Thương mại điện tử - ‘Phao cứu sinh’ giúp thương hiệu Việt khẳng định vị thế trên sân nhà

Nhàđầutư
Từ lép vế, cuộc đua đang dần nghiêng về các thương hiệu Việt nhờ sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh. Trong đó, chuyển đổi số và công cụ đắc lực trên sàn thương mại điện tử giúp các thương hiệu khẳng định vị thế trên "sân nhà", thay đổi quan niệm 'tốt gỗ nhưng chưa tốt nước sơn'.
CHANG ANH
09, Tháng 04, 2022 | 15:42

Nhàđầutư
Từ lép vế, cuộc đua đang dần nghiêng về các thương hiệu Việt nhờ sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh. Trong đó, chuyển đổi số và công cụ đắc lực trên sàn thương mại điện tử giúp các thương hiệu khẳng định vị thế trên "sân nhà", thay đổi quan niệm 'tốt gỗ nhưng chưa tốt nước sơn'.

ab33aefd05d3cb8d92c2

 

Tâm lý 'sính ngoại' và chiếc bẫy hàng hiệu

Trước đây, người tiêu dùng Việt có xu hướng chuộng sản phẩm thương hiệu quốc tế, tâm lý “sính ngoại” này có lẽ là tàn dư từ thời bao cấp, khi mà hàng Việt tốt thì ưu tiên xuất khẩu, hàng nội địa “dởm” không xuất được thì để lại cho người Việt dùng. Bên cạnh đó, hàng ngoại do số ít cán bộ, người lao động nước ngoài mang về có chất lượng cao hơn hẳn.

Tâm lý “sính hàng hiệu” là sự phát triển cực đoan từ nhận thức trên, cũng là kết quả của truyền thông thị trường, khi quá khuyếch trương hàng tiêu dùng, túi xách, quần áo,… từ những thương hiệu nổi tiếng thế giới với giá siêu “chát”, thường do một số nhân vật có sức ảnh hưởng hoặc người giàu sử dụng. Truyền thông thương mại và các báo lá cải từ đó “cài cắm” thêm một nhận thức mới cho người tiêu dùng thế hệ trẻ hiện nay là hàng ngoại càng đắt thì càng tốt và người sở hữu chúng càng dễ có cơ hội nổi bật.

Tâm lý “sính ngoại và hàng hiệu” với một bộ phận người tiêu dùng đã trở thành xu hướng thời thượng. Một mặt, chúng thể hiện nhu cầu chính đáng sử dụng đồ tốt của người tiêu dùng. Mặt khác, chúng cũng thể hiện sự ganh đua danh tiếng nhất định, “vuốt ve” lòng tự tôn, cái tôi và ảo vọng riêng của người sở hữu chúng.

Vì thế, ngoại trừ một lớp người có khả năng tài chính dư dả để dùng đồ hiệu thật sự, việc chạy theo giá trị ảo sẵn sàng chấp nhận và sử dụng các mặt hàng giả, hàng nhái do giá thấp hơn nhiều mặt hàng thật và bề ngoài "kẻ tám lạng người nửa cân" tạo cơ hội để một số “doanh nhân”, “doanh nghiệp” biến chúng thành bí kíp làm ăn và kiếm bộn tiền.

be6f46a1ed8f23d17a9e

Tâm lý “sính ngoại” khiến nhiều người thỏa hiệp với hàng giả

Thương mại điện tử - Cuộc 'giải cứu' thương hiệu ngoạn mục

Tuy nhiên, những năm trở lại đây, các thương hiệu nội địa dần lấy lại vị thế trên thị trường “sân nhà”. Theo thống kê của Bộ Công Thương đến năm 2021, các thương hiệu Việt chứng minh ưu thế trước hàng ngoại khi chiếm giữ đến hơn 90% tại các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước. Thậm chí tại nhiều hệ thống siêu thị nước ngoài ở Việt Nam, tỷ lệ hàng nội địa chiếm 60-96%.

Lý do khiến các thương hiệu Việt “bức tốc” lội ngược dòng là nhờ giải quyết được bài toán về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ và đa dạng hóa mẫu mã. Đặc biệt việc chú trọng đầu tư, ứng dụng các công nghệ hiện đại, sử dụng triệt để các công cụ hỗ trợ đắc lực trên sàn TMĐT là chìa khóa giúp thương hiệu Việt tháo gỡ nhiều khó khăn và kết nối gần hơn với người tiêu dùng giúp trải nghiệm mua sắm được diễn ra nhanh chóng, tiện lợi và đúng thị hiếu.

Chị Khánh Nhi, chủ một thương hiệu thời trang nội địa tại TP.HCM cho biết đợt ảnh hưởng dịch bệnh, gần như toàn bộ cửa hàng offline đều đóng cửa, thương hiệu “hấp hối” vì không thể tìm ra đơn hàng dù đã gửi hàng trăm email đến các đối tác và người mua. Nhân viên chán nản nghỉ việc, doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản.

Giữa tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", chị Nhi quyết định tìm đến sàn TMĐT là "lối thoát" cho đứa con tinh thần vào tháng 11/2020. Trong vòng 2 tuần, doanh nghiệp cũng có đơn hàng sỉ 100 chiếc váy thiết kế đầu tiên và nhiều đơn hàng không chỉ ở Việt Nam mà còn từ các quốc gia khác trên thế giới.

“Các sàn TMĐT loại bỏ các khâu trung gian, giúp doanh nghiệp chúng tôi giảm chi phí và có thể định giá thương hiệu khi bán xuyên biên giới. Chưa kể, các sàn TMĐT đều có những chính sách hỗ trợ nhà bán hàng, đối tác thương hiệu nhiệt tình, giúp chúng tôi mở rộng tệp khách hàng hiệu quả. Sau các đợt quảng bá, sàn TMĐT còn hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi số liệu, báo cáo kết quả để doanh nghiệp đánh giá chính xác hiệu quả các chiến dịch, từ đó có chiến lược phù hợp hơn", Chị Khánh Nhi chia sẻ.

fe6faca2078cc9d2909d

Quy mô Thị trường TMĐT tại Việt Nam. (Nguồn số liệu: VnExpress)

Hơn 1 năm “lên sàn”, từ quy mô chưa tới 20 nhân viên, thương hiệu thời trang nội địa của chị Nhi đã tăng lên hơn 80 nhân viên cùng với doanh thu tăng gấp 3 lần. Chính sàn TMĐT đã “cứu sống” thương hiệu của chị một cách “ngoạn mục”.

Tuy nhiên, hàng Việt vẫn đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của hàng nhập ngoại, nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, tham gia các hiệp định thương mại (FTA). Để giúp hàng Việt ngày càng “đứng vững” và cạnh  tranh tốt hơn với hàng ngoại ngay trên “sân nhà” thì cần có sự quan tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy thị trường nội địa.

Song song với việc thực hiện vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thì doanh nghiệp, thương hiệu Việt phải sản xuất ra sản phẩm chất lượng để “Hàng Việt Nam chinh phục Người tiêu dùng Việt Nam”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ