Những 'ông lớn' bán lẻ công nghệ làm ăn ra sao trước khi đóng cửa chống dịch COVID-19?

Nhàđầutư
Do tình hình dịch bệnh, người dân hạn chế tập trung đông người và chi tiêu, dẫn đến doanh thu bán lẻ của nhiều ngành bị ảnh hưởng. Hầu hết các chuỗi bán lẻ hàng công nghệ lớn nhỏ hiện nay đều đang phải thực hiện cắt giảm chi phí trước khi có quyết định đóng cửa.
PHƯƠNG LINH
28, Tháng 03, 2020 | 18:09

Nhàđầutư
Do tình hình dịch bệnh, người dân hạn chế tập trung đông người và chi tiêu, dẫn đến doanh thu bán lẻ của nhiều ngành bị ảnh hưởng. Hầu hết các chuỗi bán lẻ hàng công nghệ lớn nhỏ hiện nay đều đang phải thực hiện cắt giảm chi phí trước khi có quyết định đóng cửa.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị số 15/CT-TTg yêu cầu quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19.

Theo chỉ thị này, trong tháng 3/2020, công tác phòng chống dịch COVID-19 tiếp tục được triển khai rộng khắp với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp và toàn dân. 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên toàn quốc trong thời gian từ 28/3 đến 15/4, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. 

Dưới đây là vắn tắt tình hình kinh doanh của các chuỗi bán lẻ công nghệ được nhiều người biết đến tại Việt Nam thời gian qua.

the-gioi-d--dong

Các cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đã đóng cửa

Chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh 

Chuỗi Thế Giới Di Động hiện có 1.015 cửa hàng Thế Giới Di Động (trong đó có vài chục cửa hàng Điện thoại Siêu rẻ doanh thu thấp hơn) và 1.028 cửa hàng Điện máy Xanh.

Trong đó, có khoảng 20% cửa hàng của chuỗi này ở khu vực Hà Nội và TP.HCM, tương đương 203 cửa hàng Thế Giới Di Động và 206 cửa hàng Điện máy Xanh.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm vừa công bố, lũy kế 2 tháng đầu năm 2020, Công ty CP Đầu tư thế giới Di Động (MWG) ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 20.541 tỷ đồng (tăng trưởng 18%) và lợi nhuận sau thuế đạt 845 tỷ đồng (tăng trưởng 16%) so với cùng kỳ năm 2019.

Chuỗi FPT

Kết thúc năm 2019, doanh thu của Công ty cổ phần FPT (FPT) đạt 27.717 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2018. Lợi nhuận trước thuế đạt 4.665 tỷ đồng, tăng gần 21% và vượt 5% kế hoạch năm.

Sau 2 tháng đầu năm 2020, doanh thu hợp nhất và lợi nhuận trước thuế của FPT lần lượt đạt 4.182 tỷ đồng và 698 tỷ đồng, tăng 18,4% và 22,4% so với năm 2018, lần lượt tương đương 99% và 102% kế hoạch lũy kế. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế được cải thiện so cùng kỳ, đạt 16,7% (năm 2019 đạt 16,1%). 

Nguyễn Kim

Sau 5 năm giữ 49% cổ phần Nguyễn Kim, Tập đoàn Central Group của Thái Lan thông qua các công ty con đã hoàn tất việc mua lại100% chuỗi điện máy lâu đời bậc nhất Việt Nam.

Giá trị thương vụ mua lại 51% cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ và Giải pháp mới NKT, đơn vị sở hữu, vận hành chuỗi Nguyễn Kim được phía Central Retail tiết lộ là 2.600 tỷ đồng.

Với mức giá trên, định giá của chuỗi điện máy Nguyễn Kim với hệ thống 70 cửa hàng vào khoảng 5.100 tỷ đồng, tương đương 220 triệu USD.

Trong bản công bố thông tin về thương vụ tmua lại toàn bộ chuỗi điện máy Nguyễn Kim, Central Retail của Thái Lan cho biết trong quý III/2019, công ty mẹ NKT của Nguyễn Kim đóng góp gần 3.300 tỷ đồng doanh thu cho tập đoàn.

Nếu kết quả dinh koanh giữa các quý không chênh lệch lớn, ước tính doanh thu của Nguyễn Kim đạt trên 13.000 tỷ đồng năm qua. 

Ngoài ra, chuỗi CellphoneS cho biết không phục vụ khách hàng tại cửa hàng và chuyển sang bán hàng trực tuyến. Nhân viên đi giao hàng được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ: mũ có kính che chắn, khẩu trang, chai xịt khuẩn, nước rửa tay để đảm bảo tối đa an toàn cho nhân viên và khách hàng.

Đối với các cửa hàng hiện còn đang mở thì CellphoneS thực hiện việc cắt giảm nhân viên một lúc ở cửa hàng từ 5-10 nhân viên để dư "suất" cho khách hàng phù hợp, cắt giảm số giờ làm của nhân viên để đảm bảo an toàn theo quy định của nhà nước (quy định không tụ họp trên 20 người).

Chuỗi này cho biết đang thực hiện việc cắt giảm giờ làm để đảm bảo quy định số lượng người tại cửa hàng. Trong khi đó, khối văn phòng đã triển khai làm việc tại nhà.

Do tình hình dịch bệnh, người dân hạn chế tập trung đông người và chi tiêu, dẫn đến doanh thu bán lẻ của nhiều ngành bị ảnh hưởng. Hầu hết các chuỗi bán lẻ hàng công nghệ lớn nhỏ hiện nay đều đang phải thực hiện cắt giảm chi phí trước khi có quyết định đóng cửa.

Theo Bộ Công thương, doanh thu bán lẻ tháng 1/2020 đạt 346.200 tỷ đồng, tăng 6,3% so với tháng 1 và tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái; dự tính khả năng tháng 2 sẽ không đạt được mức tăng trưởng như vậy.

Điều đáng chú ý tháng 1/2020 là khoảng thời gian có nhu cầu tăng lên về mua sắm Tết, nhưng doanh số chỉ tăng trưởng chưa đến 7% là một mức khá thấp. Trong khi doanh thu giảm, thì chi phí của các đơn vị bán lẻ như khấu hao tài sản, tiền thuê địa điểm, chi phí nhân công, vận chuyển… hầu như không có thay đổi. Như vậy lợi nhuận ròng của các đơn vị bán lẻ chắc chắn sẽ giảm sút.

Doanh thu nhóm hàng điện máy có siêu thị giảm từ 30-40% như Mediamart đã công bố. Riêng nhóm hàng máy sấy, máy hút ẩm, máy lọc không khí, số lượng bán có khá hơn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ