Thủ tục rườm rà, đến bao giờ người dân mới tận thu được gỗ gãy đổ?

Nhàđầutư
Hơn 1 tháng kể từ khi bão số 10 “càn quét” Hà Tĩnh nhưng hầu hết số gỗ gãy, đổ vẫn đang “dầm mưa dãi nắng” ngổn ngang trên những cánh rừng tan hoang. Thủ tục tận thu số gỗ này quá rườm rà khiến rừng sẽ thành củi, hàng trăm tỷ đồng của nhà nước và nhân dân có nguy cơ mất trắng.
NGUYỄN TRANG
19, Tháng 10, 2017 | 11:47

Nhàđầutư
Hơn 1 tháng kể từ khi bão số 10 “càn quét” Hà Tĩnh nhưng hầu hết số gỗ gãy, đổ vẫn đang “dầm mưa dãi nắng” ngổn ngang trên những cánh rừng tan hoang. Thủ tục tận thu số gỗ này quá rườm rà khiến rừng sẽ thành củi, hàng trăm tỷ đồng của nhà nước và nhân dân có nguy cơ mất trắng.

keo12-1506219824516

 Rừng keo tràm của các hộ dân huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh có nguy cơ thành củi vì... chờ thủ tục

Theo báo cáo nhanh của Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, bão số 10 gây thiệt hại nặng nề đối với 11.565 ha rừng trên địa bàn tỉnh với tổng thiệt hại ước khoảng 290 tỷ đồng. Trong số này, chủ yếu là rừng trồng do hộ dân bỏ vốn làm, phần còn lại do ngân sách nhà nước đầu tư.

Gỗ rừng trồng bị gãy, đổ sau bão rất cần được khai thác tận thu nhanh gọn, kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân và ngân sách nhà nước. Thế nhưng, việc tận thu này đang được tiến hành một cách chậm chạp, có nơi dường như đình trệ vì thủ tục quá rườm rà, nặng tính hành chính và không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế.

Ông Nguyễn Quang Châu - Phó Giám đốc BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Kẻ Gỗ bức xúc: “Trước đó, cơn bão số 2 đã làm thiệt hại một số diện tích rừng trồng của đơn vị, ban đã làm hồ sơ xin tận thu và hồ sơ thanh lý nhưng chưa được xử lý xong. Nay cơn bão số 10 tiếp tục gây thiệt hại rất lớn với diện tích bị ảnh hưởng 6.200 ha, trị giá khoảng 120 tỷ đồng... Biết bao giờ mới tổ chức tận thu được. Đó là chưa kể tại các chủ rừng, BQL khác trong toàn tỉnh”.

Rừng keo hơn 3 ha của hộ ông Dương Văn Châu (Cẩm Minh, Cẩm Xuyên) mấy tháng trước còn ngút ngàn ở năm tuổi thứ tư, sau bão số 10 gần như bị “xóa sổ”. “Bao dự định mua sắm, sửa chữa nhà cửa nhìn vào vườn keo nay bỗng bay theo gió! Hết bão, cả nhà ra thu dọn nhằm vớt vát chút ít nhưng kiểm lâm địa bàn cấm, bảo phải làm báo cáo, sau đó chờ các ngành, đơn vị chức năng lập đoàn đi kiểm tra, lập biên bản xác minh và nhiều thủ tục hành chính khác nữa mới được tận thu. Mới 15 ngày mà keo đã khô héo, không bóc được vỏ. Đợi thêm mươi hôm nữa thì gỗ đen, thêm chút nữa là keo mục vì non tuổi. Đến lúc đó, cho chắc không ai lấy chứ mua bán chi nữa... Lần này chắc mất sạch luôn” - ông Châu ngán ngẩm.

Cũng lâm vào tình cảnh trên, gia đình ông Dương Văn Minh, xóm 2, xã Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh như muốn quỵ ngã khi 20ha rừng keo nguyên liệu mà gia đình nhận khoán từ Khu bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) Kẻ Gỗ đã và sắp đến kỳ khai thác bị gió bão quật đổ hoàn toàn.

Ông Minh nhẩm tính, trừ tất cả chi phí, 20ha rừng của ông nếu không gặp bão, khi thu hoạch sẽ giúp gia đình thu về hơn 1 tỷ đồng. Để có được số tiền đó gia đình ông đã bỏ công sức, mồ hôi và cả nước mắt trong suốt 8 năm ròng.

Thu gom để gỡ gạc phần nào là điều mà gia đình ông Minh muốn thực hiện ngay sau khi bão số 10 đi qua. Nhưng, đã hơn 10 ngày, dù rất nóng ruột vì cây gãy đổ đang dần khô héo, nhưng gia đình ông Minh vẫn chưa thể tiến hành thu gom. Hàng trăm triệu đồng buộc phải bỏ mặc, nằm trơ trọi với nắng mưa.

Những hộ có rừng trồng hợp đồng với BQL KBTTN Kẻ Gỗ như ông Đức, ông Luyến, bà Thanh..., hay nhiều hộ trồng rừng khác có hợp đồng với BQL Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh đều có chung hoàn cảnh, tâm trạng như ông Châu.

Các hộ đều cho rằng trong lúc này, các ngành, các đơn vị chức năng trong tỉnh cần tạo điều kiện tốt nhất để người dân khai thác tận thu số gỗ gãy đổ càng nhanh càng tốt nhằm tránh thiệt hại thêm cho người dân mới phù hợp, chứ không nên đưa thủ tục hành chính cứng nhắc, vô cảm để khiến dân thêm đau lòng...

Một lãnh đạo của KBTTN Kẻ Gỗ cho hay, trong số 6.200 ha rừng trồng giao khoán cho khoảng 700 hộ là cán bộ, công nhân viên và người dân thuộc nhiều xã của các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà bị ảnh hưởng, thì có 1.800 ha thiệt hại trên 70%, giá trị thiệt hại hơn 120 tỷ đồng. Mặc dù vậy, theo vị này, hiện người dân chưa thể thu gom cây đổ để gỡ gạc.

Lý do theo vị lãnh đạo này cho biết, công văn chỉ đạo của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh ban hành ngày 20/9/2017 gửi các BQL rừng phòng hộ, đặc dụng, các công ty lâm nghiệp, Chi cục và các Hạt kiểm lâm trên địa bàn về việc triển khai giám sát tận thu rừng bị thiệt hại sau bão số 10 đang gây quá nhiều rào cản trong việc thu gom cây của người dân và chủ rừng.

Cụ thể, nội dung công văn nêu: “Đối với diện tích rừng bị thiệt hại, số cây còn lại không đủ tiêu chí thành rừng, đề nghị các đơn vị khẩn trương kiểm tra, lập biên bản xác minh cụ thể đến từng lô, thành phần xác minh gồm đại diện chủ đầu tư; hộ nhận khoán (nếu có); cơ quan có liên quan đến quản lý rừng tại địa phương theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện (Ban Phòng chống lụt bão, Ban phòng chống cháy rừng, Hạt kiểm lâm, cơ quan tài chính cùng cấp…); Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng trồng và các thành phần khác có liên quan; tổng hợp hồ sơ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được kiểm tra, đề xuất hướng xử lý…”.

Theo văn bản này, hướng xử lý trước mắt đối với các đối tượng rừng trồng bị thiệt hại đều được ghi rất rõ. Theo đó, rừng sản xuất hay rừng phòng hộ nếu muốn khai thác tận thu đều phải tuân theo quy định tại Thông tư số 21/2016/TT - BNNPTNT ngày 28/6/2016.

Nếu cứng nhắc theo quy định tại Thông tư 21 thì việc tận thu số gỗ rừng trồng bị gãy, đổ còn chưa biết đến bao giờ mới làm xong thủ tục... Và điều chắc chắn là người dân lại tiếp tục gánh chịu thêm những thiệt hại không đáng có sau bão số 10.

(Tổng hợp)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24810.00 24830.00 25150.00
EUR 26278.00 26384.00 27554.00
GBP 30717.00 30902.00 31854.00
HKD 3125.00 3138.00 3240.00
CHF 26952.00 27060.00 27895.00
JPY 159.41 160.05 167.39
AUD 16033.00 16097.00 16586.00
SGD 18119.00 18192.00 18729.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17923.00 17995.00 18523.00
NZD   14756.00 15248.00
KRW   17.51 19.08
DKK   3529.00 3658.00
SEK   2286.00 2374.00
NOK   2265.00 2354.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ