‘Nhà khoa học chân đất’ Trần Ngọc Nam cứu sống cây Trường sanh trước Phủ chủ tịch

Nhàđầutư
Bộ VH-TT&DL đã trao tặng bằng khen cho ông Trần Ngọc Nam - TGĐ Cty TNHH-SX thương mại Đại Nam cùng tập thể đã có thành tích xuất sắc, góp phần vào công tác Bảo tồn và Phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch bằng công nghệ Ong Biển.
ANH BÌNH
12, Tháng 01, 2019 | 11:21

Nhàđầutư
Bộ VH-TT&DL đã trao tặng bằng khen cho ông Trần Ngọc Nam - TGĐ Cty TNHH-SX thương mại Đại Nam cùng tập thể đã có thành tích xuất sắc, góp phần vào công tác Bảo tồn và Phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch bằng công nghệ Ong Biển.

Ngày 11/01, tại Nhà máy sản xuất Phân bón Obi Ong Biển, Công ty TNHH-SX thương mại Đại Nam (Bà Rịa, Vũng Tàu), Bộ VH-TT&DL tổ chức công bố quyết định trao tặng bằng khen cho cá nhân ông Trần Ngọc Nam (TGĐ Cty) cùng tập thể CBCNV Cty đã có thành tích xuất sắc, góp phần vào công tác Bảo tồn và Phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch bằng công nghệ Obi Ong Biển.

20181026_IMG_2124

Ông Trần Ngọc Nam (áo trắng) cùng đội thợ cứu chữa cây Trường sanh tại Phủ Chủ tịch

Ông Nguyễn Văn Công - Giám đốc Khu di tích Phủ chủ tịch cho biết, tại Khu di tích Phủ Chủ tịch có cây Trường sanh nằm trước cửa Nhà 67. Đây là cây trồng thân thiện gần gũi nhất với Hồ chủ tịch. Cũng theo ông Công, ngày Bác ở Việt Bắc trở về Thủ đô Bác thường triệu tập các cuộc họp Trung ương ngồi xúm quanh dưới gốc cây Trường sanh để bàn việc nước. Những ngày Bác bị lâm bệnh nặng, các cuộc hội đàm lo cho Bác cũng được Trung ương triệu tập về đây.

20181026_IMG_2070.MOV_snapshot_00.14.819

Cây Trường sanh bị mục rỗng do sâu bệnh đục khoét

Thế nhưng 15 năm trở lại đây, cây có biểu hiện lá vàng úa, héo dần, thân cây bị mục rỗng, từ thân tới vỏ bị các loài sâu bệnh đục khoét tàn phá. Mặc dù được các nhà khoa học trong và ngoài nước đến cứu chữa nhưng bệnh của cây càng ngày càng suy yếu trầm trọng chỉ còn khoảng 10% sự sống. Nguy cơ lớn là cây sẽ bị chết trong thời gian ngắn nhất.

Sau khi nhận được thông tin từ Văn phòng Chính phủ và lời đề nghị của BGĐ Khu di tích, ngày 25-10-2018 ông Trần Ngọc Nam “một nhà khoa học chân đất” với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cứu sống các loài cây nông nghiệp đã nhận lời mời đề nghị trên. Theo ông Trần Ngọc Nam, sau khi nhận lời từ thành phố Vũng Tàu cấp tốc bay ra Hà Nội trong lòng ông xốn xang, nghĩ về Bác. Khi sinh thời Người có niềm vui sau ngày làm việc vất vả ra làm bạn với ao cá, cây cỏ và điếu thuốc. Vì thế, ông Nam xem đây là sứ mệnh được giao phải bằng mọi giá để cứu cho bằng được cây Trường sanh.

20181028_IMG_2328

Ông Trần Ngọc Nam (áo sọc ngồi bên phải) cùng tốp thợ chụp hình lưu niệm bên cây Trường Sanh sau khi được cứu chữa bằng công nghệ Ong biển.

Trước lúc kiểm tra sự sống của cây chỉ còn lại 10%, ông Nam đã chuẩn bị phương án 2 bằng cách cho thợ đi tìm hỏi các vườn cây cảnh trong và ngoài nước nếu có cây Trường sanh giống cây này phòng khi bất trắc phải thay thế. Sau gần một tuần nghiên cứu, ông đề xuất với BLĐ Khu di tích các phương án khoa học kết hợp dân gian “Đông - Tây y kết hợp” bằng mọi giá cứu chữa cây hiệu quả. Sau khi nghiên cứu phác đồ điều trị, ông điều động 3 tay thợ lành nghề do Phó giám đốc Nguyễn Văn Nghệ trực tiếp chỉ huy.

Việc đầu tiên là khoan thải từng khối bê tông từ thân cây bị trám vào ruột cây bị hổng, đồng thời khoan lấy hết các đinh vít đóng vào các cành cây kể cả những trụ sắt chống đỡ ăn sâu vào thân, cành cây. Đồng thời dùng khoáng chất phân bón Ong biển bơm vào thân cây. Chỉ sau 3 ngày 4 đêm thực hiện, toàn bộ các loài sâu trong thân cây tìm lỗ chui ra khỏi thân cây, sau đó chọn lọc các rễ cây và bón phân Ong Biển, tưới nước. 4 ngày sau chữa trị, lá cây bắt đầu xanh dần lại màu lục diệp, lúc đó ông Nam cho các tay thợ bắt đầu hồi phục thân cây bằng các hợp chất đắp vào những lỗ hổng trên toàn thân cây, tạo chất ra da cho cây.

3

Cây Trường sanh đâm chồi, lá xanh trở lại sau khi được phục hồi

Theo ông Trần Ngọc Nam, trong các phương án cứu chữa cây Trường sanh là không chỉ nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của cây sau hàng trăm năm nữa mà còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ giá trị của cây. Đặc biệt, sử dụng phân bón hữu cơ Ong Biển tăng cường dinh dưỡng cho cây, tạo môi trường sống cân bằng hệ sinh vật sống trong đất quanh bộ rễ hoạt động tốt, bởi đó là những điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển mạnh.

9dba2dda9b9b72c52b8a

Ông Trần Ngọc Nam - Tổng giám đốc Công ty TNHH SX-TM Đại Nam (thứ 2 trái sang) nhận bằng của Bộ VH-TT&DL

Ngoài ra, loại bỏ hoàn toàn những cột chống, thanh giằng, cáp chằng đã phục hồi cho cây trước đây, từ đó kết hợp cắt tỉa cành tạo thế cây vững chắc hơn, tạo giá trị thẩm mỹ cao hơn… “4 ngày sau khi cây bắt đầu đâm chồi nảy lộc, lá xanh mơn mởn đung đưa trước gió, tôi thật sự thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng mình cũng đã thành công”, ông Trần Ngọc Nam chia sẻ.

Ghi nhận những đóng góp vào việc bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Thừa ủy quyền của Bộ Trưởng Bộ VH-TT&DL, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Phùng Huy Cẩn đã trao tặng Bằng khen và tặng quà cho tập thể và cá nhân Tổng giám đốc Trần Ngọc Nam ghi nhận  đánh giá cao sự đóng góp khoa học bằng công nghệ 4.0 mà Cty đã sản xuất ra nhiều sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phục vụ thiết thực vào sự nghiệp phát triển đất nước.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ