Tại sao các thương hiệu thức ăn nhanh Mỹ gặp khó khi đóng cửa tại Nga?
Nói có vẻ dễ hơn làm rất nhiều. Đó có vẻ là tình cảnh hiện nay của McDonald's, Starbucks, Papa Johns hay chủ của thương hiệu Burger King, cùng rất nhiều thương hiệu khác của Mỹ tại thị trường Nga. Rất nhiều trong số này đã lên tiếng rút khỏi nước Nga sau khi ông Putin đưa quân tiến đánh Ukraine.
Chỉ vài tuần sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu 'chiến dịch đặc biệt', tiến đánh Ukraine, nhiều thương hiệu nhà hàng của Mỹ đã bắt đầu tuyên bố rút khỏi Nga. Tuy nhiên đến nay, nhiều nhà hàng nói trên thực tế vẫn mở cửa ở Nga. Tại sao vậy?
Burger King là một ví dụ điển hình. Restaurant Brands International cho biết họ đã thu hút sự chú ý của nhiều người khi công ty mở được gần 800 cửa hàng Burger King ở Nga. Nhưng giờ thì công ty lại không thể buộc những cửa hàng đó đóng cửa, dù cho chúng vẫn mang thương hiệu Burger King!

Một cửa hàng Burger King ở Moscow. Ảnh Sputnik/AP
Đơn giản là bởi vì các nhà hàng này không được trực tiếp điều hành từ công ty Restaurant Brands International. Thay vào đó, chúng được RBI, một công ty của Nga điều hành, và công ty này đã "từ chối" đóng cửa các nhà hàng.
Tương tự, một số nhà hàng McDonald's ở Nga được cho là vẫn mở cửa, ngay cả sau khi công ty này cho biết họ đã đóng cửa các địa điểm ở Nga. McDonald's đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của CNN về câu chuyện này.
Và một người nhận nhượng quyền của thương hiệu Papa Johns của Mỹ, điều hành các địa điểm ở Nga gần đây đã nói với New York Times rằng ông ta không có kế hoạch đóng cửa các nhà hàng của mình, ngay cả sau khi Papa Johns nói rằng các nhà hàng mang thương hiệu Papa Johns sẽ không nhận được hỗ trợ của công ty mẹ từ Mỹ.
"Chúng tôi không sở hữu bất kỳ tài sản nào hoặc có bất kỳ nhân viên nào ở Nga", người phát ngôn của Papa Johns cho biết trong một tuyên bố và cho biết thêm rằng Papa Johns hiện không kiếm được bất kỳ thu nhập nào từ Nga.
"Nói như vậy, chúng tôi không thể đơn phương khiến các công ty nhượng quyền độc lập hoạt động ở đó ngừng hoạt động", người phát ngôn của Papa Johns nói thêm.
Trong khi đó, nhà điều hành nhượng quyền đã không trả lời ngay lập tức các câu hỏi của CNN về câu chuyện này.
Tại sao các công ty Mỹ lại khó đóng cửa ở Nga?
Khi các tập đoàn lớn quyết định mở rộng ra quốc tế, họ thường thiết lập các thỏa thuận nhượng quyền thương mại.
Nói chung, bên nhượng quyền, chủ sở hữu công ty của thương hiệu, có cùng mục tiêu với bên nhận quyền, nhà điều hành trên thực địa: Cả hai đều muốn bán thực phẩm và kiếm tiền.
Nhưng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã làm thay đổi các ưu tiên đó.
Giờ đây, các công ty Mỹ đã quyết định - dù vì áp lực dư luận, rủi ro danh tiếng hay vì lý do đạo đức - rằng việc đóng cửa nhà hàng quan trọng hơn việc bán đồ ăn.
Nhưng các nhà điều hành nhượng quyền có thể không đồng ý. Đó là lý do khiến mọi thứ đổ vỡ.
Tại sao các công ty lại thích nhượng quyền thương hiệu?
Khi các nhà hàng Mỹ quyết định mở rộng địa bàn hoạt động sang các quốc gia khác, họ thường dựa vào một nhà điều hành nhượng quyền địa phương để điều hành hoạt động kinh doanh trên thực địa.

Một cửa hàng McDonald đóng cửa tại St. Petersburg, Nga. Ảnh chụp ngày 15/3/2022 của AP
"Rất khó để một công ty nhượng quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ có thể hiểu được động lực thị trường địa phương của hàng chục quốc gia khác nhau trên thế giới và cố gắng dịch chuyển một thương hiệu Mỹ sang thị trường châu Âu hoặc châu Á một cách hiệu quả," Chris Cynkar, chuyên gia tư vấn nhượng quyền và trợ giảng về khởi nghiệp kinh doanh tại Đại học Carnegie Mellon, cho biết.
"Và vì vậy hầu như tất cả các công ty có tăng trưởng trên thị trường quốc tế đều dựa trên mô hình nhượng quyền thương mại", Cynkar nói.
Bên nhượng quyền cho bên nhận quyền mượn thương hiệu, đào tạo và chuyển giao chiến lược và mô hình hoạt động. Đổi lại, bên nhận quyền góp vốn và cung cấp những kiến thức cần thiết của thị trường địa phương.
Hợp đồng giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền thường có chi tiết các điều khoản của các thỏa thuận này. Và "mọi hợp đồng nhượng quyền thương mại thường sẽ rất độc đáo", Cynkar nói.
Nếu không có thông tin cụ thể về các thỏa thuận, người ta khó có thể biết các nhà hàng có nghĩa vụ gì đối với người nhận quyền thương hiệu và ngược lại.
Tuy nhiên, David Shear, Chủ tịch các hoạt động quốc tế của Restaurant Brands International (QSR), đã đưa ra một số thông tin chi tiết về thỏa thuận của Burger King trong bức thư ngỏ của mình.
Ông viết: “Không có điều khoản pháp lý nào cho phép chúng tôi đơn phương thay đổi hợp đồng hoặc cho phép bất kỳ đối tác nào bỏ qua hoặc lật ngược toàn bộ thỏa thuận”.
Ông cũng cho biết thêm: Không có nhà đầu tư nghiêm túc nào trong bất kỳ ngành nào trên thế giới đồng ý cho một mối quan hệ kinh doanh lâu dài với các điều khoản chấm dứt mỏng manh. Đây chính là lý do tại sao chúng tôi nói rằng đó là một quy trình pháp lý phức tạp khi chúng tôi được hỏi tại sao chúng tôi không thể đơn phương đóng cửa doanh nghiệp.
Những gì các công ty có thể làm là cố gắng ép buộc các nhà điều hành nhượng quyền thương mại bằng cách ngừng hỗ trợ cho họ, những điều mà RBI và Papa Johns (PZZA) thông báo rằng họ đã làm.
Cynkar nói: “Trong một số trường hợp nhất định, bên nhượng quyền có thể rút lại sự hỗ trợ về tiếp thị, về cung ứng ... để gây sức ép cho bên nhận nhượng quyền thương hiệu. Nhưng nhà điều hành nhượng quyền vẫn có thể điều hành hoạt động kinh doanh của mình, dù có gặp khó khăn hơn nhờ việc dựa vào các nhà cung cấp nguyên liệu địa phương".
Hậu quả của việc đóng cửa
Khi một công ty tạo quan hệ đối tác với bên nhận quyền ở một quốc gia khác, bên nhận quyền đó có thể tạo hợp đồng của riêng mình với các nhà điều hành độc lập khác. Những hợp đồng đó được thực hiện trong khu vực hoạt động và tuân theo luật pháp và chính trị địa phương.

Một cửa hàng của McDonald ở Moscow ngày 16/2/2022. Ảnh Picture Alliance/Getty Images
Michael Seid, Giám đốc điều hành của MSA Worldwide, một công ty tư vấn nhượng quyền toàn cầu, cho biết, một nhà điều hành địa phương ở Nga, chẳng hạn, phải cân nhắc "những mặt lợi, hại theo luật pháp Nga, nếu anh ta ra lệnh đóng cửa tất cả các địa điểm kinh doanh của mình".
Thêm vào đó, những nhà điều hành nhượng quyền đó có các nghĩa vụ ngoài những gì họ nợ bên nhượng quyền.
Seid cho biết: "Bên nhận quyền tại địa phương đã xây dựng một địa điểm. Để làm được điều đó, họ đã mắc nợ". Họ cũng có các khoản thanh toán tiền thuê nhà. Chủ nhà ở đó sẽ không vui khi không được trả tiền thuê nhà của họ".
Thêm vào đó, trong tình hình hiện tại, có khả năng không ai từ công ty thực thi quyết định của công ty.
Cynkar nói: “Họ không thể gỡ bỏ bảng chỉ dẫn bên ngoài cửa hàng. Họ không thể yêu cầu các nhà cung cấp địa phương - nhà cung cấp thịt và nhà cung cấp sản phẩm - ngừng giao hàng, bởi vì những công ty đó cũng đang ... cố gắng kiếm sống".
Tình hình hiện nay đang bộc lộ những vết nứt trong mô hình nhượng quyền thương mại. Nhưng các chuyên gia không hy vọng mô hình này sẽ thay đổi, ít nhất là không thay đổi quá nhiều.
Tương lai của nhượng quyền
Một cách để khẳng định quyền kiểm soát nhiều hơn đối với các cửa hàng là tránh nhượng quyền hoàn toàn, thay vào đó mở các địa điểm thuộc sở hữu của công ty. Đó là những gì McDonald's đã làm.
Khoảng 85% cửa hàng McDonald's ở Nga do công ty mẹ kiểm soát. Nhưng McDonald's đã có mặt ở Nga từ trước khi Liên Xô sụp đổ. Và, đó là McDonald's, bởi vì không phải công ty nào của Mỹ cũng có thể làm được những gì McDonald's có thể làm.
Đối với hầu hết các công ty khác, đó không phải là một lựa chọn hấp dẫn, Ben Litalien, người sáng lập và hiện là người đứng đầu công ty tư vấn FranchiseWell cho biết.
"Đúng vậy, bạn có nhiều quyền kiểm soát hơn, nhưng nó đi kèm với rất nhiều hệ lụy. Bạn phải có cố vấn địa phương, bạn phải có đội ngũ quản lý địa phương, bạn phải tự bỏ tất cả vốn ra", ông nói.
Ben Litalien không cho rằng sẽ có một số thay đổi của một số nhà nhượng quyền để ít nhất là cố gắng có nhiều quyền lực hơn trong tình huống này.
"Sẽ rất khó để đưa ra một hợp đồng như vậy vì sự phức tạp của các thỏa thuận và quyền của chủ sở hữu”, ông nói.
- Cùng chuyên mục
Ông Trump muốn áp thuế quan tối thiểu 20% lên hàng hóa EU
Tổng thống Mỹ đã đưa ra đòi hỏi cao hơn nhằm kiểm tra ngưỡng chịu đựng của EU sau khi hai bên đã đàm phán trong nhiều tuần về một thỏa thuận khung.
Thị trường - 19/07/2025 08:16
Xác lập mô hình tăng trưởng mới - bước đi chiến lược vì khát vọng 2045
Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn bản lề của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030 và chuẩn bị tổng kết 40 năm đổi mới, việc xác lập mô hình tăng trưởng mới là nhiệm vụ chính trị cấp thiết để hiện thực hóa khát vọng phát triển nhanh, bền vững và trở thành nước phát triển vào năm 2045.
Doanh nghiệp - 19/07/2025 07:39
Những yếu tố bảo chứng cho khả năng kinh doanh vững vàng của Flamingo Golden Hill
Với pháp lý đầy đủ, cam kết lợi nhuận rõ ràng, vị trí đón đầu không gian tăng trưởng hậu sáp nhập, Flamingo Golden Hill là khu đô thị bảo chứng kinh doanh duy nhất ở cửa ngõ phía Nam Hà Nội.
Doanh nghiệp - 19/07/2025 07:27
FVG chung tay hỗ trợ xóa 10 nhà tạm tại Đà Nẵng
Tập đoàn FVG trao tặng 600 triệu đồng xây dựng 10 căn nhà mới cho các hộ dân khó khăn, chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Doanh nghiệp - 19/07/2025 07:24
Dự án NMNĐ Long Phú 1: Chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới đích phát điện 2027
Từ sau lễ phát động ra quân đầu năm 2025, Dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Long Phú 1 đã có những bước chuyển động tích cực, mạnh mẽ và rõ nét. Tâm điểm hiện nay là công tác lắp đặt Lò hơi - “trái tim” của Nhà máy đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, cùng hàng loạt hạng mục quan trọng khác đang được gấp rút hoàn thiện, sẵn sàng triển khai đồng bộ trong thời gian tới.
Doanh nghiệp - 19/07/2025 07:23
Du lịch golf Huế cần tăng cường kết nối để đón khách hạng sang
Du lịch golf thu hút dòng khách trung lưu, thượng lưu với khả năng chi tiêu cao đang là những đối tượng mà ngành du lịch Huế hướng đến.
Thị trường - 19/07/2025 07:14
Gỡ “nút thắt” cản trở quá trình chuyển đổi số khu vực công
Diễn đàn “Chuyển đổi số khu vực công - Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội” nhằm làm rõ hơn vai trò của khu vực công trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia, từ đó khẳng định chuyển đổi số khu vực công là tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội. Việc ứng dụng công nghệ số vào khu vực công không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động của các cơ quan Nhà nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Nhà nước và người dân tiếp cận dịch vụ công nhanh.
Doanh nghiệp - 18/07/2025 15:56
Kiểm tra dự án truyền tải điện cấp bách, đảm bảo cung cấp điện cho sân bay Tân Sơn Nhất
Mới đây, ông Hoàng Trọng Hiếu – Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng (Ban Chỉ đạo), Tổng giám đốc EVNNPT – Phạm Lê Phú đã đi kiểm tra thực địa Dự án đường dây 220kV Tân Sơn Nhất – Thuận An.
Doanh nghiệp - 18/07/2025 09:03
F88 đạt chứng chỉ vàng bảo vệ khách hàng
F88, doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực tài chính thay thế tại Việt Nam, đã một lần nữa khẳng định vị thế của mình khi được tổ chức M-CRIL trao tặng Chứng chỉ Bảo vệ Khách hàng hạng Vàng.
Doanh nghiệp - 18/07/2025 08:46
Thách thức lớn nhất trong chuyển đổi số khu vực công
Sáng 17/7, tại Diễn đàn “Chuyển đổi số khu vực công - Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội” do Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu hàng đầu đã tập trung thảo luận việc ứng dụng công nghệ số vào khu vực công để giúp không chỉ tối ưu hóa hoạt động của các cơ quan Nhà nước, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Nhà nước và người dân tiếp cận dịch vụ công nhanh.
Doanh nghiệp - 18/07/2025 07:41
Doanh nghiệp nội chiếm lĩnh thị trường 'xe 2 bánh xanh'
Tăng trưởng đều qua các năm và bứt phá trong nửa đầu năm 2025, thị trường xe máy điện đang mở rộng mạnh mẽ. Đặc biệt, các doanh nghiệp nội địa đang làm chủ cuộc chơi mang tính chuyển đổi xanh này.
Thị trường - 18/07/2025 06:45
Chính thức mở bán vé tàu liên vận quốc tế tại tất cả các ga trên cả nước
Từ ngày 16/7/2025, ngành Đường sắt Việt Nam chính thức triển khai dịch vụ bán vé tàu hỏa Liên vận quốc tế Gia Lâm – Nam Ninh tại tất cả các nhà ga đường sắt trên toàn quốc.
Thị trường - 17/07/2025 14:01
Những lợi thế khó sao chép để Techcombank sinh lời tự động tiếp tục dẫn dắt thị trường
Techcombank sinh lời tự động được TS. Lê Xuân Nghĩa đánh giá là đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế và đưa thị trường tài chính Việt Nam bắt kịp xu hướng toàn cầu.
Doanh nghiệp - 17/07/2025 09:45
SHB tiếp sức doanh nghiệp xuất khẩu với lãi suất USD chỉ từ 4,5%/năm
SHB chính thức triển khai gói giải pháp tài chính toàn diện với lãi suất vay bằng USD chỉ từ 4,5%/năm và chính sách tài trợ xuất khẩu linh hoạt cho doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm.
Doanh nghiệp - 17/07/2025 09:44
Tổng giám đốc EVNNPT đôn đốc tiến độ 4 dự án truyền tải điện tại tỉnh Phú Thọ
Mới đây, Tổng giám đốc EVNNPT – Phạm Lê Phú đã đi kiểm tra công trường và đôn đốc tiến độ thi công 4 dự án truyền tải điện thuộc địa tỉnh Phú Thọ.
Doanh nghiệp - 17/07/2025 09:43
Toyota Việt Nam đạt doanh số 1 triệu xe ô tô tại thị trường Việt Nam
Đánh dấu 30 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam chính thức đạt doanh số bán hàng 1 triệu xe, nộp ngân sách tích lũy hơn 14,4 tỷ USD.
Doanh nghiệp - 16/07/2025 16:40
- Đọc nhiều
-
1
Cảnh cáo Bộ trưởng NN&MT Đỗ Đức Duy, trình Trung ương kỷ luật bà Nguyễn Thị Kim Tiến
-
2
Vasep chỉ ra 3 thách thức với tôm Việt Nam
-
3
'Vượt bão' thuế quan, nhiều quỹ đầu tư báo hiệu suất tăng trưởng mạnh
-
4
TP.HCM thiếu gần 180.000 căn hộ mới
-
5
Tổng thuật Hội thảo ‘Nâng cao nhận thức nhà đầu tư hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán’
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago