3 điều bí mật giúp cua Na Uy về Việt Nam ngon

Na Uy đã thiết lập một hệ thống gồm các cơ quan kiểm tra và giám sát mức độ tuân thủ quy định trong tất cả các giai đoạn của chuỗi sản xuất và cung ứng mặt hàng thủy hải sản.
THỤC ANH
10, Tháng 12, 2022 | 09:38

Na Uy đã thiết lập một hệ thống gồm các cơ quan kiểm tra và giám sát mức độ tuân thủ quy định trong tất cả các giai đoạn của chuỗi sản xuất và cung ứng mặt hàng thủy hải sản.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính tới tháng 9/2022, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Na Uy đã đạt hơn 409,7 triệu USD. Trong đó, riêng kim ngạch nhập khẩu hàng thủy sản từ Na Uy đạt hơn 182,7 triệu USD, tăng 6.1% so với cùng kỳ năm 2021. Đối với Na Uy, Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng lớn.

Các mặt hàng thủy hải sản Na Uy được đánh giá cao bởi nước này đáp ứng tốt các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, vận chuyển - giao nhận nhanh. Sản phẩm xuất khẩu ra thị trường thế giới phải trải qua quy trình giám sát nghiêm ngặt, đi kèm với những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng.

Ngoài các loại cá và tôm nước lạnh thì cua biển là mặt hàng xuất khẩu nổi bật của Na Uy, với 3 loại tiêu biểu: Cua Hoàng đế đỏ, cua Tuyết và cua nâu. Nhiều người băn khoăn các loại cua này sẽ được đảm bảo chất lượng khi xuất khẩu như thế nào?

Tiêu chuẩn đánh bắt nghiêm ngặt

Hoạt động đánh bắt cua của Na Uy đang phát triển bền vững, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và hướng dẫn của quốc tế, cũng như của chính phủ Na Uy. Quy trình quản lý nguồn cua ở Na Uy cũng theo sát tiêu chuẩn môi trường quốc tế.

cua-na-uy

Đánh bắt hải sản Na Uy. Anh: Hội đồng Hải sản Na Uy.

Nước này đã thiết lập một hệ thống gồm các cơ quan kiểm tra và giám sát mức độ tuân thủ quy định trong tất cả các giai đoạn của chuỗi sản xuất và cung ứng.

Đối với cua nâu, cua phải được phân loại đực - cái ngay sau khi đánh bắt. Trong đó, cua cái tiếp tục được phân loại dựa trên hai hạng mục sản phẩm phục vụ tiêu thụ và sản phẩm phục vụ sản xuất.

Cua cái phục vụ tiêu thụ thường là những con cái mọng thịt đẫm gạch. Chúng phải giữ được màu sắc tươi, còn nguyên càng và có tối thiểu 6 chân. Những con nào dưới kích cỡ tối thiểu cho phép, đang có bọc trứng ngoài hoặc mới lột xác (khi cua vừa lột xác, mình của chúng thường đầy nước và ít thịt) phải được thả xuống biển.

Đối với cua Tuyết và cua Hoàng đế, chúng phải có màu nâu (cua Tuyết) hoặc nâu đỏ (cua Hoàng đế đỏ) ở mặt trên và có màu trắng hoặc màu kem ở mặt dưới. Cua phải còn sống và trong tình trạng tốt khi được đánh bắt, cũng như phải đảm bảo chất lượng khi sơ chế và đóng gói. Cua không được có vết thương, đổi màu hoặc trầy xước trên bất kỳ bộ phận nào của mai, không được thiếu toàn bộ chân hoặc càng.

Quy trình bảo quản chuyên nghiệp

Tương tự như các nhà cung cấp khác, Na Uy bán cua biển ra thị trường dưới dạng tươi sống, sơ chế thành thành phẩm như thịt cua ướp lạnh, đông lạnh hoặc các sản phẩm giá trị gia tăng khác. Cua sống thường được đóng gói và vận chuyển trong thùng xốp hoặc dùng một loại bể sục chuyên dụng được thiết kế để giữ cho các loại hải sản có vỏ luôn tươi sống trong quá trình vận chuyển.

Có hai hình thức vận chuyển cua tới quốc gia khách hàng: Bằng xe tải (khi xuất sang các nước châu Âu) hoặc bằng đường hàng không (khi xuất sang thị trường ngoài châu Âu, chủ yếu là sang các quốc gia châu Á).

Trên máy bay có thể có hoặc không có bể sục. Loại bể này thường được thiết kế cho xe tải nhiều hơn. Một chiếc xe tải chuyên dụng có thể chứa từ 12-34 tấn cua sống, và có các bể sục để giữ cua luôn sống, cũng như tươi ngon.

Sự phát triển của công nghệ bảo quản cho phép cua có thể được vận chuyển ra nước ngoài trong tình trạng tốt.

Cua-na-uy-1

Cua Hoàng đế Na Uy được cấp mã QR. Ảnh: Norway King Crab.

Theo đại diện Công ty Arctic Seafood Norway AS, khi cua được đưa đến nhà máy, chúng lập tức sẽ được kiểm tra tình trạng, cân nặng và phân loại gắn thẻ ID (thẻ nhận dạng sản phẩm), gồm mã QR và một dãy số gồm 7 chữ số, cung cấp cho khách hàng các thông tin về cua, cũng như đơn vị đánh bắt.

Chỉ những con cua ngon nhất và đảm bảo chất lượng mới được phép giao hàng dưới dạng tươi sống.

Cua sẽ được thả nuôi trong bể vài ngày để thích nghi trước khi vận chuyển. Cua tươi sống được gửi bằng máy bay từ miền bắc Na Uy đến khách hàng hoặc đến bể chứa của NKC ở thủ đô Oslo để lưu trữ tạm thời rồi vận chuyển tiếp. Mô hình này cho phép NKC vận chuyển cua Hoàng đế tươi sống đến khắp nơi trên thế giới quanh năm.

Mặc dù cua trong bể sục sẽ giữ được độ tươi sống lâu hơn so với khi được bảo quản trong thùng xốp nhưng nhìn chung, để đảm bảo chất lượng cua thì thời gian lưu trữ không nên kéo dài quá lâu.

Nhằm tránh tỷ lệ hao hụt tương đối cao của cua Tuyết trong quá trình bảo quản sống, hầu hết loài cua này đều được đưa qua xử lý, sơ chế. 

Quy trình này chủ yếu được thực hiện thông qua các hệ thống tự động. Tương tự như cua nâu, cua Hoàng đế thường được sơ chế tại các nhà máy trên đất liền. Trong khi đó, cua Tuyết được xử lý cả trên tàu và trong nhà máy do đôi lúc, khoảng cách xa giữa vùng đánh bắt và các cơ sở trên đất liền khiến khó có thể duy trì chúng trong tình trạng tươi sống.

Các quốc gia châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Việt Nam, là thị trường tiềm năng đối với các loại cua biển của Na Uy. Tuy nhiên, khoảng cách từ Na Uy đến khu vực này tương đối xa nên công tác vận chuyển cua  tươi sống có phần khó khăn.

Chính phủ Na Uy luôn nỗ lực tìm kiếm giải pháp để có thể đảm bảo tình trạng tốt nhất cho các sản phẩm của mình khi xuất khẩu sang những thị trường này. Theo thống kê của Cơ quan An toàn thực phẩm Na Uy (NFSA), tính tới tháng 9/2020, tại Na Uy đã có 26 cơ sở cung ứng cua Hoàng đế và cua Tuyết tươi sống phục vụ xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.

Đảm bảo an toàn thực phẩm

Trong bối cảnh đang có những lo ngại về an toàn thực phẩm, NFSA đã tiến hành kiểm tra và sàng lọc nồng độ kim loại nặng trong thịt cua. Trước đây, NFSA đã tiến hành các phân tích về kim loại nặng ở loài cua nâu được đánh bắt dọc theo bờ biển phía bắc Na Uy.

na-uy

Cua Hoàng đế Na Uy được vận chuyển đi khắp thế giới. Anh: Norwegian King Crab.

Dựa trên nghiên cứu này, các phân tích về nồng độ cadmium và thủy ngân (hai trong ba kim loại được coi là nguy hiểm nhất đối với cơ thể con người, loại còn lại là chì), cũng như asen (một trong những chất gây ung thư hàng đầu) đã được tiến hành đối với cua Hoàng đế đỏ đánh bắt ở vịnh hẹp Varanger, phía bắc Na Uy trong tháng 11/2022 và cua Tuyết ở biển Barents tháng 4/2015.

Cua Hoàng đế được phân tích trực tiếp sau khi đánh bắt, còn cua Tuyết bị bỏ đói trong 4 tuần trước khi xử lý và lấy mẫu. Kết quả cho thấy đối với cả hai loài, nồng độ cadmium và thủy ngân trong thịt đều dưới ngưỡng giới hạn tối đa.

Tương tự, asen vô cơ và asen hữu cơ ở cua Hoàng đế và cua Tuyết đều được phân tích, cho ra kết quả dưới ngưỡng tối đa quy định ở cả hai loài. Hiện không có ngưỡng giới hạn tối đa nào được Liên minh châu Âu (EU) đặt ra đối với tổng nồng độ hai loại asen. Do đó, các nhà phân tích đi đến kết luận rằng thịt từ cua Hoàng đế đỏ và cua Tuyết chứa hàm lượng kim loại nặng dưới mức giới hạn tối đa, an toàn để tiêu thụ.

Nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong cua Hoàng đế cũng thấp hơn ngưỡng giới hạn tối đa của EU.

TỪ KHÓA:
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ