'Ông lớn' cá tra Vĩnh Hoàn sụt giảm doanh thu tháng thứ 5 liên tiếp

Nhàđầutư
Bất chấp doanh thu tăng 10% so với tháng 4, Công ty CP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) vừa có tháng thứ 5 liên tiếp sụt giảm doanh thu so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu cá tra, ngành chính của công ty này giảm đến 43% doanh thu so với cùng kỳ.
LIÊN THƯỢNG
14, Tháng 06, 2023 | 11:20

Nhàđầutư
Bất chấp doanh thu tăng 10% so với tháng 4, Công ty CP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) vừa có tháng thứ 5 liên tiếp sụt giảm doanh thu so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu cá tra, ngành chính của công ty này giảm đến 43% doanh thu so với cùng kỳ.

vinh-hoan (2)

Vĩnh Hoàn đang đối mặt với một năm khó khăn do nhiều yếu tố. Ảnh: VASEP

Theo báo cáo kinh doanh tháng 5 vừa công bố của VHC, doanh thu của công ty này đạt 954 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ. Như vậy, dù đã cải thiện 10% doanh thu so với tháng 4, đây vẫn là tháng thứ 5 liên tiếp công ty này ghi nhận doanh thu sụt giảm hai chữ số so với cùng kỳ 2022. 

VHC được biết đến là công ty chế biến và xuất khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam. Xét doanh thu sản phẩm, cá tra vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất khi đạt 592 tỷ đồng, nhưng giảm tới 43% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các sản phẩm còn lại đều sụt giảm so với cùng kỳ. 

Đơn cử, doanh thu sản phẩm phụ giảm 44% xuống còn 143 tỷ đồng; sản phẩm chăm sóc sức khỏe giảm 5% xuống 65 tỷ đồng; từ bánh phồng tôm có doanh thu 21 tỷ đồng, giảm 27%. Còn doanh thu từ mì và bánh tráng giảm 58% xuống còn 7 tỷ đồng.

Điểm tích cực là doanh thu sản phẩm hỗn hợp khác ghi nhận tăng 20% so với cùng kỳ năm lên mức 109 tỷ đồng và sản phẩm giá trị giá tăng 20% lên 16 tỷ đồng.

Luỹ kế 5 tháng đầu năm, VHC ghi nhận tổng doanh thu 4.075 tỷ đồng.

So với tháng 4/2023, doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tại các thị trường hầu như đều tăng, ngoại trừ Trung Quốc khi giảm 16%. Cụ thể, sản phẩm tiêu thụ tại thị trường nội địa tăng 10%, Mỹ tăng 21% và tổng doanh thu tại các thị trường còn lại cũng tăng 10%.

Trước đó, trong tháng 4/2023, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu 869 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu thị trường Mỹ giảm 69%, về 308 tỷ đồng; doanh thu thị trường Việt Nam giảm 24%, về 203 tỷ đồng; doanh thu thị trường châu Âu giảm 13%, về 128 tỷ đồng; doanh thu thị trường Trung Quốc giảm 13%, về 110 tỷ đồng; và các thị trường khác giảm 6%, về 110 tỷ đồng.

Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2022, tiêu thụ sản phẩm của Vĩnh Hoàn vẫn chưa thực sự hồi phục khi doanh thu từ thị trường nội địa, Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đều giảm hai con số. Cụ thể, doanh thu tiêu thụ tại Mỹ giảm 54%, tại châu Âu giảm 27%, Trung Quốc giảm 30% và nội địa giảm 27%.

Tại ĐHĐCĐ năm 2023 được tổ chức hồi tháng 5, công ty này đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với doanh thu thuần hợp nhất 11.500 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 1.000 tỷ đồng, giảm 49% so với 2022.

Ban lãnh đạo công ty cho rằng, nhu cầu phi lê cá thấp trên thị trường toàn cầu và giá thức ăn chăn nuôi (cụ thể là đậu nành và bắp ngô) tăng trong thời gian gần đây sẽ ảnh hưởng lợi nhuận của VHC trong giai đoạn 2023-2024.

VHC tiền thân là Công ty TNHH Vĩnh Hoàn, thành lập năm 1997, là một trong những công ty chế biến và xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam. Công ty này có mã số thuế 1402108615, đặt trụ sở tại Đồng Tháp. Người đại diện pháp luật là bà Trương Thị Lệ Khanh.

Theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt hơn 3,2 tỷ USD, tiếp tục giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ 2022 và giảm sâu từ 10 - 50% tại tất cả các thị xuất khẩu chính.

Trong đó thị trường giảm mạnh nhất là thị trường Mỹ hơn 50% so với cùng kỳ, thị trường EU giảm gần 32% và Trung Quốc giảm hơn 25%. Các mặt hàng chính của xuất khẩu thủy sản Việt nam đều giảm 2 con số, cụ thể tôm giảm gần 36%, cá tra giảm gần 40% và cá ngừ giảm hơn 30%.

"Chiến tranh giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu kết thúc mặc dù kéo dài hơn 1 năm, khủng hoảng khí hậu diễn ra tại nhiều khu vực trên thế giới, tình hình lạm phát tăng cao và các chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ tiếp tục tác động đến kinh tế thế giới trong thời gian tới và gây ra nhiều rủi ro cho chuỗi cung ứng toàn cầu và những biến động về giá lương thực – thực phẩm", VASEP đánh giá.

Nhiều dự báo cho rằng nhu cầu thủy sản của các thị trường có thể sẽ còn tiếp tục giảm trong quý III/2023 thay vì phục hồi từ Quý III như những dự báo trước đây.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ