Vận chuyển hàng hóa logistics trong thời dịch: Luồng xanh liệu đã xanh?

Nhàđầutư
Doanh nghiệp vận tải cho rằng, “luồng xanh” cho ngành vận tải logistics vận chưa xanh. Bởi tài xế phải qua nhiều chốt kiểm dịch để kiểm tra. Đồng thời, các thủ tục thông hành giữa các tỉnh vẫn chưa có sự thống nhất. 
PHƯỚC NGUYÊN
14, Tháng 08, 2021 | 16:15

Nhàđầutư
Doanh nghiệp vận tải cho rằng, “luồng xanh” cho ngành vận tải logistics vận chưa xanh. Bởi tài xế phải qua nhiều chốt kiểm dịch để kiểm tra. Đồng thời, các thủ tục thông hành giữa các tỉnh vẫn chưa có sự thống nhất. 

Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, ngành vận tải logistics gặp không ít khó khăn. Để chuỗi dịch vụ logistics hoạt động bình thường và tránh tình trạng đứt gãy trong tình hình dịch hiện nay, mỗi tài xế lái xe phải có giấy xét nghiệm COVID-19. Tuy nhiên, thủ tục qua các trạm kiểm dịch gặp phải một số bất cập. Nguyên nhân là mỗi tỉnh áp dụng một phương thức khác nhau.

Qua đó, vấn đề bất cập này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp vận tải logistics tốn nhiều thời gian để chuẩn bị thủ tục. Chưa dừng ở đó, vấn đề này còn khiến cho chuỗi cung ứng hàng hóa về các địa phương không  được đảm bảo.

Ông Phan Thành Lớn, Giám đốc công ty Long Nhung, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, thời gian qua, tình hình dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp. Do đó, để lưu thông hàng hóa, các doanh nghiệp vận tải logistics phải cho tài xế của mình xét nghiệm COVID-19.

Tuy nhiên, việc áp dụng kết quả xét nghiệm cho lái xe thì mỗi tỉnh thực hiện một kiểu, chưa đồng nhất mẫu xét nghiệm. Điều này khiến cho các doanh nghiệp vận tải logistics gặp không ít khó khăn. 

DSC04739

Các doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn, do các thủ tục thông hành còn nhiều bất cập. Ảnh: Phước Nguyên.

“Hiện nay, cánh lái xe đi qua các tỉnh Bắc Trung bộ chỉ cần có kết quả xét nghiệm nhanh COVID-19 thì cho qua. Tuy nhiên, xe đi đến các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương … thì phải có kết quả xét nghiệm của PCR, mới được di chuyển.”, Giám đốc công ty Long Nhung chia sẻ.

Vị giám đốc chia sẻ thêm, mỗi lần làm thủ tục lấy mẫu xét nghiệm cho tài xế, doanh nghiệp phải mất một ngày, sau đó mới có có thể vận chuyển hàng hóa. Bởi sau khi xét nghiệm xong, mẫu giấy xét nghiệm phải đến ngày hôm sau mới có. 

Ngoài ra, theo quy định, lái xe phải có xét nghiệm âm tính, hiệu lực trong 3 ngày; nếu 1 lái xe có hoạt động cả 30 ngày/ tháng phải mất 10 lần xét nghiệm. Vì vậy, chi phí cho mỗi tài xế phải mất từ 2,3 đến 3 triệu đồng/ tháng. Đây là một khoản chi phí lớn đối với doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay.

Ngoài ra, các tài xế còn đối diện với tình trạng ách tắc kéo dài, lưu thông trên các tuyến đường rất chậm. Nguyên nhân dẫn đến sự ách tắc kéo dài đó là do có nhiều trạm kiểm soát. Có những trạm, xe phải mất mấy tiếng đồng hồ mới qua được trạm.

Giống như đơn vị vận tải của ông Phan Thành Lớn, Công ty Green Liên Chiểu Logistics của ông Tô Văn Hiệp cũng đang gặp phải những khó khăn khi sử dụng các mẫu kết quả xét nghiệm, để vận chuyển hàng hóa qua các tỉnh các.

“Hiện nay việc chấp nhận kết quả  xét nghiệm không đồng nhất, có nơi thì chấp nhận test nhanh, có nơi thì đòi hỏi DCR, khiến cho doanh nghiệp tốn không ít thời gian. Bên cạnh đó, hiệu lực cho mỗi giấy xét nghiệm cũng không giống nhau.

Trước tình trạng trên, Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải cũng có khuyến cáo cho các địa phương chấp nhận kết quả xét nghiệm test. Tuy nhiên hiện nay, các tỉnh không thực hiện”, ông Hiệp cho cho sẻ.

Vị Giám đốc của công ty Green Liên Chiểu Logistics cho biết thêm, để có kết quả xét nghiệm của PCR, công ty phải phải bỏ ra 840 nghìn đồng/người và nếu lấy gắp thì phải mất 1,5 triệu đồng/người. Trong khi đó, mẫu xét nghiệm test nhanh chỉ có 200 nghìn đồng/người. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bỏ ra chi phí quá lớn.

Đối với tuyến “luồng xanh”, ông Hiệp cho hay, vừa qua, Bộ Giao thông vận tải thống nhất các tuyến đường từ bắc vào nam. Các tài xe có thể tham gia “luồng xanh” qua việc đăng ký trên công quốc gia hay địa phương. Tuy nhiên, khi các xe tại vùng đang có dịch được chứng nhận là “luồng xanh” không được một số tỉnh thông qua.

“Với tình trạng một số tỉnh áp dụng biện pháp riêng cho “luồng xanh” hiện nay, tôi cho rằng luồng xanh vẫn chưa phải xanh” ông Hiệp bày tỏ quan điểm.

Trước những khó khăn mà các doanh nghiệp vận tải đang gặp phải hiện nay, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng Chỉ phủ và Bộ Giao thông vận tải.

Theo đó, Hiệp hội này yêu cầu cần đảm bảo lưu thông phương tiện vận tải hàng hóa trên các tuyến Quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh, thành phố đang công bố thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng hoặc các biện pháp phòng chống dịch cao hơn, bằng các biện pháp phân luồng phương tiện từ xa.

Đối với các đô thị đã có đường vành đai thi cho xe đi theo đường vành đai và địa phương có biện pháp kiểm soát phù hợp; việc điều chỉnh luồng xe cần phải thông báo trước ít nhất 24 giờ trên phương tiện thông tin đại chúng.

Theo văn bản này, Hiệp hội cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo cụ thể, các phương tiện đi ra từ vùng dịch thi kiểm tra tại gốc hoặc qua trạm của các tỉnh nơi phương tiện xuất phát; khi đã kiểm tra xong nhập dữ liệu vào hệ thống “luồng xanh" để các trạm khác không kiểm tra nửa. Đồng thời, các Bộ, ngành cần thực hiện các quy định một cách thống nhất. 

Bên cạnh đó, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo cho lực lượng lái xe, phụ xe được ưu tiên tiêm vắc-xin theo Nghị quyết 21 của Ban Bí thư; hoặc có chính sách hỗ trợ tiền xét nghiệm cho các đơn vị vận tải.

Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo lực lượng y tế ngành tổ chức một số điểm xét nghiệm cho lái xe tại một số trạm dừng, nghỉ trên một số tuyến đường Quốc lộ có lưu lượng phương tiện lớn để thuận tiện cho lái xe thực hiện xét nghiệm. Bởi lái xe đường dài có khi phải mất một vài tháng mới về đơn vị, nên khó có thể thực hiện công tác vừa xét nghiệm và tiêm phòng vắc-xin COVID-19.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ