'Sản xuất lúa chưa giúp mang lại thu nhập cao cho nông dân'

Nhàđầutư
Tiếp sau mô hình cánh đồng lớn, Bộ NN&PTNT đang xây dựng đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo ý kiến của các địa phương, để thực hiện được đề án này, bên cạnh vai trò kiến tạo của nhà nước thì vai trò của doanh nghiệp là rất quan trọng.
AN HÒA
21, Tháng 03, 2023 | 06:53

Nhàđầutư
Tiếp sau mô hình cánh đồng lớn, Bộ NN&PTNT đang xây dựng đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo ý kiến của các địa phương, để thực hiện được đề án này, bên cạnh vai trò kiến tạo của nhà nước thì vai trò của doanh nghiệp là rất quan trọng.

Phải có doanh nghiệp "đứng mũi chịu sào"

Với định hướng sản xuất cái thị trường cần nhằm nâng cao chất lượng giá trị xuất khẩu, đưa sản phẩm vào thị trường cao cấp, Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ quy hoạch, phát triển 1 triệu ha sản xuất lúa chất lượng cao tại khu vực ĐBSCL. Trong những ngày qua, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các địa phương tổ chức hội thảo lấy ý kiến các địa phương để hoàn thiện đề án này.

Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) Trần Công Thắng cho biết, đoàn công tác Bộ NN&PTNT và các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) đã khảo sát tình hình sản xuất lúa tại một số tỉnh ở ĐBSCL để phục vụ xây dựng đề án.

Các địa phương được khảo sát đều thể hiện sự đồng thuận và đánh giá cao ý tưởng của đề án và có kế hoạch tham gia. Kết quả đã có 12/13 tỉnh, thành phố trong vùng đăng ký tham gia đề án, với tổng diện tích dự kiến đến năm 2025 là 719.000ha và đến năm 2030 đạt 1.015.000ha. Bến Tre là tỉnh duy nhất không tham gia đề án do có ít diện tích trồng lúa.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, đề án 1 triệu ha  đã được Bộ phác thảo và đang lấy ý kiến các Viện, Trường, địa phương để hoàn thiện. Dự kiến trong tháng 4, Bộ sẽ trình đề án để Chính phủ. Nếu được Chính phủ phê duyệt thì Bộ sẽ bắt đầu triển khai Đề án này từ năm 2024.

Cũng theo Thứ trưởng Nam, việc triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao sẽ gặp nhiều thuận lợi khi có nền tảng vững chắc từ mô hình "Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam" (VnSAT) do WB tài trợ với trên 52.000ha, khoảng 41.000 hộ nông dân trồng lúa trong vùng dự án được tiếp cận, áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững và liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ với doanh nghiệp, hợp tác xã và tăng thu nhập khoảng 30%.

"Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đề nghị các địa phương phải rà soát xem các hợp tác xã có còn đáp ứng đầy đủ năng lực hay không khi chuyển từ VnSAT sang. Vì lúc triển khai VnSAT thì còn hợp tác xã, nhưng khi chương trình này kết thúc thì chưa chắc hợp tác xã còn tồn tại. Cùng với đó, việc sản xuất hàng hóa thì cần gắn kết với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ vì đây là nhân tố quyết định giá cả, đầu ra cho sản phẩm; quyết định lợi nhuận cho người trồng lúa. Các địa phương đăng ký thực hiện phải gắn diện tích đăng ký với doanh nghiệp tiêu thụ, tránh đăng ký nhiều mà không kết nối được với doanh nghiệp nào ", Thứ trưởng Nam lưu ý.

trung an

Doanh nghiệp tiêu thụ là mắt xích quan trọng trong Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Ảnh TA

Doanh nghiệp cần được "trợ lực"

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Thành IV, trong điều kiện lãi suất cao như hiện nay, hạn mức tín dụng phụ thuộc vào tài sản thế chấp thì cho dù doanh nghiệp biết trước giá gạo sẽ tăng cũng không dám mua, chế biến, tồn trữ. Việc liên kết với nông hộ, hợp tác xã để phát triển vùng nguyên liệu càng hạn chế hơn vì doanh nghiệp "không đủ sức" và không đủ nhân sự để quản lý.

Đồng quan điểm đó, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho rằng, để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao thì cần phải xem mô hình cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết là một ví dụ. 

Mô hình cánh đồng lớn được hình thành từ những năm 2014 và phát triển mạnh trong các năm 2015, 2016 nhưng sau đó thì diện tích bị thu hẹp dần. Nguyên nhân là do doanh nghiệp thiếu vốn để ứng trước cho nông dân mua giống, vật tư; thiếu vốn để đầu tư máy xay xát, sấy, silo chứa lúa.

"Theo ước tính mức tối thiểu đầu tư ứng trước cho nông dân và vốn đầu tư trang thiết bị chế biến, tồn trữ… mỗi ha cần không dưới 65 triệu đồng. Đối với Công ty Trung An mỗi năm có nhu cầu thu mua trên 200.000 tấn lúa để chế biến xuất khẩu thì cần có vùng nguyên liệu lên đến hàng chục ngàn ha, tổng vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Nếu không được vay nguồn vốn ưu đãi lãi suất thấp thì doanh nghiệp không dám đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu”, ông Bình phân tích.

Ông Animesh, Chuyên gia cao cấp về kinh tế nông nghiệp của WB cho rằng, bên cạnh thách thức về biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi sang sản xuất lúa chất lượng cao như đề án của Bộ NN&PTNT đang đối mặt với 2 thách thức: Làm gì để nâng cao thu nhập của người nông dân?, và Sản xuất phải đáp ứng được các yêu cầu của thị trường.

Đối với thách thức về thu nhập, theo ông Animesh, lúa là loại cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhưng đáng tiếc việc sản xuất lúa chưa giúp mang lại thu nhập cao cho người nông dân.

Thực tế, khu vực ĐBSCL đang đối mặt với "làn sóng" người nông dân chuyển đổi đất lúa sang cây trồng vật nuôi khác như sầu riêng, mít Thái, nuôi tôm, cá... bởi, thu nhập từ những đối tượng mới cao hơn hàng chục lần so với trồng lúa.

"Về sản xuất theo yêu cầu thị trường, Việt Nam cần đầu tư nghiên cứu thêm các giống lúa, nâng cao kỹ thuật canh tác, chế biến, bảo quản để cho chất lượng gạo tốt hơn đáp ứng yêu cầu của thị trường", ông Animesh đề xuất.

Khu vực ĐBSCL đóng góp 95% lượng gạo xuất khẩu, nhưng về cơ cấu giống, chất lượng gạo chưa ổn định. Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng gạo hàng hoá, đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới cũng như cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu, thì cần xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao với sản lượng khoảng 13 triệu tấn lúa (chiếm khoảng 60% tổng sản lượng lúa gạo ĐBSCL), tức mỗi năm có khoảng 6,5-7 triệu tấn gạo hàng hoá chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng, Cục trồng trọt-Bộ NN&PTNT.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ