Giải pháp tăng trưởng xuất khẩu bền vững cho ngành hàng Việt Nam

Nhàđầutư
Ngày 8/8 tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) đã tổ chức Hội thảo Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm - Giải pháp tăng trưởng xuất khẩu bền vững. Nhằm giúp doanh nghiệp phát huy năng lực sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, kết nối chuỗi cung ứng xuất khẩu toàn cầu…
PHAN CHÍNH
09, Tháng 08, 2018 | 08:29

Nhàđầutư
Ngày 8/8 tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) đã tổ chức Hội thảo Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm - Giải pháp tăng trưởng xuất khẩu bền vững. Nhằm giúp doanh nghiệp phát huy năng lực sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, kết nối chuỗi cung ứng xuất khẩu toàn cầu…

xuat khau

 Hội thảo Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm - Giải pháp tăng trưởng xuất khẩu bền vững

Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu đạt 214 tỷ USD

Nâng cao hiệu quả và phát triển thị trường xuất khẩu nhằm cũng cố mở rộng thị phần hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam tại các thị trường truyền thống, tạo bước đột phá ở các thị trường mới có tiềm năng và tận dụng các cơ hội thông qua những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh về quy mô, năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của nước ta không ngừng được mở rộng, tăng trưởng cả chiều rộng và chiều sâu. Năm 2017, là năm đặc biệt thành công của xuất khẩu, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu đạt 214 tỷ USD, tăng 21,2 % so với năm 2016. Việt Nam cũng đã thực hiện đúng lộ trình của chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2020, định hướng 2030.

Năm 2018, tình hình xuất khẩu được nhận định sẽ tiếp tục có những cơ hội để tăng trưởng khi các cam kết hội nhập được triển khai sâu rộng giúp thuế xuất nhập khẩu tiếp tục giảm sâu. Những nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành trong cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch,  góp phần khơi thông nguồn lực cho sản xuất kinh doanh trong nước cũng sẽ tạo động lực xuất khẩu.  Tính đến hết tháng 7/2018, Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng 12,7 % so với cùng kỳ năm 2017, ước tính đạt 264,32 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 133,69 tỷ USD. Xuất khẩu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá với mức tăng 15,3 % so với cùng kỳ 2017,  cao hơn tăng trưởng phấn đấu đạt được cả năm 2018, bằng 56, 5% kế hoạch năm.

nong san

Cần ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông sản. Ảnh: minh họa

Xây dựng các chuỗi sản phẩm

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), để hướng  tới xuất bền vững, thời gian tới cần phải có nhiều giải pháp trọng tâm như: Thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn hàng có chất lượng cho xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng; Xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm xuất khẩu; đàm phán mở cửa và phát triển thị trường, tăng cường các biện pháp nhằm duy trì thị trường xuất khẩu ổn định; Tăng cường và đổi mới thông tin thị trường; Cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu.

Cụ thể, với nhóm hàng nông sản, trước hết cần sản xuất nông nghiệp theo chuỗi thông qua các hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa nông dân, hợp tác xã , doanh nghiệp để xây dựng nguyên liệu ổn định. Đồng thời, phát triển các loại giống có năng suất cao, ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất. Đầu tư ứng dụng khoa học – công nghệ vào chuỗi sản phẩm nông nghiệp, bao gồm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, máy móc hiện đại cho tất cả các khâu từ giống đến canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ.

Riêng nhóm công nghiệp chế biến, không thể xuất khẩu bến vững nếu công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển. Vì vậy, cần ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các ngành cơ khí, sản xuất linh kiện, dệt may, da dày… nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa. Bên cạnh khuôn khổ pháp lý do nhà nước ban hành,  các giải pháp này chỉ có hiệu quả nếu doanh nghiệp vào cuộc.

Tạo khuôn khổ pháp lý để hướng tới xuất khẩu bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu; giá trị tăng các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu chủ lực tăng 20 % so với hiện nay.  Tăng tỷ trọng xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…, giai đoạn 2016 – 2020, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân tăng 8 %/năm.

Giải pháp chủ yếu, xuyên suốt đề án là tổ chức sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu. Đơn cử, đối với nông sản, chuyển từ sản xuất nhỏ phân tán sang sản xuất tập trung quy mô lớn, quản lý chất lượng từ nuôi trồng đến vận chuyển, chế biến, bảo quản, tiêu thụ, đối với sản phẩm công nghiệp, chuyển từ gia công thuần túy sang phương thức sản xuất có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị hàng hóa. Với sự nỗ lực của doanh nghiệp và khung khổ pháp lý đủ mạnh, có thể kỳ vọng xuất khẩu sẽ bền vững trong thời gian tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ