Quảng Nam tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU

Nhàđầutư
Để hàng hóa Quảng Nam "đổ bộ" vào thị trường châu Âu (EU) thì doanh nghiệp ở đây không chỉ tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến mà còn phải cải tiến mẫu mã chất lượng, giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh với các nước khác…
THÀNH VÂN
23, Tháng 12, 2022 | 20:23

Nhàđầutư
Để hàng hóa Quảng Nam "đổ bộ" vào thị trường châu Âu (EU) thì doanh nghiệp ở đây không chỉ tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến mà còn phải cải tiến mẫu mã chất lượng, giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh với các nước khác…

Xuất khẩu vào EU tăng cao

Theo Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam, 11 tháng năm 2022 tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu của tỉnh đạt hơn 4,5 tỷ USD, tăng 32,61% so với cùng kỳ. Trong đó kim ngạch xuất khẩu hơn 1,76 tỷ USD, tăng 22,97% và kim ngạch nhập khẩu hơn 2,74 tỷ USD, tăng 39,66% so với cùng kỳ.

Riêng về thị trường EU, hiện toàn tỉnh có 56 doanh nghiệp xuất khẩu, 64 doanh nghiệp nhập khẩu, trao đổi thương mại sang thị trường này. Kim ngạch xuất nhập khẩu với các nước EU trong 11 tháng đầu năm đạt hơn 521 triệu USD, trong đó, xuất khẩu đạt 321,82 triệu USD.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu sang các nước: Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan, Hungary, Slovenia, Tây Ban Nha… Các mặt hàng chủ yếu như sản phẩm may mặc, sản phẩm giày, giày các loại, linh kiện phụ tùng ô tô, vải, sản phẩm gỗ, chỉ may các loại, kim may, kim dệt…

Theo Sở Công Thương Quảng Nam, ngay sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định về kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA. Đồng thời đẩy mạnh hoàn thiện các thủ tục, cải cách hành chính và các quy định của tỉnh để phù hợp với Hiệp định EVFTA.

Qua đó giúp doanh nghiệp lựa chọn thị trường, tận dụng lợi thế, giảm hoặc loại bỏ được các dòng thuế xuất khẩu sang EU, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực như linh kiện điện tử, dệt may, da giày, nông - thủy sản cũng như mặt hàng mà Quảng Nam có lợi thế cạnh tranh. 

cang-chu-lai (1)

Hiện toàn tỉnh Quảng Nam có 56 doanh nghiệp xuất khẩu, 64 doanh nghiệp nhập khẩu, trao đổi thương mại với thị trường EU. Ảnh: Thành Vân

Ngoài ra, Sở Công Thương Quảng Nam tham mưu UBND tỉnh ban hành Chương trình xuất khẩu đối với sản phẩm có khả năng cao tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 – 2025. Từ đó xác định sản phẩm chủ lực để đẩy mạnh hỗ trợ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu phù hợp với năng lực cạnh tranh, nhu cầu thị trường và tận dụng được các lợi thế từ các hiệp định thương mại mang lại, giúp phát huy nguồn hàng hóa, dịch vụ sản xuất của tỉnh, đầu tư các sản phẩm chủ lực, sử dụng công nghệ cao, chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, gắn với phát triển vùng nguyên liệu.

Dù vậy, trong quá trình triển khai, Quảng Nam cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, các doanh nghiệp của Quảng Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp; đa số doanh nghiệp vẫn tập trung vào thị trường truyền thống, chưa tìm kiếm, khai thác được các thị trường mới để tận dụng ưu đãi từ thành viên của các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là thị trường EVFTA.

Ngoài ra, các cơ quản quản lý nhà nước thiếu hụt thông tin và số liệu liên quan đến thương mại, xuất nhập khẩu, các cam kết, chính sách trong FTA nên khó khăn trong việc đánh giá, phân tích hoạt động xuất nhập khẩu của địa phương...

Cần nâng cao chất lượng sản phẩm

Bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương đánh giá, EU là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 7,5%/năm, chiếm tỷ trọng bình quân 13,6%/năm trong tổng xuất khẩu của cả nước.

Hiện dư địa thị trường EU còn tương đối lớn. Trong khi, thị phần hàng hóa của Việt Nam mới chiếm khoảng 2%. Chưa kể, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam - EU bổ sung cho nhau, không cạnh tranh trực tiếp.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Hải, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ba Lan kiêm nhiệm Litva, Phần Lan, Estonia cho rằng, mặc dù dễ tính hơn so với các thị trường còn lại ở châu Âu như Đức, Pháp, Ý… song hàng hóa Việt Nam vào các nước Đông Âu thời gian qua còn tương đối hạn chế. Ngoài linh kiện điện tử, máy móc thiết bị, phụ tùng, còn lại chủ yếu cà phê, dệt may, giày dép... nhưng cũng dưới thương hiệu các nhà phân phối lớn nước ngoài.

Do vậy, nông sản Quảng Nam như sâm Ngọc Linh, măng cụt, dưa hấu, chuối, hoa quả nhiệt đới, thủy hải sản… đều có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường này. Cùng với đó, các mặt hàng dệt may, giày dép, nhóm mặt hàng sản phẩm ôtô cũng được đánh giá có lợi thế để doanh nghiệp Quảng Nam nghiên cứu đưa vào thị trường Đông Âu.

"Để hiện thực mục tiêu này, doanh nghiệp Quảng Nam không chỉ tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến mà còn phải cải tiến mẫu mã chất lượng, giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh với các nước khác", ông Hải cho hay.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cho hay, để định hướng phát triển thị trường xuất khẩu, tỉnh Quảng Nam đã xác định sản phẩm chủ lực để đẩy mạnh hỗ trợ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu phù hợp với năng lực cạnh tranh, nhu cầu thị trường và tận dụng được các lợi thế từ các hiệp định thương mại Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia.

Đồng thời, phát huy nguồn hàng hóa, dịch vụ sản xuất của tỉnh, đầu tư các sản phẩm chủ lực, sử dụng công nghệ cao, chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, gắn với phát triển vùng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu phục vụ chế biến và xuất khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định sản xuất, vượt qua thời kỳ khó khăn do dịch bệnh COVID-19, hướng đến mục tiêu phát triển xuất khẩu bền vững.

"Các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Âu cần nắm bắt, hiểu rõ các thông tin thị trường, các hiệp định thương mại. Đồng thời lĩnh hội thêm nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu để cùng liên kết, kết nối đưa hàng hóa Quảng Nam vào những thị trường này", ông Bửu nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ