiên không dễ dàng chấp nhận, đặc biệt sau những gì xảy ra với nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi. Libya đã từng phát triển hạt nhân cho tới năm 2003. Sau đó, ông Gaddafi kí kết một thỏa thuận với chính quyền tổng thống Mỹ George W. Bush, giao nộp toàn bộ nguyên liệu hạt nhân và cho Nhà Trắng biết Libya đã lấy được các loại vật liệu hạt nhân từ đâu.
Tới năm 2011, dưới sự hậu thuẫn từ nước ngoài, phe nổi dậy chống đối chính quyền ông Gaddafi đã truy lùng và sát hại nhà lãnh đạo này. Nếu Libya vẫn giữ vũ khí hạt nhân, có thể Mỹ đã không can thiệp vào cuộc nội chiến và ông Gaddafi đã không thiệt mạng. Dường như ông Kim hiểu rất rõ bài học này.
Kelsey Davenport, một chuyên gia hạt nhân tại Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, nhận xét: "Ông Kim Jong Un không muốn chịu số phận như ông Gaddafi: Bị lật đổ sau khi từ bỏ chương trình hạt nhân."

Bức thư ông Trump gửi nhà lãnh đạo Kim Jong Un
Điều đó dẫn tới nguyên do thứ hai gây đổ vỡ cuộc gặp thượng đỉnh: Mỹ và Triều Tiên không thể đồng thuận lẫn nhau về chương trình hạt nhân của ông Kim.
Ông Trump muốn Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân và thường xuyên lên tiếng yêu cầu ông Kim thực hiện. Nhưng Triều Tiên chưa bao giờ nói sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân, cho dù quốc gia này có nói sẽ dừng thử tên lửa, bom hạt nhân và phá hủy bãi thử nghiệm hạt nhân.
Hay nói cách khác, ông Trump đã dồn ép Triều Tiên quá mức.
"Nếu Mỹ buộc Bình Nhưỡng phải đơn phương từ bỏ chương trình hạt nhân, chúng tôi sẽ không tiếp tục đàm phàn và sẽ cân nhắc lại quyết định tham dự cuộc gặp mặt thượng đỉnh Mỹ - Triều," Kim Kye Gwan, thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên, phát biểu ngày 16/5.
Tại thời điểm hiện tại, viễn cảnh ấy đã xảy ra. "Cuộc gặp thượng đỉnh là một quyết định vội vàng, dựa trên nền tảng những hi vọng khó có thể trở thành hiện thực," Davenport nói.
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Trong một bài phỏng vấn gần đây, chuyên gia hạt nhân Vipin Narang đề cập tới 4 viễn cảnh, từ tốt đẹp tới tồi tệ nhất, về những gì có thể xảy ra nếu cuộc gặp ngày 12/6 bị hủy bỏ.
Trường hợp thứ nhất, cả hai bên sẽ trì hoãn cuộc gặp này bởi họ hiểu rằng còn lâu mới có thể đồng thuận trong vấn đề giải trừ hạt nhân. Tức là, Ngoại trưởng Mike Pompeo và cấp dưới sẽ có thêm thời gian để nối liền khoảng cách giữa Mỹ và Triều Tiêu. Nếu mọi vấn đề được giải quyết, các lãnh đạo sẽ ngồi vào bàn đàm phán trở lại. Đây là phương án ngoại giao theo hướng thông thường, thường thấy nhất.
Trường hợp thứ hai, Washington và Bình Nhưỡng trì hoãn gặp mặt nhưng sẽ không có thêm tiến triển gì bởi cả hai phía đã bất đồng quá sâu sắc. Dù vậy, mối quan hệ giữa hai quốc gia đã trở nên tốt đẹp hơn bởi ít nhất, Mỹ và Triều Tiên đã có những cuộc đối thoại trực tiếp.
Trường hợp thứ ba, "căng thẳng tăng nhanh như lúc mới giảm và mọi chuyện quay về năm 2017".
Điều đó có nghĩa là Triều Tiên sẽ tiếp tục thử tên lửa, và Mỹ sẽ gia tăng cấm vận. Hồi năm ngoái, ông Trump cam kết sẽ dội "lửa và thịnh nộ" lên Triều Tiên nếu nước này đe dọa Mỹ và đồng minh. Đáp lại, ông Kim thề sẽ "cho ông già Mỹ lẩm cẩm một bài học" vì đe dọa Triều Tiên.
Trường hợp cuối cùng, chiến tranh vũ trang sẽ nổ ra. Theo chuyên gia Narang, ông Trump có thể chọn phương án "giải trừ hạt nhân bằng vũ lực và lấy cuộc gặp thượng đỉnh thất bại làm bằng chứng cho thấy Mỹ không thể nào ngoại giao với Triều Tiên". Nhưng tất nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc "Mỹ đang tấn công một quốc gia hạt nhân".
Ông Narang cho rằng viễn cảnh thứ hai sẽ khả thi nhất trong khi tương lai về một cuộc chiến tổng lực là điều khó có thể xảy ra.
Tại sao chiến tranh là lựa chọn tồi tệ nhất?
Trước khi Tổng thống Trump tuyên bố hủy bỏ cuộc gặp với ông Kim Jong Un, Ngoại trưởng Pompeo cũng từng nói thẳng rằng, nếu không có được một thỏa thuận tốt, thì nước Mỹ sẽ quay lưng.
Và thực tế đã xảy ra đúng như vậy. Nhưng điều tồi tệ là trước đó, hai bên đã dọa dẫm nhau rất căng thẳng. Thứ Hai đầu tuần này, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã tuyên bố, nếu ông Kim Jong Un không chấp nhận thỏa hiệp, thì Triều Tiên có thể nhận kết cục như Libya - hứng mưa bom từ phương Tây và cuối cùng lãnh đạo bị lật đổ bằng vũ lực.
Điều này cho thấy viễn cảnh chiến tranh giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn còn nguyên đó.
Yochi Dreazen, một cây bút bình luận của Vox từng nhận định về viễn cảnh khủng khiếp, theo đó, ông Kim Jong Un có thể ra lệnh trút xuống thủ đô Seoul 10.000 quả rocket trong 1 phút và khiến 300.000 người Hàn Quốc thiệt mạng ngay trong ngày đầu khai chiến. Đó là chưa kể đến kho vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân rất uy lực của Triều Tiên.
Nếu ông Kim Jong Un muốn gây thiệt hại cho đối phương nhiều hơn, ông có thể huy động đến lượng vũ khí hóa học khổng lồ (được cho là kho vũ khí hóa học lớn nhất và công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Chỉ tính riêng chất độc thần kinh Sarin, một số nguồn cũng cho rằng Triều Tiên có thể đang có từ 2.500 đến 5.000 mét khối)
Và chuyên gia này kết luận: "Một cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên sẽ khủng khiếp hơn nhiều những gì mà đa số chúng ta có thể hình dung. Hàng triệu người có thể sẽ thiệt mạng."
Do đó, chiến tranh sẽ là lựa chọn tồi tệ nhất. Các chuyên gia đều hi vọng ông Trump và ông Kim sẽ chọn con đường ngoại giao để giải quyết mọi vấn đề.
Liệu ông Trump và ông Kim có còn tin vào phương án ngoại giao và chịu ngồi lại với nhau hay không, đó là câu hỏi vẫn chưa có lời đáp trong thời điểm hiện tại.
(Theo Thời đại)
- Cùng chuyên mục
Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước
Để đạt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đạt 80% vào năm 2026, VinFast sẽ mở rộng chuỗi cung ứng nội địa, với các điều kiện hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trong nước.
Sự kiện - 10/06/2025 10:13
Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản
Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương làm rõ ngay các nguyên nhân làm tăng cơ cấu giá bất động sản; khẩn trương có phương án giảm các thành tố làm tăng giá, tăng khả năng tiếp cận bất động sản nhiều hơn và tăng nguồn cung.
Sự kiện - 10/06/2025 08:25
'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'
Sáng 9/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Sự kiện - 09/06/2025 14:36
Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển
Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị UNOC 3 tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.
Sự kiện - 09/06/2025 07:06
Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng
Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.
Sự kiện - 08/06/2025 10:53
Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?
Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Sự kiện - 08/06/2025 06:47
[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới
Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.
Sự kiện - 07/06/2025 10:30
Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng
Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Sự kiện - 06/06/2025 20:23
Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD
Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.
Sự kiện - 06/06/2025 06:45
'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'
Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.
Sự kiện - 05/06/2025 14:21
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Sự kiện - 05/06/2025 08:43
Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo
Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Sự kiện - 04/06/2025 18:48
Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'
Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.
Sự kiện - 04/06/2025 14:34
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?
Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.
Sự kiện - 04/06/2025 10:43
[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'
"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.
Sự kiện - 04/06/2025 08:56
Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Sự kiện - 03/06/2025 17:54
- Đọc nhiều
-
1
Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?
-
2
HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày
-
3
Mối liên hệ giữa gia tộc Chearavanont giàu thứ nhì ở châu Á và C.P Việt Nam
-
4
Các tỷ phú nói gì sau vụ bất hòa giữa ông Trump và Elon Musk
-
5
Cổ phiếu Tesla mất 150 tỷ USD giá trị sau cuộc tranh cãi Trump-Musk
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago