4 ngân hàng châu Âu 'dính' cáo buộc chuyển giá đang hoạt động tại Việt Nam

Nhàđầutư
Đây là con số được công bố tại Hội thảo chia sẻ báo cáo công bằng thuế nhìn từ hoạt động của các tập đoàn, ngân hàng đa quốc gia do Oxfam tổ chức mới đây. Theo thống kê, hiện có 20 ngân hàng châu Âu đăng ký 26% tổng lợi nhuận tại các thiên đường thuế.
NGUYỄN THOAN
18, Tháng 05, 2017 | 17:05

Nhàđầutư
Đây là con số được công bố tại Hội thảo chia sẻ báo cáo công bằng thuế nhìn từ hoạt động của các tập đoàn, ngân hàng đa quốc gia do Oxfam tổ chức mới đây. Theo thống kê, hiện có 20 ngân hàng châu Âu đăng ký 26% tổng lợi nhuận tại các thiên đường thuế.

2238785

Trong 20 ngân hàng châu Âu có hoạt động chuyển giá, 4 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam 

Mỗi năm các nước đang phát triển thất thu 100 tỷ USD tiền thuế

Phát biểu tại hội thảo, bà Babeth Ngoc Han Lefur, Giám đốc Quốc gia, tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho biết: 100 tỷ USD là con số mà các nước đang phát triển (bao gồm Việt Nam) đang bị thất thu hàng năm do hoạt động tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia.

Kết quả nghiên cứu của Oxfam mới đây cho thấy, hành vi trốn thuế gây thiệt hại nguồn lực công rất lớn cho các nước. Hiện có 20 ngân hàng lớn nhất châu Âu đăng ký 26% tổng lợi nhuận của họ (khoảng 25 tỷ Euro) tại các thiên đường thuế. Trong số 20 ngân hàng lớn này, có 4 ngân hàng hiện nay có hoạt động tại Việt Nam là HSBC, Deutche Bank, Standard Chartered và Group BPCE.

Cũng theo báo cáo của Oxfam thì các tập đoàn đa quốc gia lớn đang dùng quyền lực chính trị và khả năng tài chính của mình để tránh thuế. Dựa trên số liệu Báo cáo công bố hàng năm 10-K của Uỷ ban chứng khoán và thị trường chứng khoán Mỹ, từ năm 2009 - 2015, 50 công ty lớn nhất của Hoa Kỳ (trong đó có cả Apple, Walmart) đã dành 2,5 tỷ USD cho vận động hành lang. Hiện nay, thuế suất của các công ty này phải đóng là 25,9% thấp hơn 10% so với mức thuế quy định trong luật.

Riêng với Việt Nam, theo báo cáo của Quỹ tiền tệ Quốc tế năm 2014, việc mở rộng chính sách ưu đãi thuế là một trong những nguyên nhân giảm thu ngân sách của nhà nước Việt Nam. Cụ thể, theo nghiên cứu của Oxfam thì có những ưu đãi thuế lớn và dàn trải ở Việt Nam, như: đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), miễn thuế, ưu đãi thuế suất thấp (10, 17%), ưu đãi về thời gian miễn giảm thuế, chuyển lỗ và khấu hao tài sản cố định.

Với thuế thu nhập cá nhân, Việt Nam có chính sách giảm 50% đối với cá nhân làm việc trong các khu kinh tế. Với thuế giá trị gia tăng thì miễn 25 loại hàng hoá/dịch vụ; ưu đãi 5% một số hàng hoá/dịch vụ thiết yếu.

Theo thống kê, thuế TNDN của Việt Nam đang thấp hơn mức bình quân trong khu vực. Không những thế, chúng ta còn liên tục giảm thuế từ 28% xuống còn 20%. Mức ưu đãi này cao hơn nhiều so với Thái Lan, Malaysia hay Indonesia. Rõ ràng việc quá nhiều ưu đãi  đang làm giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Số liệu cụ thể minh hoạ cho nhận định trên là năm 2013, Chính phủ ước giảm thu 2.080 tỷ đồng/năm do bổ sung ưu đãi thuế. Ước tính, nếu giảm 1% thuế suất thuế TNDN thì sẽ làm giảm thu NS khoảng 6.000 tỷ đồng/năm. Năm 2014, Chính phủ tiếp tục ước giảm thu 2.500 tỷ đồng/năm do ưu đãi thuế TNDN và TNCN.

"Sùng bái" FDI thái quá có thể dẫn tới cuộc đua xuống đáy về thuế suất

Nhận xét về báo cáo của Oxfam, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, bản thân cũng giật mình khi biết những con số nguồn thu trực tiếp từ thuế ở Việt Nam rất thấp, khoảng 26% GDP, trong khi các nước vào khoảng 78% GDP. 

Hiện nay, khối FDI chiếm trên 70% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam, còn lại là khu vực trong nước. Câu hỏi đặt ra là, tại sao nguồn thu thuế của Việt Nam lại thấp như vậy, trong khi chúng ta có rất nhiều doanh nghiệp FDI lớn? Liệu có câu chuyện chuyển giá để trốn tránh trách nhiệm đóng thuế của các tập đoàn đa quốc gia?

Trả lời cho câu hỏi này, ông Tuấn cho biết, năm 2012, VCCI đã có một khảo sát, khi hỏi 1.500 - 2000 doanh nghiệp FDI về lý do tại sao lại chọn Việt Nam, thì một trong những lý do đáng chú ý là mức thuế tương đối thấp và có khả năng tác động tới chính sách tốt hơn. VCCI cũng đặt vấn đề liệu các doanh nghiệp có dùng phương thức nào đó để chuyển giá, tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận? Kết quả nhận được là 20% doanh nghiệp thừa nhận có chuyển giá. Theo đó, những dấu hiệu được coi là dấu hiệu để biết doanh nghiệp chuyển giá là lợi nhuận mỏng nhưng lại liên tục có nhu cầu tuyển thêm lao động, mở thêm chi nhánh.

Đặt vấn đề, liệu ở Việt Nam có cuộc đua xuống đáy về thuế? - ông Tuấn cho biết, năm 2000 Việt Nam đã có một cuộc đua ưu đãi thuế rất mạnh xảy ra tại 36 tỉnh thành trong cả nước. Khi đó mỗi tỉnh đều có văn bản riêng để giảm thuế, phá rào. Hiện tại về mặt pháp lý gần như không còn những ưu đãi như vậy nữa, tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp lớn. "Điều này xảy ra do tâm lý sùng bài các dự án FDI của quan chức các tỉnh, trong khi hàng chục nghìn doanh nghiệp tư nhân trong nước thì vật vã", ông Tuấn nhận định.

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều doanh nghiệp FDI cũng chia sẻ, chuyển giá cũng là một trong những biện pháp để họ phòng ngừa những rủi ro liên quan tới chính sách thuế ở một số quốc gia không hợp lý, bất định, dễ thay đổi. Vì vậy, hoàn thiện, ổn định cơ chế, chính sách cũng là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa chuyển giá tại các nước.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ