TS. Cấn Văn Lực: Nguồn tài chính cho doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn vẫn là thách thức lớn

Nhàđầutư
Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng phát triển của kinh tế tuần hoàn, đồng thời là đối tượng thụ hưởng lợi ích thiết thực từ các mô hình này. Tuy nhiên, nguồn tài chính cho doanh nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn vẫn là thách thức lớn cần sự đồng hành, nỗ lực của Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp.
BẢO LÂM
07, Tháng 09, 2022 | 07:00

Nhàđầutư
Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng phát triển của kinh tế tuần hoàn, đồng thời là đối tượng thụ hưởng lợi ích thiết thực từ các mô hình này. Tuy nhiên, nguồn tài chính cho doanh nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn vẫn là thách thức lớn cần sự đồng hành, nỗ lực của Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp.

Sáng 7/9, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadatu.vn tổ chức Hội thảo "Chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn".

Trong tham luận gửi đến hội thảo, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV và nhóm nghiên cứu nhận định, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển của kinh tế tuần hoàn đồng thời là đối tượng thụ hưởng lợi ích thiết thực từ các mô hình kinh tế sáng tạo và văn minh này. Tuy nhiên, nguồn tài chính cho doanh nghiệp để phát triển kinh tế tuần hoàn vẫn là thách thức lớn cần sự đồng hành, nỗ lực của Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp với các giải pháp thiết thực hiệu quả.

TS. Cấn Văn Lực cho rằng kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, nền kinh tế và xã hội như: Tận dụng được nguồn nguyên liệu đã qua sử dụng, giảm thiểu khai thác tài nguyên vốn đang cạn kiệt và không thể phục hồi; giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên thông qua vận hành các mô hình kinh doanh tuần hoàn, sử dụng công nghệ sạch, công nghệ phát thải carbon thấp, góp phần hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường, giảm tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (tổn thất do biến đổi khí hậu có thể lên tới 11% GDP Việt Nam vào năm 2100, theo WB); giảm rủi ro thừa sản phẩm cho doanh nghiệp trong khi thiếu hụt nguyên liệu đầu vào;

Cùng với đó phát huy tính năng động, sáng tạo trong đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; là cầu nối giữa khoa học và kinh tế (đưa các sáng kiến, phát minh sáng chế vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp); nâng cao tính tự lực, tự chủ của doanh nghiệp, góp phần phát triển nền kinh tế tự cường, bền vững; bắt kịp với xu thế của toàn cầu theo con đường "xanh", hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045; tăng hiệu quả và sự gắn kết giữa kinh tế - xã hội - môi trường (cứ 1 triệu USD đầu tư vào năng lượng tái tạo giúp tăng thêm ít nhất 5 việc làm so với đầu tư năng lượng hóa thạch).

Empty

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV. Ảnh: Trọng Hiếu.

Quy mô trái phiếu xanh Việt Nam còn nhỏ

Chia sẻ về thực trạng huy động nguồn lực tài chính cho kinh tế tuần hoàn, TS. Cấn Văn Lực nhận định Việt Nam đang bắt đầu bước vào kỷ nguyên kinh tế tuần hoàn với Quyết định 687/QĐ-TTg ngày 7/6/2022 về "Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam" là bước ngoặt quan trọng góp phần cụ thể hóa mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về "0" vào năm 2050; đẩy mạnh ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) thúc đẩy xanh hóa các ngành kinh tế.

Để hỗ trợ thúc đẩy kinh tế xanh, KTTH, các nguồn lực tài chính đã và đang được huy động một cách tích cực, hiệu quả cho các doanh nghiệp và các hoạt động sản xuất, kinh doanh "xanh" (chủ yếu hiện nay vẫn là các nguồn lực cho tài chính "xanh").

Về trái phiếu bền vững, theo Climate bonds và HSBC (2021), quy mô thị trường nợ bền vững, quy mô trái phiếu xanh, xã hội và bền vững của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD năm 2021, gấp 5 lần năm 2020, trong đó riêng quy mô trái phiếu xanh Việt Nam đạt 1 tỷ USD, chiếm gần 70% tổng giá trị trái phiếu bền vững, đứng thứ hai ASEAN (sau Singapore). Công cụ nợ xanh ở Việt Nam được phát hành bởi Chính phủ, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp tài chính và phi tài chính (đặc biệt là ngành vận tải và năng lượng). Một số đợt phát hành nổi bật là 425 triệu USD trái phiếu bền vững có quyền chọn của Vingroup trên thị trường quốc tế; 1.725 tỷ đồng trái phiếu xanh trong nước của EVNFinance.

Tuy nhiên, quy mô trái phiếu xanh Việt Nam còn nhỏ (chỉ chiếm 2,2% tổng quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam năm 2021; thấp hơn 8 lần quy mô trái phiếu xanh của Singapore dù đứng thứ hai về quy mô phát hành trong ASEAN-6 năm 2021); chưa đáp ứng yêu cầu về ESG; chưa tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về phát hành trái phiếu xanh.

Về huy động vốn trên thị trường chứng khoán (TTCK), chỉ số bền vững (VNSI) bắt đầu từ năm 2017 với sự tham gia của 20 doanh nghiệp (DN) niêm yết bền vững hàng đầu Việt Nam (được lựa chọn trong số 100 công ty lớn nhất trên sàn HSX), các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này bao gồm các DN trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, xanh và ứng dụng công nghệ cao; năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời…); chuyển đổi năng lượng sạch; giao thông, cung cấp điện nước, công nghệ thông tin và truyền thông.

Đồng thời, TTCK Việt Nam đã tham gia sáng kiến TTCK bền vững (SSE) từ năm 2016, tuy nhiên, việc tuân thủ khung quản trị ESG chưa phổ biến; bộ Chỉ số bền vững (VNSI) còn hạn chế số lượng DN và nhiều tiêu chí đã lạc hậu.    

Về vốn tín dụng ngân hàng, triển khai Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam (Quyết định 1604/QĐ-NHNN ngày 7/8/2018), theo NHNN, tính đến tháng 8/2022, có khoảng 70 tổ chức tín dụng (TCTD) xây dựng được sản phẩm tín dụng ngân hàng xanh; 9 TCTD có thiết lập các hỗ trợ, ưu đãi cho các khoản tín dụng xanh; gần 20 TCTD xây dựng được sổ tay đánh giá rủi ro môi trường xã hội cho 10 ngành kinh tế. Dư nợ tín dụng xanh với các dự án xanh 451.000 tỷ đồng (chiếm 4,2% tổng dư nợ), gấp gần 6 lần mức 70,8 nghìn tỷ đồng năm 2015. Tính đến hết quý I/2022, tổng dư nợ đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội là 1,31 triệu tỷ đồng, chiếm 14,5% tổng dư nợ nền kinh tế. Nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã tăng cường hợp tác, thu hút vốn ODA từ các tổ chức quốc tế như ADB, IFC, ADF, IDFC … để tài trợ cho các dư án xanh, sản phẩm xanh như BIDV, VCB, Vietinbank, Agribank, SHB, HDBank, OCB ….  

Mặc dù dư nợ tín dụng xanh đã tăng trưởng tích cực trong giai đoạn 2016-2021, song quy mô dư nợ tín dụng xanh còn khá nhỏ so với tổng dư nợ nền kinh tế, hơn nữa chỉ tập trung vào một số NHTM lớn (nhiều NHTM chưa có hướng dẫn, vận hành cơ chế tài chính xanh từ các tổ chức quốc tế); nguồn tài chính cho tín dụng xanh còn phụ thuộc vào các dự án, chương trình có tài trợ quốc tế (thường quy mô nhỏ và điều kiện khắt khe). 

Cần phát triển đa dạng các loại hình tài chính bền vững

Theo đánh giá của WB (2021), Việt Nam sẽ cần đầu tư khoảng gần 370 tỷ USD (tương đương 6,8% GDP/năm) trong giai đoạn 2022-2040 để thực hiện lộ trình tăng trưởng xanh, với lượng phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và thích ứng biến đổi khí hậu trong đó 35% từ ngân sách, 65% từ nguồn tư nhân (trong và ngoài nước). Kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu để phát triển kinh tế xanh, bền vững, tuy nhiên, khái niệm và nội hàm vẫn có sự khác biệt nhất định so với kinh tế xanh. Vì vậy, cần xây dựng và thực thi các cơ chế chính sách huy động nguồn lực tài chính cho kinh tế tuần hoàn gắn với kinh tế xanh là yêu cầu quan trọng trong thời gian tới.

Ông Cấn Văn Lực kiến nghị cần xây dựng và thực thi "văn hóa kinh tế tuần hoàn, văn hóa xanh' trong tất cả các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp; hoàn thiện hành lang pháp lý cho kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh

Đồng thời phát triển đa dạng các loại hình tài chính bền vững. Cụ thể, xây dựng quy trình thẩm định riêng hoặc sổ tay hướng dẫn về tín dụng đối với KTTH và sổ tay đánh giá rủi ro môi trường xã hội cho các ngành kinh tế.

Tích cực tham gia đàm phán, thu hút nguồn vốn quốc tế đa dạng, vốn ODA để tài trợ cho các dự án tín dụng "kinh tế tuần hoàn", dự án xanh.

Xây dựng lộ trình hỗ trợ với các DN phát triển kinh tế tuần hoàn (có thể chọn lọc một số lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát trển đang được ưu đãi như năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời), nông nghiệp sạch, công nghệ cao; DN công nghệ thông tin, DN vừa và nhỏ….

"Đánh giá nhu cầu đầu tư ESG của các quỹ đầu tư ESG khu vực và thế giới vào các DN, lĩnh vực có tiềm năng của Việt Nam. Xây dựng các Quỹ tái cấp vốn, cơ chế liên kết tài trợ kinh tế tuần hoàn với lãi suất ưu đãi", chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhìn nhận.     

Đối với doanh nghiệp, vị tiến sĩ cho rằng cần đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến và tái chế sản phẩm đã qua sử dụng (nhựa, thủy tinh, bao bì nhựa, bao bì nilông…); tăng cường nguyên liệu sạch, nguyên liệu tại chỗ.

Các DN niêm yết, công ty đại chúng chú trọng áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS); tăng cường các thông tin/báo cáo bằng tiếng Anh; tích hợp các yếu tố ESG, tiêu chí xanh vào hoạt động kinh doanh nhằm nâng giá trị DN khi niêm yết, phát hành trái phiếu, trái phiếu xanh, trái phiếu bền vững, được tiếp cận các khoản vay ưu đãi, bảo lãnh tín dụng của các tổ chức quốc tế;

Xây dựng phương án huy động các nguồn lực tài chính khả thi cho phát triển dự án kinh tế tuần hoàn, (phương thức, quy mô, thời điểm, lãi suất, tiêu chuẩn phát hành, nhà đầu tư trong nước/quốc tế…).

Vị chuyên gia còn kiến nghị hoàn thiện hệ thống cơ sở thông tin, dữ liệu về nguồn lực tài chính cho kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm huy động nguồn lực tài chính cho kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nhất là từ các quỹ đầu tư, các thị trường tài chính quốc tế, nguồn vốn tài trợ song và đa phương, cả ưu đãi và thương mại, mới có thể huy động đủ nguồn lực cho 3 mục tiêu chính là: Tăng trưởng xanh, đạt mục tiêu lượng phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 và thích ứng biến đổi khí hậu như nêu trên.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ