EuroMoney: Sau thời gian đối phó với những ngân hàng 'có vấn đề', hệ thống ngân hàng có thực sự tốt lên?

Hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn đang hồi phục và gượng dậy sau cuộc khủng hoảng năm 2012. Trong 6 năm qua, ngân hàng trung ương đã nỗ lực để đưa ngành ngân hàng trở lại. Tuy nhiên, các ngân hàng liệu đã đủ tốt, hay cần phải làm nhiều hơn nữa, tờ EuroMoney đặt câu hỏi.
THU PHƯƠNG
04, Tháng 10, 2018 | 14:49

Hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn đang hồi phục và gượng dậy sau cuộc khủng hoảng năm 2012. Trong 6 năm qua, ngân hàng trung ương đã nỗ lực để đưa ngành ngân hàng trở lại. Tuy nhiên, các ngân hàng liệu đã đủ tốt, hay cần phải làm nhiều hơn nữa, tờ EuroMoney đặt câu hỏi.

VIetnam-banks-image

 

Nhiều lãnh đạo ngân hàng và quan chức Việt Nam đã bị tuyên án tù hoặc kết án tử hình do các hành vi phạm tội bao gồm gian lận, lừa đảo và quản lý yếu kém trong thời gian gần đây. Cuộc truy quét này nằm trong chiến dịch chống tham nhũng ngành ngân hàng và thực tiễn các khoản vay không minh bạch dẫn đến sự gia tăng các khoản nợ xấu.

Thời điểm năm 2012, hệ thống ngân hàng vốn đang có vấn đề của Việt Nam bị sa lầy với các tổ chức cho vay trượt dài trong sự yếu ớt sau nhiều năm tăng trưởng tín dụng không bền vững và sự giám sát cực kì lỏng lẻo.

Cho đến khi các khoản nợ xấu tăng lên và nhiều sự bê bối được đưa ra ánh sáng, Nhà nước mới bắt đầu ra tay cứu trợ và kèm theo đó là những “còng tay”. Trong số những giám độc ngân hàng đã bị bắt và tống giam có ông Nguyễn Đức Kiên - đồng sáng lập Ngân hàng Á Châu (ACB), và ông Phạm Công Danh, người đứng đầu ngân hàng Xây Dựng Việt Nam (VNCB), bị kết án 30 năm tù giam và bị buộc tội tham ô 400 triệu USD.

Việc lãnh đạo các ngân hàng yếu kém bị lãnh án tù vẫn tiếp tục diễn ra trong vài tháng qua.

Vào tháng 7, ông Đặng Thanh Bình, cựu Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bị buộc tội vì đã gây thiệu hại lên tới 654 triệu USD tại VNCB và bị tù 3 năm. Một tháng sau đó, tại phiên tòa thuộc thẩm quyền của Toàn án Nhân dân TP.HCM đã kết thúc với 46 giám đốc bị bỏ tù, trong đó có ông Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Trong khi đó, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Ocean Bank - ông Nguyễn Xuân Sơn bị buộc tội tham ô và lừa đảo vào tháng 9/2017, và bị tuyên tử hình.

Trong khi đó, không một giám đốc điều hành ngân hàng nào tại Phố Wall (Mỹ) bị truy tố vào năm 2008, mặc dù 150 tỷ USD tiền phạt đã được áp dụng vào các tổ chức tài chính. Tại Anh, lãnh đạo ngân hàng cao cấp duy nhất phải hầu tòa là cựu giám đốc điều nhành ngân hàng Barclays - ông John Varley cùng đồng phạm bị buộc tội trong suốt thời gian ngân hàng này huy động hàng tỷ bảng Anh từ Qatar trong năm 2008.

Phản ứng với các sự kiện diễn ra vào năm 2012 có thể tóm tắt bằng hai từ, bối rối và sợ hãi, theo các giám đốc ngân hàng và các nhà phân tích tại TP.HCM và Hà Nội.

“Vào thời điểm đó, hầu hết mọi người đều không tin vào các ngân hàng, rất nhiều người vẫn giao dịch bất động sản bằng USD hoặc vàng. Vì vậy, nếu bạn có dính líu đến một ngân hàng, thì sự ngờ vực và cảnh giác sẽ được tăng lên", theo giám đốc điều hành một quỹ đầu tư tại TP.HCM.

Quyết định của Chính phủ trong năm 2009 nhằm thúc đẩy nền kinh tế đi lên thông qua việc bơm một khoản tiền lớn cho tín dụng các doanh nghiệp nhà nước đã dẫn tới việc vay mượn quá mức. Khi các doanh nghiệp nhà nước đầu tư dàn trải, mất tiền và không trả được nợ, các ngân hàng bị mắc kẹp.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) sử dụng hiệu quả hai kế hoạch 5 năm liên tiếp. Kế hoạch đầu tiên được thực hiện đến cuối năm 2015 nhằm tái cơ cấu hoặc sáp nhập các ngân hàng có vấn đề hoặc đang gặp khó khăn nhằm giải quyết phần lớn các khoản vay không thành công hoặc nợ xấu.

Ở bề nổi, kế hoạch này đã thành công.

Ngân hàng Nhà nước đã tiếp quản các ngân hàng có vấn đề nhất như: VNCB, OceanBankGPBank và tái cơ cấu 9 ngân, bao gồm cả Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Một số thương vụ sáp nhập đã diễn ra vào năm 2015, trong số này, Martime Bank hợp nhất với Ngân hàng phát triển Mekong, và Ngân hàng Phương Nam sáp nhập vào Sacombank.

Không phải tất cả giao dịch đều kẹt. Vào tháng 4/2018, Vietinbank, ngân hàng lớn thứ 2 tại Việt Nam có kế hoạch sáp nhập PGBank, một đơn vị của tập đoàn Petrolimex, đã thất bại trong việc thỏa thuận cách tốt nhất để giải quyết các khoản nợ xấu trong quá khứ của ngân hàng này.

Nhưng phần lớn, NHNN đã đạt được các mục tiêu chính như: ngành công nghiệp phục hồi trở lại, xóa đi hầu hết khoản vay nợ xấu. Sau khi đứng ở mức 17% vào năm 2013, tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng giảm dần, ở mức thấp 2% vào cuối năm 2017- mặc dù đầu năm nay, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings cho rằng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn chưa được báo cáo đầy đủ.

Mục tiêu

Và do đó, vào giai đoạn hai, tính đến cuối năm 2020, là giai đoạn các mục tiêu của NHNN bắt đầu trở nên tham vọng hơn - và cũng khó đạt được hơn. Mục tiêu đó bao gồm việc đảm bảo các khoản cho vay giữ tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, tăng dự trữ vốn bằng cách phát hành trái phiếu chuyển đổi và các công cụ nợ dài hạn, cũng như niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.

Mục tiêu của NHNN cũng hướng đến việc 10 ngân hàng thương mại đáp ứng các yêu cầu vốn Basel II tối thiểu và có ít nhất một ngân hàng nằm trong top 100 ở châu Á, được đánh giá dựa trên tài sản, vào cuối năm 2020.

"Một số ngân hàng sẽ [có thể] tuân thủ các quy tắc Basel II và một số thì sẽ không. Phần lớn các ngân hàng này đang phải vật lộn để thực hiện mục tiêu này", ông Đàm Văn Tuấn - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) nói với EuroMoney.

dam van Tuan- 300

Ông Đàm Văn Tuấn - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Ảnh: EuroMoney

Trong số các mục tiêu nói trên, một số có thể được xem như là chắc chắn sẽ đạt được, đặc biệt là đối với vấn đề nợ xấu. Có ít nhất 3 ngân hàng lớn là VietinBank, VPBank và BIDV, với khối tài sản lớn nhất hệ thống ngân Việt Nam, đã phát hành khoản vay kỳ hạn từ đầu năm, mỗi khoản vay từ 100 triệu USD đến 150 triệu USD

Tuy nhiên, không có ngân hàng Việt Nam nào bán cổ phần ra nước ngoài, hoặc có khả năng thực hiện việc đó trong tương lai gần, mặc dù Techcombank đã hoàn tất mục tiêu huy động 922 triệu USD trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vào tháng 4.

Hai ngân hàng khác là VPBankHDBank đã niêm yết cổ phiếu vào năm 2017 và nhiều kế hoạch ​​sẽ được thực hiện vào năm 2019. Maritimebank thì đang chuẩn bị thực hiện kế hoạch niêm yết vào năm tới.

"Kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của chúng tôi sẽ diễn ra vào giữa năm 2019", ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng giám đốc Maritimebank, nói với Asiamoney hồi tháng 7. "Chính phủ luôn khuyến khích các ngân hàng niêm yết, và các nhà đầu tư muốn tiếp cận nhiều hơn với ngành này sẽ sớm có nhiều sự lựa chọn hơn, trong số 4 đến 9 ngân hàng có kế hoạch bán cổ phần vào cuối năm 2019", ông Quang nói.

Thách thức lớn hơn có thể là động lực của NHNN để đảm bảo rằng, đến cuối năm 2020, 10 ngân hàng, trong đó bao gồm Vietcombank, VietinBank , ACB, VPBank và MaritimeBank, đáp ứng các yêu cầu tối thiểu theo quy định của Hiệp ước Basel II.  Theo tiêu chuẩn này, ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% tài sản có rủi ro.

Hiện tại, chỉ có Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), một ngân hàng cổ phần nhỏ tại TP.HCM, đã tuân thủ Basel II. Vấn đề không phải là những ngân hàng hàng đầu không nắm giữ đủ vốn trên sổ sách. Dữ liệu của NHNN cho thấy, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước là 9,69% vào cuối năm 2017. Thay vào đó, tỷ lệ này sẽ giảm xuống dưới 8% khi áp dụng tiêu chuẩn Basel II.

Các tổ chức tài chính đã nhận ra thách thức, và đang tăng cường huy động vốn, giải quyết các khoản nợ xấu càng nhanh càng tốt. Vietcombank, đã giành được giải thưởng của Asiamoney cho ngân hàng nội địa tốt nhất vào năm 2018, đã tuyên bố vào đầu năm nay rằng đến tháng 7 sẽ đáp ứng các quy tắc tối thiểu của hiệp ước Basel II. Nhưng đến khi Asiamoney hỏi lại về vấn đề này vào tháng 9 thì ngân hàng Vietcombank đã từ chối bình luận.

Thực tế, một số ngân hàng hàng đầu có niềm tin vào việc đạt được mục tiêu vào năm 2020. Ông Đàm Văn Tuấn, Phó chủ tịch của ACB, nghi ngờ liệu rằng các ngân hàng sẽ có thể đáp ứng đúng thời hạn đã đặt ra.

"Một số ngân hàng sẽ [có thể] tuân thủ các quy tắc Basel II và một số sẽ không", ông Tuấn nói. “Phần lớn các ngân hàng này đang phải vật lộn. Ba ngân hàng lớn - Vietcombank, BIDV và VietinBank - chúng tôi biết họ cần thêm vốn để tuân thủ các quy tắc Basel. Ngay cả đối với ACB, khi chúng tôi phân tích khủng hoảng, nếu như chúng tôi áp dụng các yêu cầu Basel II, chúng tôi sẽ cần thêm vốn. Chúng tôi cần phải ở mức 8% và hiện tại đang ở mức 6%", theo ông Tuấn.

Điều này đáng để ngân hàng trung ương phải bận tâm. Mặc dù có những sự kiện bất ổn trong những năm gần đây, ACB vẫn là một trong những tổ chức tài chính tốt nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thu nhập từ lãi ròng của ACB tăng 23% trong năm 2017, với lợi nhuận ròng tăng 59%. ACB có hơn 350 chi nhánh trên toàn quốc, và khi Standard Chartered bán 15% cổ phần tại ngân hàng này vào đầu năm nay, các cổ phiếu này đã nhanh chóng được thâu tóm bởi 4 nhà đầu tư ngoại là Estes Investments Limited, Sather Gate Investments Limited, Boardwalk South Limited, và Whistler Investments Limited.

Nếu ACB đang gặp khó khăn trong việc tuân thủ chính sách Basel II, điều đó cũng sẽ xảy ra tương tự đối với các ngân hàng tư nhân nhỏ hơn hay những ngân hàng lớn của nhà nước.

Áp lực

Hệ thống ngân hàng phải đối mặt với một loạt các thách thức khác. Tất cả các ngân hàng đều chịu áp lực tăng vốn, cắt giảm các khoản nợ xấu và tăng dự phòng. Tất nhiên, điều này sẽ giúp hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng lành mạnh, an toàn hơn nhưng đây cũng là nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

Hàng năm, ngân hàng trung ương đặt mục tiêu cho tăng trưởng tín dụng và các ngân hàng được kỳ vọng sẽ đạt chính xác mức chỉ tiêu đó. Các ngân hàng thương mại được yêu cầu tăng trưởng tín dụng không quá 17% vào năm 2018.

Theo số liệu của NHNN, các ngân hàng chiếm 96% tài sản khu vực tài chính trong năm 2017, tương đương 194% GDP, so với 3% đối với doanh nghiệp bảo hiểm và 1% đối với các nhà quản lý quỹ. Điều đó có nghĩa là, 6 năm kể từ cuộc khủng hoảng ngân hàng, các ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn quá nhiều và quá quan trọng, không dễ sụp đổ.

Tuy nhiên, các ngân hàng có vốn nhà nước đang cảm thấy áp lực trong việc hỗ trợ các DNNN, trong khi tất cả các ngân hàng khác được khuyến khích để giải ngân vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVV).

Điều này khá hợp lý.

Chính phủ đang bán cổ phần trong các DNNN hàng đầu, nhưng quá trình này diễn ra chậm chạp, và các công ty lớn, trong trạng thái thiếu vốn này vẫn thống trị toàn bộ các ngành.

DNNVV là huyết mạch của nền kinh tế, chiếm 97% của tổng số các các hoạt động kinh doanh trong năm 2017 và 41% GDP.

Một số ngân hàng tập trung áp đảo vào các DNVVV. Riêng ngân hàng VietinBank có 186.000 khách hàng là DNVVV, chiếm 37% tổng số doanh nghiệp cả nước, theo giám đốc cho vay SME, Nguyễn Thu Hằng.

Nhiều ngân hàng phân bổ ít nhất một nửa tín dụng hàng năm cho các công ty nhỏ. Trong năm 2017, 60% vốn giải ngân của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã được chuyển tới các DNVVV. Điều này khiến còn ít nguồn vốn để tài trợ cho những ước mơ và nguyện vọng của các công ty tư nhân trẻ tuổi có tiềm năng tốt nhất ở Việt Nam trong cộng đồng DNVVV. Và đó là một vấn đề.

"Chúng tôi đang đấu tranh với với vấn đề này. Chúng tôi có số vốn X để đưa ra cho tất cả mọi người, và phần lớn nhất phải đi đến các DNNN và DNVVN. Một số đi vào nông nghiệp, bởi vì chính phủ cũng muốn hỗ trợ điều đó. Và phần còn lại, bao gồm chúng tôi muốn cho khách hàng tư nhân tốt nhất được vay, chúng tôi phải thật sự cẩn thận", Giám đốc điều hành của một ngân hàng có vốn nhà nước nói với Asiamoney rằng ông cảm thấy bị áp lực "bởi gánh nặng” .

Các giám đốc ngân hàng có rất ít thông tin về cách thức điều hành tổ chức của họ, theo một nhà quản lý đầu tư tại TP.HCM mà quỹ đầu tư chính của công ty này là cổ đông trong hai ngân hàng đã niêm yết tại Việt Nam.

Có ngân hàng nào trong nước tốt hơn so với đỉnh điểm cơn khủng hoảng ngân hàng 2012? Và các ngân hàng này liệu có phù hợp với mục tiêu đã đề ra, nhằm thúc đẩy tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai?

Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên là có, nhưng có lẽ không chắc lắm. Các ngân hàng lớn của Việt Nam chắc chắn có đủ lợi nhuận. Trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận đã tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái tại Techcombank, 53% tại Vietcombank và 25% tại BIDV, khi các ngân hàng được hưởng lại từ nền kinh tế đang bùng nổ, thu nhập tăng cao và dân số thành thị ngày càng tăng nhu cầu vay, thuê căn hộ và mở tài khoản.

“Bảng cân đối ngân hàng và báo cáo thu nhập đã được cải thiện” kể từ năm 2012, ông Tuấn cho biết. “Nợ xấu đã giảm, dự phòng tăng, có sự giám sát tốt hơn, quản lý rủi rỏ nội bộ tốt hơn và tăng cường tính minh bạch, ngân hàng trung ương đang xem xét việc triển khai các yêu cầu Basel III”.

“NHNN cũng đang chuẩn bị áp dụng cách tiếp cận dựa trên rủi ro để giám sát ngân hàng, vì vậy từ 3 đến 5 năm tới, khu vực này thậm chí còn tốt và an toàn hơn hiện tại”, ông Tuấn nói thêm.

Về các dữ liệu, dù cho thấy rằng các ngân hàng của Việt Nam có thể và cần phải làm tốt hơn thế nữa. Theo NHNN, ngành ngân hàng báo cáo lợi nhuận trung bình trên tài sản và vốn chủ sở hữu là 0,25% và 3,35% trong năm 2017, so sánh với 1,05% và 7,72% ở Thái Lan và 1,4% và 10,7% ở Malaysia. Tại Singapore, ROA và ROE trung bình của ba công ty cho vay lớn - DBS, OCBC và UOB - là 1% và 10,4%.

Tất nhiên Việt Nam vẫn còn là một nền kinh tế nhỏ trong khu vực, nhưng cũng cho thấy khu vực này tiến xa hơn nữa.

Các nhà phân tích khen ngợi những ngân hàng cho vay tốt như Techcombank, tập trung vào cho vay bán lẻ sau IPO và VPBank, chi phối tài chính tiêu dùng thông qua đơn vị tín dụng FECredit.

“Ngân hàng VPBank rất tinh vi và rất thông minh khi thu thập và phân tích dữ liệu”, Barry Weisblatt, người đứng đầu nghiên cứu tại Viet Capital Securities cho biết. Nhưng vẫn còn quá nhiều hình thức y chang nhau, thiếu quy mô và chưa đầu tư nhiều vào công nghệ hoặc chưa ra khỏi vùng an toàn để có được sự khác biệt so với phần còn lại, ông này cho biết.

Một ngân hàng đầu tư chỉ ra việc sáp nhập hai ngân hàng thương mại nhỏ hơn vào năm 2015 và thở dài: "Khi bạn có một mớ hỗn độn và bạn cho thêm vào một mớ lộn xộn, tất cả sau đó sẽ kết thúc bằng một đống tạp nham khổng lồ", ông nói.

Thách thức

Vậy câu hỏi chính được đặt ra: các ngân hàng có còn phù hợp với mục đích không? Không hề có sự hoài nghi rằng Việt Nam có một tương lai sáng lạn. Tăng trưởng được dự báo ở mức cao bên vững từ 6% đến 7% cho đến ít nhất năm 2023, theo IMF. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đang rót vào với tốc độ kỷ lục và nhà cung cấp chỉ số MSCI dự kiến sẽ nâng hạng Việt Nam lên trạng thái thị trường mới nổi đầy tiềm năng vào năm 2020.

Việt Nam đang trên đà trở thành một thì trường chính của ASEAN”, ông Nirukt Sapru, Giám đốc điều hành ngân hàng Standard Chartered tại Việt Nam, cho biết. “Quy mô, sự gắn kết và địa thế của thị trường đồng nghĩa với việc sẵn sàng cho sự tăng trưởng đáng kể trong vòng 5 đến 7 năm tới".

{C39B5CE5-46C2-4993-AE0C-B0DE24F0B01B}Nirukt Sapru, Standard Chartered Bank, 160x186

Ông Nirukt Sapru, Giám đốc điều hành ngân hàng Standard Chartered tại Việt Nam.

Khi dòng vốn nước ngoài chảy vào, các doanh nghiệp tham vọng sẽ kết nối được vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, tạo ra các công ty lớn mạnh trong mọi lĩnh vực.

“Các công ty này sẽ cần loại dịch vụ mà chúng tôi có thể cung cấp”, Sapru nói thêm, “từ ngoại hối đến thư tín dụng, quản lý tiền mặt, tài chính dự án và M&A”.

Đó là một điểm tốt. Người cho vay nước ngoài có thể thấy tiềm năng của Việt Nam rất rõ ràng. Trong những thập kỷ tới, đất nước nên được chuyển đổi thành một trung tâm sản xuất ngang bằng với Đài Loan và có lẽ theo thời gian, là Hàn Quốc. Nhưng để đến được thời điểm đó, Việt Nam cần những ngân hàng tốt hơn, lớn hơn và có lẽ cần ít ngân hàng hơn.

Khi được hỏi nếu người cho vay của Việt Nam, sáu năm từ một cuộc khủng hoảng gần lật đổ ngành công nghiệp, phù hợp cho mục đích, chuyên gia phân tích tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cung cấp các biến thể trên các câu trả lời tương tự.

Họ muốn các ngân hàng thành công, và tin tưởng rằng họ có thể làm được, những cũng nhận thức được một cách đau lòng rằng còn quá nhiều thiếu sót vẫn chưa được giải quyết.

Phản ứng lạc quan nhất đến từ ông Tuấn của ACB, người tự hỏi và trả lời câu hỏi. “Các ngân hàng của Việt Nam có còn phù hợp với mục đích không?”, ông Tuấn tự đặt dấu hỏi lớn. “Tôi nghĩ vậy. Câu trả lời có thể là có. Vâng, tôi hy vọng câu trả lời là có", ông Tuấn nói.

(Theo EuroMoney)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ