Nguồn cung xăng dầu tại miền Tây Nam Bộ bớt căng thẳng

Nhàđầutư
Thông tin từ Sở Công Thương một số tỉnh, thành tại khu vực miền Tây Nam Bộ cho thấy, với nhiều chính sách như tăng định mức tín dụng, giảm thuế, phí nhập khẩu xăng dầu, cùng với sự nỗ lực tìm kiếm nguồn cung của thương nhân đầu mối, nguồn cung xăng dầu tại khu vực này đã bớt căng thẳng.
AN HÒA
30, Tháng 10, 2022 | 21:21

Nhàđầutư
Thông tin từ Sở Công Thương một số tỉnh, thành tại khu vực miền Tây Nam Bộ cho thấy, với nhiều chính sách như tăng định mức tín dụng, giảm thuế, phí nhập khẩu xăng dầu, cùng với sự nỗ lực tìm kiếm nguồn cung của thương nhân đầu mối, nguồn cung xăng dầu tại khu vực này đã bớt căng thẳng.

cay xang soc trang

Các cửa hàng thuộc Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Cửu Long tại Sóc Trăng đã khắc phục được tình trạng thiếu nguồn cung cục bộ. Ảnh An Hòa

Nguồn cung được cải thiện

Trao đổi với phóng viên Nhadautu.vn  Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng Hứa Trường Sơn cho biết, trong những ngày gần đây tình hình cung ứng xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã từng bước ổn định trở lại. Nguồn cung xăng dầu mặc dù chưa dồi dào như trước nhưng đã cơ bản khắc phục tình trạng hết xăng dầu cục bộ. Hệ thống 17 cửa hàng thuộc Chi nhánh Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Cửu Long tại Sóc Trăng trước đây thường xuyên thiếu xăng dầu giờ đã được cải thiện.

Tương tự như vậy, ông Hà Vũ Sơn, Giám đốc Sở Công thương TP. Cần Thơ cho biết vào thời điểm trước chu kỳ điều chỉnh giá xăng, nếu giá xăng dầu trên thế giới tăng cao thì trên địa bàn có xảy ra tình trạng một số cửa hàng bị thiếu xăng cục bộ. Nguyên nhân là do thương nhân đầu mối giảm sản lượng phân phối. Để chấn chỉnh tình trạng đứt gãy nguồn cung, địa phương đã tăng cường kiểm tra đồng thời cũng kiến nghị Bộ Công thương tăng chỉ đạo các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tăng sản lượng phân bổ cho thị trường TP. Cần Thơ.

"Thuận lợi của địa phương là có nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối nằm trên địa bàn nên nguồn cung xăng dầu tương đối đảm bảo", ông Sơn cho hay.

Ông Phan Văn Quang, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro), đơn vị có hệ thống 600 cửa hàng, chiếm 40% thị phần cung cấp xăng dầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, NSH Petro được Bộ Công thương giao chỉ tiêu hạn mức tối thiểu phân phối trong Quý IV/2022 là 204.420 m3 (tương đương với hơn 204 triệu lít) xăng, dầu.

Để thực hiện đạt chỉ tiêu được giao, trong những ngày qua NSH Petro đã có nhiều nỗ lực trong tìm kiếm nguồn cung, thu xếp nguồn tài chính để nhập khẩu, mua hàng trong nước, sản xuất đủ sản lượng cung ứng cho các đại lý, thương nhân phân phối, cửa hàng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu trong hệ thống.

Cụ thể, trong ngày 25/10, công ty đã nhập lô hàng xăng ron 95 với số lượng 6,3 triệu lít tại Tổng kho xăng dầu Trà Nóc (Cần Thơ) và ngày 28/10 Công ty tiếp tục nhập lô dầu D.O với số lượng 3 triệu lít để cung cấp cho hệ thống, đảm bảo nguồn hàng không bị thiếu.

Trước đó, NSH Petro cũng đã thực hiện sự chỉ đạo chia sẻ nguồn hàng và nâng mức thù lao để các cửa hàng thuộc hệ thống không đóng cửa. Ngày 24/10, công ty đã bán riêng tại khu vực TP. Hồ Chí Minh 3 triệu lít xăng, với thù lao 350 đồng/lít.

Trong quý III, NSH Petro đã cung cấp cho thị trường 37.210m3 xăng ron 95 (tương đương 37,2 triệu lít), 3.397 m3 (tương đương gần 3,4 triệu lít) xăng ron 92 và 25.484m3 (tương đương 25,4 triệu lít) dầu DO.  

"Mặc dù công ty đang gặp khó khăn trong tình trạng mua hàng giá cao, bán giá thấp nhưng để đảm bảo không đứt gãy nguồn cung, công ty đã nâng mức chiết khấu bán hàng cho đại lý, nhượng quyền bán lẻ, khách hàng công nghiệp trong hệ thống và thương nhân phân từ mức 250 đồng/lít lên 350 đồng/lít", ông Quang cho biết.

nhap 3

Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đã tích cực tìm kiếm nguồn hàng để đảm bảo không đứt gãy nguồn cung xăng dầu khi nhu cầu đang tăng cao như hiện nay. Ảnh NSH

Nhu cầu tăng mạnh vào cuối năm

Thời điểm cuối năm nhu cầu sử dụng nhiên liệu xăng dầu phục vụ cho sản xuất, vận chuyển hàng hóa và đi lại dịp Tết sẽ tăng mạnh. Do đó trong những ngày qua, nhiều địa phương đã có văn bản kiến nghị Bộ Công thương chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu tăng phân bổ nguồn cung cho các địa phương.

Cụ thể, ông Hứa Trường Sơn, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng cho biết, qua tổng hợp kế hoạch cung ứng xăng dầu đến cuối năm của các doanh nghiệp Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất Bộ Công thương làm việc với các thương nhân đầu mối, tăng phân bổ cho thị trường tỉnh Sóc Trăng từ nay đến cuối năm là 75.000 m3 xăng dầu, nhằm đảm bảo phục vụ hoạt động đi lại, sản xuất, kinh doanh của người dân trong tỉnh.

Trước đó, UBND tỉnh Kiên Giang cũng đã có văn bản gửi Bộ Công thương đề nghị Bộ Công thương yêu cầu các thương nhân xăng dầu đầu mối cung ứng khẩn 73.560m3 (36.780m3 xăng và 36.780m3 dầu) cho các thương nhân kinh doanh xăng, dầu của tỉnh.

Nhằm đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường cũng đã có văn bản yêu cầu các thương nhân đầu mối cần tạo điều kiện để thương nhân kinh doanh xăng dầu được nhận hàng tại kho kể cả ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ, đồng thời, tăng thời gian giao nhận hàng hóa tới hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp.

Để cân đối nguồn hàng trong thời gian tới, Giám đốc Sở Công thương TP. Cần Thơ Hà Vũ Sơn cũng đề nghị các thương nhân đầu mối rà soát lại tất cả các cửa hàng; trong đó tại các cửa hàng nhượng quyền, thương nhân phân phối, cửa hàng bán lẻ và yêu cầu đăng ký khối lượng tiêu thụ để có kế hoạch phân phối.

Ðồng thời, các doanh nghiệp đầu mối phải xây dựng các kế hoạch để chủ động và duy trì nguồn cung. Các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục công tác kiểm tra, giám sát; đồng thời tiếp tục có những kiến nghị đến lãnh đạo thành phố, Bộ Công thương để tìm hướng giải quyết đảm bảo không đứt gãy nguôn cung.

Tương tự như vậy, hiện nay các địa phương khác tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang thực hiện các bước rà soát, dự báo sản lượng tiêu thụ, tổng hợp đề xuất kiến nghị gửi về Bộ Công thương nhằm chuẩn bị đủ nguồn cung xăng dầu đáp ứng nhu cầu thị trường trong những tháng cuối năm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ