Thiếu than, lo giá điện

Chi phí sản xuất điện tăng. Đặc biệt, giá than nhập khẩu tăng gần gấp 3 lần, trong khi nhiệt điện chiếm hơn 45% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống khiến nhiều người lo ngại nguy cơ tăng giá.
NGUYÊN NGA
19, Tháng 08, 2022 | 06:42

Chi phí sản xuất điện tăng. Đặc biệt, giá than nhập khẩu tăng gần gấp 3 lần, trong khi nhiệt điện chiếm hơn 45% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống khiến nhiều người lo ngại nguy cơ tăng giá.

Nhu cầu và giá than tăng mạnh

Thông tin trong buổi làm việc giữa lãnh đạo Tập đoàn điện lực VN (EVN) với Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) mới đây cho thấy trong quý II/2022, phía TKV đã cấp 4,93 triệu tấn than, tương đương 104,4% khối lượng hợp đồng, cao hơn quý 1 đến 1,27 triệu tấn và cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận hành các nhà máy nhiệt điện. Dù vậy, tổng khối lượng than cấp trong quý 2 vẫn thấp hơn khối lượng than cam kết trong biên bản 2 bên đã ký kết (đạt 96,75%). Nguyên nhân chủ yếu là do trong nửa đầu tháng 4, lượng than cấp cho các nhà máy vẫn ở mức thấp, đặc biệt là than cấp cho nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1, Vĩnh Tân 2. Ngoài ra, trong tháng 6, các nhà máy nhiệt điện phía bắc có mức tồn kho cao, nên giảm nhận than từ TKV.

nha-may-nhiet-dien-vinh-tan-binh-thuananh-dao-ngoc-thach-1-865

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận. Ảnh: Đào Ngọc Thạch.

Theo EVN, về cơ bản khối lượng than cấp đã đáp ứng nhu cầu vận hành của các nhà máy, nhưng riêng Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 còn thiếu khoảng 400.000 tấn. Hướng giải quyết là sẽ điều chỉnh giảm kế hoạch cấp cho các nhà máy phía bắc đang có nhu cầu giảm, để bổ sung cho Nhà máy Vĩnh Tân 2. Ngoài ra, EVN cũng đề nghị TKV thu xếp nguồn than để đảm bảo đủ nhiên liệu cho EVN phát điện trong năm nay. Dự kiến trong 5 tháng cuối năm, riêng các nhà máy nhiệt điện của EVN cần khoảng 8,84 triệu tấn. Cập nhật theo phương thức vận hành mới nhất (tháng 8) của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, do tình hình thủy văn thấp hơn so với dự kiến, nên tổng nhu cầu than của các nhà máy trong 5 tháng cuối năm có thể tăng lên khoảng 9 triệu tấn từ 8,84 triệu tấn. Về lâu dài, EVN cũng chỉ đạo Tổng công ty phát điện 3 (EVNGENCO 3) thực hiện việc chuẩn bị đủ than cho sản xuất điện của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng tại Chỉ thị số 29 cũng như các quy định có liên quan.

Ngoài ra, theo Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, kế hoạch dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2023, nhu cầu sử dụng than tại các nhà máy nhiệt điện sẽ tiếp tục tăng nữa trong bối cảnh tình hình thủy văn các tháng cuối năm nay được dự báo không thuận lợi. Thế nên, ngoài việc phải cung ứng đủ than cho nhà máy điện vận hành trong những tháng cuối năm, ngành điện phải có kế hoạch trữ than để chạy điện trong năm tới, đặc biệt trong những tháng đầu năm, dịp Tết Nguyên đán…

Đáng lưu ý, nhu cầu sử dụng than để chạy điện trong bối cảnh giá than nhập khẩu đang tăng mạnh, đẩy chi phí sản xuất điện tăng, dẫn đến nguy cơ tăng giá điện bán ra. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy lượng than nhập khẩu từ đầu năm đến hết 15/7 giảm 2,9 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên kim ngạch than nhập lại tăng rất mạnh. Cụ thể, đến hết ngày 15/7, kim ngạch nhập khẩu than ước đạt 4,7 tỷ USD, bình quân khoảng 5,8 triệu đồng/tấn, cao gần gấp 3 lần so với giá bình quân nhập khẩu than cùng kỳ năm ngoái chỉ 2,1 triệu đồng/tấn, với tổng kim ngạch 2,1 tỷ USD. Theo Tổng cục Hải quan, lượng xuất khẩu than giảm, trong khi đó, than nhập có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, tại buổi làm việc giữa 2 tập đoàn, phía TKV cũng bày tỏ một số khó khăn trong việc cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện phía nam do ngoài giá tăng, chi phí vận chuyển than hiện cũng tăng mạnh.

Cần giữ ổn định giá điện đến hết năm sau

EVN khẳng định dù chi phí sản xuất điện đã tăng mạnh nhưng ngành kiến nghị chưa tăng giá điện trong năm nay. Cụ thể, hiện giá bán lẻ điện bình quân, theo quy định là 1.864,44 đồng/ kWh, được áp dụng từ năm 2019 đến nay. Đây cũng là căn cứ để tính toán giá bán lẻ điện sinh hoạt cho từng đối tượng và mức độ sử dụng. Tuy nhiên, EVN cho biết giá bán lẻ điện bình quân năm nay đã cao hơn 2,74% so với mức trên, tức 1.915,59 đồng/kWh (chưa bao gồm khoản chênh lệch tỷ giá). Thường giá bán lẻ điện bình quân được xem xét, điều chỉnh khi các thông số đầu vào của các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý) tăng từ 3% trở lên. Trong bối cảnh nhiều nhà máy nhiệt điện nay chuyển sang dùng than pha trộn nhập khẩu hơn dùng than nội địa do trong nước không đủ nguồn cung mà giá than nhập khẩu như nói trên, đã tăng gần gấp 3 lần, cộng thêm giá dầu thô nhập cũng tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2019, nguy cơ tăng giá điện rất lớn.

p2-3-r-1-1744

 

(Theo Thanh Niên)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ