Vẫn tồn tại nhiều rào cản chính sách trong tập trung tích tụ đất nông nghiệp

Nhàđầutư
Tại Việt Nam, chủ trương tích tụ và tập trung ruộng đất được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng kết quả thực hiện không đạt được mục tiêu kỳ vọng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là thị trường đất nông nghiệp chưa phát triển do các bất cập trong chính sách đất nông nghiệp hiện hành.
HÀ MY
25, Tháng 10, 2019 | 11:06

Nhàđầutư
Tại Việt Nam, chủ trương tích tụ và tập trung ruộng đất được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng kết quả thực hiện không đạt được mục tiêu kỳ vọng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là thị trường đất nông nghiệp chưa phát triển do các bất cập trong chính sách đất nông nghiệp hiện hành.

Phát biểu tại Diễn đàn Nông nghiệp Mùa Thu 2019 với chủ đề: “Chính sách đất đai và sự phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế" ngày 24/10, ông Nguyễn Đức Thành, Đại diện cơ quan điều phối Liên minh Nông nghiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, chủ đề về chính sách đất đai, nhất là trong nông nghiệp là rất quan trọng bởi liên quan thiết thực tới các vấn đề xã hội. Bản chất là liên quan tới quyền lợi và vấn đề phân phối cho người nông dân, vấn đề này hiện vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Theo báo cáo của VEPR, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức bình quân ruộng đất theo đầu người thấp nhất thế giới.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người ở Việt Nam là 0,25 ha, trong khi đó trên thế giới là 0,52 ha và trong khu vực là 0,36 ha. Nền nông nghiệp Việt Nam được phát triển chủ yếu dựa vào khoảng 10 triệu hộ nông dân cá thể với trên 76 triệu thửa và mảnh ruộng nhỏ lẻ, phân tán.

phat-trien-nong-nghiep-viet-nam-can-thay-doi-tu-duy-tu-nguoi-nong-dan-130310

 

Đây là một trong những trở ngại lớn nhất cho việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, hiện đại và bền vững trên cơ sở hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, với các hộ nông dân xây dựng cánh đồng lớn, vùng sản xuất tập trung công nghệ cao dưới tác động của thị trường, công nghiệp, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu.

Tại Việt Nam, chủ trương tích tụ và tập trung ruộng đất được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng kết quả thực hiện chủ trương đó không đạt được mục tiêu kỳ vọng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là thị trường đất nông nghiệp chưa phát triển do các bất cập trong chính sách đất nông nghiệp hiện hành.

Theo ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, hiện còn nhiều rào cản chính sách trong tập trung tích tụ đất nông nghiệp như: mức thuế và phí liên quan đến chuyển nhượng đất nông nghiệp bị áp chung như các bất động sản khác (2% thuế thu nhấp cá nhân); doanh nghiệp tư nhân trong nước không được giao đất có thu tiền sử dụng đất nông nghiệp mà chỉ được thuê đất để đầu tư sản xuất nông nghiệp; hộ nhận chuyển nhượng đất lúa phải là hộ nông nghiệp…

Để dần tháo bỏ những rào cản này, ông Trần Công Thắng đề xuất, bỏ hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và sử dụng hạn mức nhận chuyển nhượng hiện nay là mức khởi điểm để đánh thuế sử dụng đất nông nghiệp theo kiểu lũy tiến; quy định và giám sát chặt chẽ diện tích tối thiểu để tránh tách thửa.

Ngoài ra, cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và các khu, cụm, công viên, trung tâm công nghiệp – dịch vụ hỗ trợ thông qua việc thuê đất nông nghiệp hoặc liên kết với trang trại, hợp tác xã; xây dựng chính sách hỗ trợ các cá nhân đăng ký làm trang trại, gia trại tích tụ đất nông nghiệp; hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê đất nông nghiệp của các hộ nông dân…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ