Hàn Quốc tiếp tục đứng đầu ngành đóng tàu thế giới
-
Chia sẻ
-
Bình luận
0
Theo dự báo của Viện nghiên cứu kinh tế nước ngoài thuộc Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), ngành công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc sẽ chứng kiến cả số lượng lẫn giá trị đơn hàng tăng trưởng 100% so với năm 2020, trong bối cảnh nhu cầu thay thế tàu cũ trên thế giới ngày càng tăng do các quy định về môi trường khắt khe hơn.

Công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc trong điều kiện đại dịch vẫn hoành hành trên thế giới. Ảnh nguồn Business News of Korea
Dư luận đang chú ý xem liệu ngành công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc có thoát khỏi đường hầm tăm tối và bùng nổ trở lại hay không.
"Việc Seoul vẫn duy trì vị trí số một về số lượng đơn hàng đóng tàu càng mang nhiều ý nghĩa hơn trong bối cảnh thế giới đối mặt với dịch COVID-19 năm ngoái", chuyên gia kinh tế Chung Chul-jin của Hàn Quốc nhấn mạnh.
Theo công ty nghiên cứu về đóng tàu và vận tải biển Clarkson Research Service có trụ sở tại Anh, các doanh nghiệp đóng tàu Hàn Quốc đã dẫn đầu thế giới, giành được hợp đồng đóng 187 tàu, tương đương 8,19 triệu tấn tổng hợp bù (CGT), chiếm 43% tổng số đơn hàng đóng tàu toàn cầu (19,24 triệu tấn tổng hợp bù).
Đặc biệt, Hàn Quốc đã vượt qua các đối thủ cạnh tranh là Trung Quốc, Nhật Bản, trúng thầu nhiều đơn hàng đóng tàu chất lượng cao.
Tăng khả năng cạnh tranh
Năm 2020, Trung Quốc dẫn trước Hàn Quốc về số lượng đơn hàng đóng tàu lũy kế cho đến tháng 6, nhưng trong nửa cuối năm Seoul đã bứt phá vượt qua Bắc Kinh với số lượng đơn hàng gấp đôi, lên giữ vị trí số một thế giới.
Hàn Quốc có lợi thế cạnh tranh về đơn hàng đóng tàu chở khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và các tàu chở dầu thô cỡ lớn (VLCC), với đơn giá đóng mỗi loại tàu này lần lượt là 180 triệu USD và 80 triệu USD cho một chiếc.
Đặc biệt, số lượng đơn hàng trúng thầu vào phút chót năm ngoái đều là những tàu giá trị gia tăng cao.
Chuyên gia kinh tế Chung Chul-jin phân tích: "Năm 2020, các hãng đóng tàu Hàn Quốc đã giành được 36 trên 49 đơn hàng đóng tàu chở khí thiên nhiên hóa lỏng cỡ lớn (70%), 35 trên 41 đơn hàng đóng tàu dầu thô cỡ lớn (85%). Điều này chứng tỏ những doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển tin tưởng tàu chất lượng cao của các nhà đóng tàu Hàn Quốc".
Một yếu tố thuận lợi khác đối với Seoul là sự thay đổi quy chế môi trường đang trở thành chủ đề nóng trong thời Chính phủ Tổng thống Mỹ Joe Biden. Dự kiến các đơn hàng đóng tàu chở khí LNG sẽ tăng lên trong khi Hàn Quốc đang chiếm ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong mảng này.
"Các vấn đề môi trường càng được coi trọng thì ngành đóng tàu Hàn Quốc sẽ càng có tương lai tươi sáng" ông Chung Chul-jin nhấn mạnh.
Thân thiện với môi trường, đầu tư cơ sở vật chất

Hàn Quốc luôn dẫn đầu thị trường đóng tàu thế giới dù vị trí này đang bị Trung Quốc đe dọa. Minh họa nguồn Korea JoongAng Daily
Hãng Clarkson Research Service dự đoán số lượng đơn hàng đóng tàu năm nay sẽ tăng 23,7% so với năm ngoái, trong đó Hàn Quốc sẽ là bên được hưởng lợi lớn nhất.
Trên thực tế, các doanh nghiệp đóng tàu Hàn Quốc đã nhận được hàng loạt đơn hàng đóng tàu ngay từ đầu năm nay. Kỳ vọng về sự hồi phục của ngành đóng tàu, ba hãng đóng tàu lớn nhất Hàn Quốc đặt mục tiêu giành được nhiều đơn hàng trong năm 2021 hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Khoảng 10 năm trước, Seoul đã để tụt mất vị trí số một trong ngành công nghiệp đóng tàu toàn cầu vào tay Bắc Kinh, song nhờ công nghệ ưu việt, ngành công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc đã hồi sinh.
Tất nhiên, những đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Trung Quốc và Nhật Bản không khoanh tay đứng nhìn. Ba nước chắc chắn sẽ cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đóng tàu toàn cầu.
Mặc dù ngành đóng tàu có triển vọng tích cực trong năm nay, nhưng cổ phiếu của các doanh nghiệp đóng tàu tăng thấp hơn so với tốc độ tăng của chỉ số thị trường chứng khoán Hàn Quốc (KOSPI).
Kết quả này xuất phát từ những lo ngại của nhà đầu tư cho rằng các doanh nghiệp đóng tàu chạy theo lợi nhuận nhỏ hay lợi nhuận trước mắt. Trên thực tế, báo cáo kinh doanh của ngành đóng tàu Hàn Quốc trong quý IV năm ngoái không mấy khả quan, phần lớn số lượng tàu bán ra có tỷ suất lợi nhuận thấp.
Cửa ải lớn nhất với các hãng đóng tàu là phục hồi lợi nhuận, song điều này phụ thuộc vào việc đầu tư cơ sở vật chất và đóng tàu giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. Hiện nay, ba yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (gọi tắt là ESG), đang ngày càng được chú ý, chuyên gia Chung Chul-jin giải thích.
ESG đã trở thành từ khóa cho các ngành công nghiệp nói chung trong đó có ngành đóng tàu. Ngay cả các nhà đầu tư lớn cũng cân nhắc đến ba yếu tố ESG trước khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.
Ngành đóng tàu Hàn Quốc hiện đang được xếp hạng B+ về ESG, thứ hạng không phải là cao. Do đó, các doanh nghiệp Hàn Quốc cần đảm bảo năng lực cạnh tranh về công nghệ đóng tàu thân thiện, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu hồi phục.
Hiện nay, việc cải thiện đánh giá ESG có tác động lớn đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đóng tàu Hàn Quốc.
Nhu cầu vận tải biển tăng mạnh

Nhà máy đóng tàu DSME tại đảo Geoje của Hàn Quốc. Ảnh nguồn Upstream
Một nhiệm vụ khác của ngành đóng tàu Hàn Quốc là vực dậy các công ty đóng tàu quy mô vừa, từng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành. Một số doanh nghiệp trong đó từng là top 10 doanh nghiệp đóng tàu thế giới vào những năm 2000, nhưng hiện đang vật lộn với cuộc chiến sinh tồn.
Theo số liệu của Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc, 7 công ty đóng tàu cỡ trung của Hàn Quốc chỉ giành được đơn hàng đóng 14 chiếc tàu trong năm ngoái, trị giá khoảng 500 triệu USD, tức chỉ bằng một phần 8 so với con số 3,9 tỷ USD của năm 2010.
Điều này phản ánh khoảng cách lớn giữa các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp đóng tàu.
Sự sụp đổ của các doanh nghiệp đóng tàu tầm trung chắc chắn là một tổn thất nặng nề cho toàn ngành, bởi hệ sinh thái công nghiệp liên quan sẽ biến mất, chuyên gia Chung Chul-jin nhận định.
Năm nay, ngành công nghiệp đóng tàu cần tập trung nhiều hơn vào các tàu có giá trị gia tăng cao, tàu thân thiện với môi trường, dựa trên nguyên tắc ESG. Ngoài ra, ngành công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc chỉ có thể tăng trưởng mạnh mẽ khi song hành với ngành vận tải đường biển, như những năm 2000.
Đáng tiếc là công ty vận tải biển Hanjin, vốn là doanh nghiệp vận tải biển lớn thứ 7 thế giới đã phá sản năm 2017, giáng một đòn chí mạng cho toàn ngành này của Hàn Quốc.
Tình hình có phần nào cải thiện khi Chính phủ Hàn Quốc công bố kế hoạch 5 năm tái thiết ngành công nghiệp vận tải biển. Theo chuyên gia Chul-jin, điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến ngành đóng tàu Hàn Quốc.
Ngành công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc đã không may sa sút trong 10 năm qua, khiến nhiều doanh nghiệp phá sản, để lại vết sẹo lớn cho nền kinh tế.
Hiện cơ hội hồi sinh ngành này đang tới trong bối cảnh khối lượng hàng hóa vận chuyển đường biển có thể tăng mạnh sau khi dịch COVID-19 chấm dứt, thêm vào đó là nhu cầu thay thế, chuyển đổi sang các loại tàu mới, thân thiện với môi trường gia tăng.
Ngành công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc được kỳ vọng có thể tận dụng cơ hội, hồi sinh trở lại thời kỳ hoàng kim, vẫn theo KBS.
Nguồn: VPBS
Mã ngoại tệ | Tên ngoại tệ | Tỷ giá mua | Tỷ giá bán | |
---|---|---|---|---|
Tiền mặt | Chuyển khoản | Chuyển khoản | ||
USD | ĐÔ LA MỸ | 23,090.00 | 23,110.00 | 23,260.00 |
AUD | ĐÔ LA ÚC | 16,538.00 | 16,646.00 | 17,020.00 |
CAD | ĐÔ CANADA | 17,380.00 | 17,485.00 | 17,806.00 |
CHF | FRANCE THỤY SĨ | - | 25,165.00 | - |
DKK | KRONE ĐAN MẠCH | - | - | - |
EUR | EURO | 27,070.00 | 27,179.00 | 27,678.00 |
GBP | BẢNG ANH | - | 30,246.00 | - |
HKD | ĐÔ HONGKONG | - | 2,963.00 | - |
INR | RUPI ẤN ĐỘ | - | - | - |
JPY | YÊN NHẬT | 218.44 | 219.54 | 223.57 |
KRW | WON HÀN QUỐC | - | - | - |
KWD | KUWAITI DINAR | - | - | - |
MYR | RINGGIT MÃ LAY | - | - | - |
NOK | KRONE NA UY | - | - | - |
RUB | RÚP NGA | - | - | - |
SAR | SAUDI RIAL | - | - | - |
SEK | KRONE THỤY ĐIỂN | - | - | - |
SGD | ĐÔ SINGAPORE | 16,927.00 | 17,038.00 | 17,350.00 |
THB | BẠT THÁI LAN | - | 761.00 | - |
Nguồn: ACB Bank
Giá vàng | ||
---|---|---|
(ĐVT : 1,000) | Mua vào | Bán ra |
SJC Hồ Chí Minh | ||
SJC HCM 1-10L | 55,6000 | 56,0000 |
Nhẫn 9999 1c->5c | 53,2000 | 53,7500 |
Vàng nữ trang 9999 | 52,8500 | 53,5500 |
Vàng nữ trang 24K | 52,0200 | 53,0200 |
Vàng nữ trang 18K | 38,3170 | 40,3170 |
Vàng nữ trang 14K | 29,3730 | 31,3730 |
Vàng nữ trang 10K | 20,4830 | 22,4830 |
SJC Các Tỉnh Thành Phố | ||
SJC Hà Nội | 55,6000 | 56,0200 |
SJC Đà Nẵng | 55,6000 | 56,0200 |
SJC Nha Trang | 55,6000 | 56,0200 |
SJC Cà Mau | 55,6000 | 56,0200 |
SJC Bình Phước | 55,5800 | 56,0200 |
SJC Huế | 55,5700 | 56,0300 |
SJC Biên Hòa | 55,6000 | 56,0000 |
SJC Miền Tây | 55,6000 | 56,0000 |
SJC Quãng Ngãi | 55,6000 | 56,0000 |
SJC Đà Lạt | 47,7700 | 48,2000 |
SJC Long Xuyên | 55,6200 | 56,0500 |
Giá Vàng SJC Tổ Chức Lớn | ||
DOJI HCM | 55,6000 | 56,0000 |
DOJI HN | 55,5000 | 56,1000 |
PNJ HCM | 55,5500 | 56,0000 |
PNJ Hà Nội | 55,5500 | 56,0000 |
Phú Qúy SJC | 55,6000 | 56,0000 |
Mi Hồng | 55,500-200 | 55,850-100 |
Bảo Tín Minh Châu | 56,3500 | 56,8000 |
Giá Vàng SJC Ngân Hàng | ||
EXIMBANK | 55,6500 | 55,8500 |
ACB | 55,550-100 | 55,9000 |
Sacombank | 54,3800 | 54,5800 |
SCB | 55,6500 | 55,8500 |
MARITIME BANK | 55,4000 | 56,5500 |
TPBANK GOLD | 55,5000 | 56,1000 |
Đặt giá vàng vào website |
Nguồn: GiaVangVN.org
-
Moderna dự kiến đạt doanh thu vaccine COVID-19 khoảng 18,4 tỷ USD năm nay
26, Tháng 02, 2021 | 06:05 -
Hệ thống cửa hàng Thegioididong.com tiếp tục bị thu hẹp
02, Tháng 03, 2021 | 06:53 -
Ôtô Trung Quốc ồ ạt về Việt Nam
28, Tháng 02, 2021 | 07:21 -
VinFast bắt tay với công ty ProLogium sản xuất pin thể rắn ở Việt Nam
03, Tháng 03, 2021 | 10:57 -
Giá, xăng dầu tăng mạnh từ 15h hôm nay
25, Tháng 02, 2021 | 16:00

-
Giá vàng hôm nay 4/3: Tiếp đà sụt giảm, xuống ngưỡng nhạy cảm04, Tháng 03, 2021 | 06:44
-
VinFast bắt tay với công ty ProLogium sản xuất pin thể rắn ở Việt Nam03, Tháng 03, 2021 | 10:57
-
Bloomberg: Đại dịch COVID-19 khiến giá thực phẩm tăng nhanh hơn thu nhập02, Tháng 03, 2021 | 04:18
-
Hệ thống cửa hàng Thegioididong.com tiếp tục bị thu hẹp02, Tháng 03, 2021 | 06:53
-
Nhiều loại phân bón tăng giá sốc01, Tháng 03, 2021 | 03:57
-
Con cá tra sắp qua hồi "bĩ cực"?01, Tháng 03, 2021 | 09:29
