11, Tháng 05, 2024 | 02:27

TP.HCM phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trước 15/9

THANH TRẦN
16:28 10/08/2021

Chính phủ đặt mục tiêu: TP. HCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước 15/9; các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai kiểm soát được dịch bệnh trước 1/9.

ttg-phat-b-ieu-khai-mac-1139

Chính phủ ban hành Nghị quyết về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Dịch bệnh COVID-19, với sự xuất hiện của biến chủng Delta đang diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh, lây lan nhanh và gây tử vong cao tại nhiều nước trên thế giới, nhất là tại khu vực Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, đợt bùng phát dịch lần thứ 4 có tốc độ lây rất nhanh, đã lan rộng ra nhiều địa phương với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và tiếp tục diễn biến khó lường. Đặc biệt, dịch bệnh đã lan rộng, ngấm sâu vào cộng đồng ở nhiều khu vực thuộc địa bàn TP.HCM và một số tỉnh phía Nam với số người bị nhiễm rất cao, gây tổn hại rất lớn về tính mạng, sức khỏe và đời sống nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Do đó, để tiếp tục tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, không để xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế - xã hội, Chính phủ thống nhất ban hành Nghị quyết về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV.

Theo đó, về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, căn cứ Quyết định số 2686 của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh) chủ động quyết định và chỉ đạo cấp dưới áp dụng nghiêm các giải pháp theo quy định, tương ứng với các mức độ nguy cơ theo tinh thần Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ với phương châm có thể áp dụng sớm hơn, cao hơn nhưng không được chậm hơn, thấp hơn.

Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là thực hiện giãn cách xã hội phải được triển khai thực chất, nghiêm ngặt, mạnh mẽ, quyết liệt, chặt chẽ ngay từ đầu, xuyên suốt trong tất cả các cấp; làm việc gì phải dứt khoát việc đó, không chần chừ, do dự, chập chờn, thiếu cương quyết, thiếu bản lĩnh.

Các địa phương căn cứ vào các quy định chung của Trung ương, chủ động ban hành theo thẩm quyền các quy định về phòng, chống dịch, bảo đảm đồng bộ, nhất quán, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn.

Tất cả các địa phương chỉ đạo thực hiện nghiêm phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", phát hiện, xử lý ngay người đến từ vùng có dịch hoặc đến từ địa bàn khác theo quy định của địa phương mà không khai báo, người rời khỏi địa phương đang giãn cách xã hội mà không được phép của cấp có thẩm quyền theo quy định.

Các địa phương căn cứ tình hình và yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, chủ động áp dụng linh hoạt các biện pháp cần thiết; xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả xử lý hình sự theo quy định của pháp luật đối với mọi hành vi không tuân thủ, cản trở, chống đối việc thực hiện các quy định, biện pháp phòng, chống dịch bệnh của cơ quan có thẩm quyền.

Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an địa phương tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền và làm nòng cốt trong tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ này.

TP.HCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9/2021

Chính phủ yêu cầu các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ phải quán triệt nghiêm "chủ trương 1, tổ chức thực hiện 10", bảo đảm chặt chẽ, thực chất; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức hoặc "chặt ngoài, lỏng trong".

Kể từ ngày bắt đầu giãn cách, trong thời hạn 14 ngày, các địa phương phải xác định được cụ thể và bảo vệ được thật chắc các "vùng xanh"; có biện pháp, lộ trình cụ thể để chuyển "vùng vàng" thành "vùng xanh", "vùng cam" thành "vùng vàng" và khoanh chặt, thu hẹp "vùng đỏ"; trong thời hạn 28 ngày phải kiểm soát được tình hình trên địa bàn, phải cô lập được các "vùng đỏ" ở phạm vi hẹp nhất.

Bên cạnh đó, TP.HCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9/2021. Các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1/9/2021. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8/2021. Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Cùng với việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, Bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng và thực hiện phương án đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu, tuyệt đối không để ai thiếu đói, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng, chống dịch bệnh; kịp thời cấp cứu, chữa bệnh cho mọi người dân ở mọi lúc, mọi nơi.

Về công tác y tế, Chính phủ giao Bộ Y tế bám sát diễn biến dịch trong nước và trên thế giới, cập nhật các giải pháp tiến bộ trong phòng, chống dịch và điều trị để kịp thời ban hành hoặc đề xuất ban hành các văn bản điều chỉnh, quy định, hướng dẫn. Văn bản hướng dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ giám sát, kiểm tra và dễ đánh giá; phải nêu rõ những điểm bắt buộc thực hiện (cứng) và những điểm có tính nguyên tắc để trên cơ sở đó các địa phương nêu cao tinh thần chủ động, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm và vận dụng sáng tạo.

Kiểm soát chặt chẽ các biện pháp giãn cách xã hội

Về bảo đảm an ninh, trật tự, Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức các lực lượng, cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; có phương án chủ động ứng phó với các diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn.

Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương tăng cường bám sát địa bàn, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội và các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, chú trọng phát huy vai trò của công an cấp cơ sở, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn các cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng quân đội, nhất là lực lượng quân y, binh chủng hóa học, bộ đội biên phòng, dân quân tự vệ phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh; tham gia sản xuất, cung ứng trang thiết bị, vật tư và tham gia cứu trợ Nhân dân trong khu vực cách ly, phong tỏa; chú trọng quản lý chặt chẽ biên giới, đường mòn, lối mở, xuất cảnh, nhập cảnh; giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.

Tránh đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa

Về sản xuất, cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tập trung chỉ đạo.

Theo đó, địa phương duy trì hoạt động sản xuất, tránh làm đứt gãy các chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa, dịch vụ, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nhưng phải bảo đảm, tạo điều kiện cao nhất các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và chỉ những cơ sở bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh theo quy định mới được phép hoạt động, trên tinh thần an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn.

Các cơ quan chức năng tạo điều kiện cao nhất để vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất, thông suốt giữa các tỉnh, thành phố, địa bàn; có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa; chủ động có các giải pháp hỗ trợ bảo đảm sản xuất, cung ứng, lưu thông đối với nhóm hàng hóa là trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, hóa chất, ô xy y tế, phương tiện, dịch vụ phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, ổn định đời sống của người dân, đặc biệt là bảo đảm cung ứng trực tiếp đến người dân ở những khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội; huy động các lực lượng công an, quân đội, dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp, hội đồng hương… và Nhân dân cả nước tham gia sản xuất, cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ người dân.

Không bỏ sót đối tượng cần cứu trợ, không để ai bị thiếu đói

Về các chính sách hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung chỉ đạo.

Cơ quan chức năng, địa phương triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; thường xuyên rà soát, cập nhật, không bỏ sót đối tượng cần cứu trợ, không để ai bị thiếu đói, bám sát tình hình và yêu cầu thực tế để tiếp tục mở rộng hoặc điều chỉnh phù hợp các đối tượng được trợ cấp khi gặp khó khăn và giảm tối đa các thủ tục hành chính khi thực hiện nhiệm vụ này;

Cơ quan chức năng, địa phương phải chăm lo đời sống Nhân dân, đặc biệt là người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất việc làm do dịch bệnh COVID-19 và lực lượng tuyến đầu chống dịch, bảo đảm kịp thời, thực chất, hiệu quả.

Xử lý nghiêm thông tin xấu độc trên mạng

Về thông tin, truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin, Chính phủ giao Bộ Y tế, Sở Y tế, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các cấp là đầu mối cung cấp kịp thời thông tin chính thức về dịch bệnh và các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cho người dân, doanh nghiệp; tổ chức đội ngũ chuyên gia, tình nguyện viên kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ người dân phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đối tượng F0, F1.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện thống nhất một đầu mối về truyền thông, tăng cường hệ thống thông tin cơ sở, thường xuyên cung cấp các bản tin tuyên truyền, phổ biến, vận động, hướng dẫn, kêu gọi người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; cải chính, phản bác, đấu tranh với các thông tin xấu độc, bịa đặt, thông tin giả mạo, xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch bệnh của các cấp, các ngành, các địa phương.

Đồng thời, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo triển khai có hiệu quả các nền tảng công nghệ dùng chung đã được các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Công an, Quốc phòng và các cơ quan có thẩm quyền công bố; chủ động triển khai các ứng dụng công nghệ khác phù hợp với các nền tảng công nghệ dùng chung, đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn; tổ chức, phân công đầu mối để phối hợp, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu kịp thời, hiệu quả với các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Công an, Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác.

Ưu tiên ngân sách và các nguồn lực cho phòng, chống dịch

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương ưu tiên sắp xếp, bố trí ngân sách nhà nước và các nguồn lực hợp pháp khác để bảo đảm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và cơ sở điều trị người bệnh COVID-19; giao Bộ Y tế tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ chi thường xuyên cho các cơ sở y tế công lập thu không đủ chi do tác động của dịch.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% chi phí hội nghị, công tác trong và ngoài nước (trừ kinh phí hoạt động quan trọng, cấp bách và phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, kinh phí hoạt động ngoại giao của Bộ Ngoại giao) và tiết kiệm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021 không tính tiền lương và các khoản thu nhập khác; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tập trung kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Đẩy mạnh hoạt động "ngoại giao vaccine"

Về tăng cường hợp tác quốc tế, Bộ Ngoại giao tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp tục triển khai và đẩy mạnh hoạt động "ngoại giao vaccine"; vận động, thúc đẩy các đối tác cung cấp vaccine đúng hoặc sớm hơn thời gian cam kết; tăng cường hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong sản xuất vaccine và thuốc điều trị COVID-19; hỗ trợ trang thiết bị, vật tư và sinh phẩm y tế.

Bộ Ngoại giao chủ trì đề xuất chính sách xuất cảnh, nhập cảnh phù hợp với tình hình mới; nghiên cứu, tham mưu việc công nhận và cho phép "hộ chiếu vaccine nước ngoài" được sử dụng tại Việt Nam; làm tốt công tác bảo hộ công dân; tăng cường thông tin đối ngoại về những nỗ lực và kết quả phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam, về sự chủ động, tích cực hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phòng, chống dịch.

Cơ chế đặc thù trong mua sắm thuốc, trang thiết bị chống dịch

Nghị quyết nêu rõ, về cơ chế, hình thức mua sắm, các bộ, ngành quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 22/7/2021 của Chính phủ.

Các địa phương quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 22/7 của Chính phủ.

Trường hợp lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu thì Chủ tịch UBND tỉnh được tổ chức lập, thẩm định và quyết định phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu.

Khi xây dựng giá gói thầu mua sắm hóa chất, trang thiết bị, vật tư, phương tiện, dịch vụ phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19, địa phương cần căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu sau: Báo giá hàng hóa, dịch vụ cần mua của ít nhất ba nhà cung cấp khác nhau; dự toán mua sắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gồm: chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sắm một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong năm); kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật Giá; giá thị trường tại thời điểm mua sắm tham khảo từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng Internet; giá trúng thầu mua sắm loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ tương tự trong khoảng thời gian sáu tháng trước đó.

Giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế thì căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu nêu trên hoặc giá trúng thầu trong vòng sáu tháng trước được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu hoặc Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (muasamcong.mpi.gov.vn).

Trường hợp không xác định được giá các loại hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện, dịch vụ phòng, chống COVID-19 do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các bộ ngành, địa phương căn cứ giá do doanh nghiệp công bố theo yêu cầu của Bộ Y tế trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và được cập nhật hàng tuần để xác định giá gói thầu.

Trường hợp không có doanh nghiệp công bố giá, để giảm tải khối lượng công việc cho Bộ Y tế tập trung phòng, chống dịch, Chính phủ thống nhất giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Công an, Tư pháp thành lập tổ công tác thực hiện việc đàm phán thống nhất về giá với doanh nghiệp để Bộ Y tế công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế; trên cơ sở đó các bộ, ngành, địa phương, đơn vị xác định giá gói thầu.

Trong quá trình xây dựng giá gói thầu, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị được lựa chọn một trong các quy định tại điểm c hoặc quy định tại điểm d khoản này, trình người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền xem xét, quyết định giá gói thầu theo quy định.

Căn cứ tình hình dịch bệnh COVID-19 và kịch bản ứng phó, Bộ Y tế kịp thời công bố, cập nhật danh mục vật tư, trang thiết bị, hóa chất, thuốc thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch bệnh để các địa phương, đơn vị thực hiện mua sắm theo phương châm "4 tại chỗ".

Cũng theo Nghị quyết của Chính phủ, việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế; chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều trị COVID-19 thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh.

Về tổ chức, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế: Bộ trưởng Y tế được ban hành văn bản hướng dẫn việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Bộ Y tế ban hành quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật các loại xét nghiệm COVID-19; trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện theo đúng quy định.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 28/7/2021 đến hết ngày 31/12/2022.

  • Cùng chuyên mục
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có tân Phó Chủ tịch

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có tân Phó Chủ tịch

Ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán chứng khoán vừa được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Tài chính - 10/05/2024 17:29

Carpla và Chợ Tốt hợp tác chiến lược nâng tầm trải nghiệm mua bán xe toàn diện

Carpla và Chợ Tốt hợp tác chiến lược nâng tầm trải nghiệm mua bán xe toàn diện

CTCP Carpla và Công ty TNHH Chợ Tốt đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược trong lĩnh vực mua bán xe ô tô đã qua sử dụng. Sự kiện này đánh dấu cột mốc quan trọng trong kế hoạch phát triển của hai bên, mang lại cho khách hàng trải nghiệm mua bán xe đã qua sử dụng minh bạch, an tâm.

Doanh nghiệp - 10/05/2024 16:40

Giá vàng dự báo lên tới 100 triệu đồng/lượng, cảnh báo rủi ro 'kép'

Giá vàng dự báo lên tới 100 triệu đồng/lượng, cảnh báo rủi ro 'kép'

TS. Cấn Văn Lực đưa cảnh báo, nhà đầu tư không nên chỉ quan tấm đến đầu cơ, lướt sóng, nhất là dùng đòn bảy tài chính, vì một khi cơ quan quản lý dùng giải pháp mạnh, giá vàng, nhất là SJC quay đầu giảm, nhà đầu tư sẽ chịu rủi ro kép: mua cao bán thấp và còn phải trả lãi vay.

Tài chính - 10/05/2024 15:44

Nguồn cung căn hộ phía Nam tăng mạnh, đất nền chưa thoát cảnh ảm đạm

Nguồn cung căn hộ phía Nam tăng mạnh, đất nền chưa thoát cảnh ảm đạm

Tháng 4, trong khi phân khúc căn hộ ở TP.HCM và vùng phụ cận đã cho thấy sự cả thiện cả về nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ thì phân khúc đất nền vẫn gặp nhiều khó khăn.

Đầu tư - 10/05/2024 15:05

Google cam kết hỗ trợ Việt Nam ứng dụng AI có trách nhiệm

Google cam kết hỗ trợ Việt Nam ứng dụng AI có trách nhiệm

Ông Marc Woo, Giám đốc điều hành phụ trách Việt Nam Google châu Á - Thái Bình Dương, cho biết sở hữu kỹ năng AI là tiên quyết cho sự thành công của các lao động trẻ trong bối cảnh công nghệ này đang tăng trường mạnh mẽ và gắn liền với các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tương lai không xa.

Đầu tư - 10/05/2024 14:35

Chủ tịch HAGL: Đang đẩy mạnh tái đàn heo, cuối năm bắt đầu hưởng thành quả

Chủ tịch HAGL: Đang đẩy mạnh tái đàn heo, cuối năm bắt đầu hưởng thành quả

Thị trường thịt heo đã qua 2 năm đi xuống, năm nay đang phục hồi tốt, ông Đoàn Nguyên Đức cho biết HAGL đang tái đàn trở lại, kỳ vọng cuối năm và 2025 sẽ có nguồn thu lớn từ heo.

Tài chính - 10/05/2024 13:45

Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho doanh nghiệp muốn đặt trụ sở văn phòng

Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho doanh nghiệp muốn đặt trụ sở văn phòng

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho rằng, Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho doanh nghiệp muốn đặt trụ sở văn phòng bởi đây là trung tâm kinh tế và chính trị. Việc có trụ sở văn phòng tại Thủ đô sẽ hỗ trợ tốt cho công tác hành chính, quan hệ với các cơ quan Chính phủ.

Đầu tư - 10/05/2024 13:05

TS. Lê Xuân Nghĩa: Số hoá là vấn đề sống còn của doanh nghiệp

TS. Lê Xuân Nghĩa: Số hoá là vấn đề sống còn của doanh nghiệp

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng các doanh nghiệp giờ phải đẩy nhanh số hoá hơn nữa, đồng thời khẳng định số hoá đến nay không còn là cơ hội kinh doanh mà là vấn đề sống còn.

Sự kiện - 10/05/2024 13:00

'Nguồn cung cà phê giảm, giá sẽ tiếp tục giữ ở mức cao'

'Nguồn cung cà phê giảm, giá sẽ tiếp tục giữ ở mức cao'

Đó là chia sẻ của ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT CTCP Phúc Sinh, với Nhadautu.vn trong cuộc trò chuyện gần đây. Theo ông Thông, nguồn cung cà phê đi xuống do các điều kiện thời tiết cực đoan, diện tích đất nông nghiệp giảm, dẫn đến giá mặt hàng này tiếp tục ở mức cao trong thời gian tới.

Thị trường - 10/05/2024 12:58

VIB cùng hơn 150 thương hiệu lớn ưu đãi đến 40% cho chủ thẻ tín dụng  

VIB cùng hơn 150 thương hiệu lớn ưu đãi đến 40% cho chủ thẻ tín dụng  

VIB cùng hơn 150 thương hiệu lớn mang đến chương trình ưu đãi hấp dẫn chưa từng có, đáp ứng đa dạng nhu cầu chi tiêu phổ biến của đông đảo chủ thẻ.

Doanh nghiệp - 10/05/2024 12:55

Bí kíp tiết kiệm hiệu quả khi chi tiêu qua thẻ tín dụng 

Bí kíp tiết kiệm hiệu quả khi chi tiêu qua thẻ tín dụng 

Xu hướng chi tiêu trước, trả tiền sau qua thẻ tín dụng đang ngày càng phổ biến. Nếu khéo léo kết hợp khuyến mãi từ các nhãn hàng cùng ưu đãi từ thẻ tín dụng, người tiêu dùng có thể tiết kiệm được một khoản chi tiêu đáng kể.

Doanh nghiệp - 10/05/2024 12:54

VPBank Flex – Tấm thẻ cá nhân hóa cho cuộc sống đậm chất riêng

VPBank Flex – Tấm thẻ cá nhân hóa cho cuộc sống đậm chất riêng

Không chỉ là một tấm thẻ thanh toán tích hợp nhiều tính năng ưu việt, từ việc quản lý tài chính linh hoạt đến tích điểm và ưu đãi cá nhân hóa, VPBank Flex là sự lựa chọn hàng đầu cho khách hàng mong muốn trải nghiệm một phong cách sống hiện đại.

Doanh nghiệp - 10/05/2024 12:53

Giải mã sức hút từ sản phẩm BĐS MIK Group phát triển

Giải mã sức hút từ sản phẩm BĐS MIK Group phát triển

Lựa chọn cách xuất hiện không ồn ào với chiến lược "hữu xạ tự nhiên hương" để các sản phẩm tự chứng minh giá trị và thuyết phục khách hàng, MIK Group khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản với hàng ngàn sản phẩm đã được bàn giao tới khách hàng.

Doanh nghiệp - 10/05/2024 11:54

Bộ GD&ĐT cho phép 'hợp thức' chứng chỉ IELTS của IDP Việt Nam

Bộ GD&ĐT cho phép 'hợp thức' chứng chỉ IELTS của IDP Việt Nam

Trong thông báo mới nhất, Bộ GD&ĐT cho rằng chứng chỉ IELTS do IDP Việt Nam cấp phép trái quy định vẫn không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ. Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ khi đáp ứng các điều kiện chất lượng sẽ được sử dụng bình thường.

Pháp luật - 10/05/2024 11:36

T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên

T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên

Tập đoàn T&T Group đã trao ủng hộ tỉnh Điện Biên 5 tỷ đồng (tương ứng với 100 căn nhà), góp phần không nhỏ vào thành công chung của Đề án làm 5.000 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương cũng như hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát, không an toàn trên địa bàn tỉnh.

Doanh nghiệp - 10/05/2024 11:02

Pyn Elite Fund: Hiệu suất tháng 4 giảm mạnh do cổ phiếu ngân hàng

Pyn Elite Fund: Hiệu suất tháng 4 giảm mạnh do cổ phiếu ngân hàng

Hiệu suất của quỹ đầu tư Pyn Elite Fund trong tháng 4/2024 giảm 8,2% so với tháng trước, chủ yếu do ảnh hưởng nhà đầu tư chốt lời ngắn hạn đối với các cổ phiếu nhà băng. Báo cáo cho thấy có 5 mã ngân hàng đã chiếm đến 47,4% tỷ trọng danh mục quỹ.

Tài chính - 10/05/2024 10:38