Tỷ phú Trần Bá Dương: Đừng nói thái quá việc giải cứu nông sản

Nhàđầutư
“Tôi rất đồng tình với tình tương thân, tương ái, song vừa rồi có một số tổ chức giải cứu nông sản nhưng lại nói thái quá, khiến chúng tôi làm kinh doanh trong lĩnh vực này chạnh lòng”, Chủ tịch HĐQT Thaco Trần Bá Dương chia sẻ.
PHƯƠNG LINH
21, Tháng 02, 2020 | 12:16

Nhàđầutư
“Tôi rất đồng tình với tình tương thân, tương ái, song vừa rồi có một số tổ chức giải cứu nông sản nhưng lại nói thái quá, khiến chúng tôi làm kinh doanh trong lĩnh vực này chạnh lòng”, Chủ tịch HĐQT Thaco Trần Bá Dương chia sẻ.

Theo Bộ NN&PTNT, trong 10 năm trở lại đây, cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản của nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. 

Công nghệ chế biến nông sản Việt Nam đã đạt mức độ trung bình của thế giới. Một số ngành hàng có công nghệ và thiết bị chế biến tương đối hiện đại mang tầm khu vực và thế giới, như chế biến hạt điều, cà phê, lúa gạo, tôm, cá tra... Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến nông sản đạt khoảng 5-7%/năm. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh, bình quân tăng khoảng 8-10%/năm. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 41,3 tỷ USD, xuất khẩu tới hơn 186 nước và vùng lãnh thổ.

Về cơ giới hóa nông nghiệp, đến nay, trang bị động lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp cả nước đạt khoảng 2,4 mã lực/ha canh tác. Cả nước hiện có hơn 7.800 doanh nghiệp cơ khí (có 95 doanh nghiệp có vốn trên 500 tỷ đồng); gần 100 cơ sở chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp.

tran-ba-duong

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco Group 

Sáng 21/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến “Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” nhằm đánh giá thực trạng, xác định giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa trong nông nghiệp.

Thủ tướng cho rằng xuất khẩu nông sản rất quan trọng nhưng thị trường trong nước gần 100 triệu dân càng quan trọng mà nếu ta không quan tâm, không lo thị trường trong nước thì sẽ là thiếu trách nhiệm với người dân. Vậy cần có chính sách, biện pháp gì để tháo gỡ cho chế biến, nhất là chế biến sâu, cho cơ khí hóa khi mà hiện nay, số lao động nông nghiệp còn đông, chủ yếu làm thủ công, mức độ cơ giới hóa còn thấp nên năng suất thấp.

Theo đó, Bộ NN&PTNT phấn đấu đến năm 2030 đưa công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản Việt Nam “đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới”, là trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu, đồng thời có đủ năng lực chế biến, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp.

Tại hội nghị, bàn về giải pháp để các sản phẩm nông nghiệp phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của thị trường, tỷ phú Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Thaco Group cho rằng cần phát triển nền nông nghiệp hữu cơ gắn với chuỗi liên kết với người dân để đáp ứng yêu cầu của thị trường. 

Ông Dương nhận định, nền nông nghiệp nước ta phát triển theo hướng vô cơ hóa nhiều, dẫn tới chất lượng, đời sống sinh học sản phẩm nông nghiệp thấp. Nếu chúng ta làm nông nghiệp hữu cơ, tích hợp làm đồng bộ cả chăn nuôi để có phân hữu cơ, rồi thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ và biện pháp bảo quản hữu cơ thì sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm và kéo dài thời gian tiêu thụ.

Đề cập đến câu chuyện giải cứu nông sản tại hội nghị, Chủ tịch Thaco cho rằng không nên nói thái quá, dẫn đến nông nghiệp bị coi là nghèo nàn, thấp kém. “Tôi rất đồng tình với tình tương thân, tương ái, song vừa rồi có một số tổ chức giải cứu nông sản nhưng lại nói thái quá, khiến chúng tôi làm kinh doanh trong lĩnh vực này chạnh lòng”, ông Trần Bá Dương chia sẻ.

Theo ông Dương, nông nghiệp Việt Nam cần phát triển theo hai hướng: quy mô lớn, ứng dụng công nghệ phù hợp để tạo ra sản phẩm chất lượng, ổn định; xây dựng hệ thống phân phối tập trung ở các nước, thị trường với một tỷ lệ nhất định. Thứ hai tổ chức sản xuất nhỏ hơn, các tập đoàn, doanh nghiệp có thể chuyển giai mô hình sản xuất kinh, doanh này cho nông dân làm trong chuỗi liên kết, nghiên cứu các sản phẩm đảm bảo chất lượng yêu cầu của thị trường.

"Khi doanh nghiệp bắt tay vào làm nông nghiệp, các ngân hàng rất lo, vì người ta nghe rất nhiều về nông nghiệp rủi ro. Nhưng tôi nghĩ, nếu chúng ta làm khác đi thì sẽ không có rủi ro và đảm bảo nông nghiệp là ngành chủ lực của đất nước và có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế. Ngân hàng nên đồng hành với các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Bất cập còn nhiều nhưng không vì bất cập mà coi nhẹ ngành sản xuất nông nghiệp”, ông Dương bày tỏ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ