Du lịch Đà Nẵng ưu tiên phát triển khách du lịch nội địa

Nhàđầutư
Dịch bệnh kéo dài kiến du lịch Đà Nẵng chịu ảnh hưởng nặng nề, tổng thiệt hại của ngành du lịch Đà Nẵng, lũy kế đến quí 2/2020 ước tính có thể lên tới gần 5.700 tỷ đồng. Trước mắt, Đà Nẵng ưu tiên thu hút phát triển thị trường khách nội địa, đặc biệt là khách đến từ Hà Nội và TP. HCM.
THÀNH VÂN
13, Tháng 05, 2020 | 20:28

Nhàđầutư
Dịch bệnh kéo dài kiến du lịch Đà Nẵng chịu ảnh hưởng nặng nề, tổng thiệt hại của ngành du lịch Đà Nẵng, lũy kế đến quí 2/2020 ước tính có thể lên tới gần 5.700 tỷ đồng. Trước mắt, Đà Nẵng ưu tiên thu hút phát triển thị trường khách nội địa, đặc biệt là khách đến từ Hà Nội và TP. HCM.

Mới đây, Sở Du lịch Đà Nẵng đã có công văn báo cáo UBND thành phố về đánh giá tình hình du lịch do ảnh hưởng dịch COVID-19 và thống kê thiệt hại của doanh nghiệp du lịch và lao động hoạt động du lịch.

Theo báo cáo của Sở Du lịch, trong quý 1/2020, tổng thiệt hại (trực tiếp) của ngành du lịch thành phố khoảng hơn 1.859 tỷ đồng. Lũy kế quý 2/2020, ước tổng thiệt hại là 5.672 tỷ đồng.

Trong đó, ước tính thiệt hại tại doanh nghiệp lữ hành khoảng 550 tỷ đồng; tại các đơn vị vận chuyển là 432 tỷ đồng; tại các đơn vị kinh doanh đường thủy nội địa là 11 tỷ đồng; tại các cơ sở lưu trú du lịch khoảng 4.000 tỷ đồng và tại các khu, điểm du lịch khoảng 690 tỷ đồng. 

anh 1

Ngành du lịch Đà Nẵng ước tính bị thiệt hại tới 5.672 tỷ đồng, lũy kế đến quí 2/2020.

Trong 4 tháng đầu năm 2020, tổng khách tham quan du lịch Đà Nẵng đạt xấp xỉ 1 triệu lượt, giảm 58% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 575.000 lượt, giảm 50% so với cùng kỳ 2019, khách nội địa ước đạt 493.000 lượt, giảm 64% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng thu du lịch giảm 51% so với cùng kỳ năm trước.

Đồng thời, các đường bay quốc tế trực tiếp và các thị trường khách quốc tế, nội địa đến Đà Nẵng tạm dừng toàn bộ. Tình trạng hủy tour, hủy dịch vụ diễn ra ồ ạt khiến doanh nghiệp du lịch bị thiệt hại nặng do phải đặt cọc và thanh toán trước các dịch vụ.

Hiện đã có khoảng 150/968 cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn đang hoạt động, trong đó có khoảng 50 cơ sở lưu trú du lịch mới mở cửa hoạt động trở lại sau khi Chính phủ và UBND TP. Đà Nẵng thực hiện các biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội và cho phép hoạt động đón khách trở lại từ ngày 23/4.

Trước những khó khăn do dịch bệnh, ngành du lịch thành phố đã đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục, nhưng cần thời gian dài để khắc phục những thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra. 

du lich 4

Chiến dịch truyền thống "See you in Da Nang" nhằm quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng - điểm đến an toàn, thân thiện.

Theo ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, trong điều kiện thực tế các địa phương đều nhắm đến thị trường nội địa, Đà Nẵng cần phải tạo ra sự khác biệt. Theo đó, ông đề nghị các doanh nghiệp du lịch dù chưa có khách vẫn phải xúc tiến các chương trình kích cầu mùa hè, sau đó là kích cầu cuối năm; các khách sạn riêng lẻ cần tự giảm giá sốc, miễn phí visa cho tất cả thị trường, miễn phí tham quan... cũng như làm mới các sản phẩm.

“Hiện nay các doanh nghiệp đã sẵn sàng hoạt động trở lại, nhiều chương trình ưu đãi cũng được đưa ra nhằm quảng bá và tiếp cận thị trường, tuy nhiên vẫn còn một vài trở ngại ở vấn đề nguồn khách”, ông Cao Trí Dũng cho biết thêm.

Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, ưu tiên tập trung hiện nay chính là thu hút phát triển thị trường khách nội địa, thúc đẩy tăng trưởng lượng khách ngay trong mùa cao điểm du lịch hè, trong đó chú trọng nguồn khách từ các thị trường có điểm đến gần, thuận tiện di chuyển, đặc biệt là gia tăng nguồn khách nội địa từ các thị trường trọng điểm Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Cụ thể, Sở Du lịch thành phố sẽ cùng với các doanh nghiệp và Hiệp hội Du lịch tổ chức lại hoạt động của mình, khai thác ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức lại các loại hình phục vụ theo hướng du lịch nội địa. Tập trung khai thác du lịch kết hợp với bảo tồn các di sản văn hóa, giới thiệu các tập quán, sản phẩm của địa phương tới du khách; huy động cộng đồng tham gia kinh doanh du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân khu vực và phát triển kinh tế của địa phương.

Bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch khẳng định, ngành du lịch thành phố đang nỗ lực khôi phục và phát triển song song với thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn phòng chống dịch, đồng thời giữ gìn hình ảnh điểm đến Đà Nẵng an toàn, thân thiện.

Theo bà Hạnh, cùng với xúc tiến các đề án phát triển du lịch cộng đồng, việc cơ cấu lại ngành du lịch thành phố đang được kỳ vọng sẽ làm thay đổi, tạo ra sự khác biệt cho du lịch Đà Nẵng. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ