Tăng lương tháng 7: Tránh tình trạng “tát nước theo mưa”

Nhàđầutư
Quyết định tăng lương cơ sở từ 1/7 gây lo ngại có thể ảnh hưởng tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm. Theo PGS.TS Ngô Trí Long, tăng lương tất yếu sẽ dẫn tới tăng CPI, lạm phát. Điều này đặt ra vai trò của nhà nước, làm sao tránh được tâm lý “tát nước theo mưa”.
NGUYỄN THOAN
05, Tháng 05, 2017 | 11:53

Nhàđầutư
Quyết định tăng lương cơ sở từ 1/7 gây lo ngại có thể ảnh hưởng tới chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm. Theo PGS.TS Ngô Trí Long, tăng lương tất yếu sẽ dẫn tới tăng CPI, lạm phát. Điều này đặt ra vai trò của nhà nước, làm sao tránh được tâm lý “tát nước theo mưa”.

tangluong_rdev

 Tăng lương từ tháng 7 có thể khiến giá cả tiêu dùng  “tát nước theo mưa”

Theo  Nghị quyết số 27/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội, từ ngày 01/7/2017 mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1.300.000 đồng/tháng (mức lương cơ sở hiện hành là 1.210.000 đồng/tháng). Việc tăng lương cơ sở lần này sẽ làm căn cứ để tăng lương, phụ cấp, các chế độ khác. Lương tăng nhưng người lao động chưa vội mừng vì có thể giá dịch vụ và các mặt hàng tiêu dùng được thể "tát nước theo mưa".

Trong bộ số liệu được Tổng cục Thống kê công bố cuối quý I vừa qua, lạm phát là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô được quan tâm nhiều nhất. Được quan tâm vì xu hướng tăng nhanh của chỉ số CPI so với cùng kỳ năm trước đã xuất hiện kể từ cuối năm 2016 và có xu hướng tiếp diễn trong ba tháng đầu năm nay. Thêm vào đó, mức tăng nhanh của chỉ số này cũng có thể ảnh hưởng tới các quyết sách về chính sách tiền tệ và tài khóa trong thời gian còn lại của năm 2017.

Theo nhận định của PGS.TS Ngô Trí Long, việc tăng lương tất yếu sẽ dẫn tới hệ luỵ tăng chỉ số giá tiêu dùng và tăng lạm phát. Tuy nhiên, tăng lương cơ sở là hết sức cần thiết, dù trong điều kiện tăng năng suất lao động của ta còn thấp, hiệu quả chưa cao, nhưng vẫn phải đảm bảo cuộc sống cho đại bộ phận công nhân viên chức. 

Vì vậy, muốn giảm thiểu ảnh hưởng của việc tăng lương lên lạm phát, theo ông Long, Nhà nước cần có vai trò điều tiết, hạn chế tối đa phản ứng dây chuyền, lương tăng thì các mặt hàng tiêu dùng, dịch vụ cũng tăng theo.

"Lương tăng, ắt cầu về các mặt hàng tiêu dùng, dịch vụ sẽ tăng. Nếu cầu tăng mà cung không đủ thì ắt giá sẽ tăng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trường hợp tăng giá không phải theo cung cầu mà theo tâm lý tát nước theo mưa", ông Long khuyến cáo.

Nhận xét về thách thức trong việc giữ ổn định lạm phát năm 2017 ở mức 4%, ông Long cho biết: Hiện nay, tốc độ tăng giá bình quân quý I đã vượt so với con số Quốc hội đề ra. Điều này cho thấy chỉ tiêu tốc độ lạm phát những tháng còn lại của năm gặp rất nhiều thách thức, khó khăn, ngay cả khi tháng 7 tới lương có tăng hay không.

Cùng quan điểm, nhiều chuyên gia kinh tế có nhận định chung rằng, để giữ được mức lạm phát trong năm nay dưới 5% là việc khó, chưa nói tới đạt được chỉ tiêu như Quốc hội đề ra là 4%. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I năm nay tăng 4,96% so với bình quân cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, để đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra thì trong 9 tháng cuối năm chỉ số này còn dư địa rất thấp, dưới 4%.

Quyết định tăng lương trong tháng 7 này hướng tới các đối tượng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ và công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; người làm việc trong tổ chức cơ yếu…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ