Đề xuất chưa tăng thuế nhập khẩu thép cuộn cán nóng để 'không xáo trộn' sản xuất, kinh doanh

Nhàđầutư
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 125/2017. Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất chưa tăng thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường (MFN) đối với thép cuộn cán nóng.
HẢI ĐĂNG
19, Tháng 09, 2019 | 09:44

Nhàđầutư
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 125/2017. Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất chưa tăng thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường (MFN) đối với thép cuộn cán nóng.

Bộ Tài chính cho biết, với những góp ý của các bộ và doanh nghiệp, ban soạn thảo đã thống nhất đưa phương án tăng thuế trên ra khỏi dự thảo nghị định mới nhất chuẩn bị trình Chính phủ.

Theo Bộ Tài chính, việc đề xuất chưa tăng thuế nhằm đảm bảo không xáo trộn sản xuất kinh doanh trong nước. Việc tăng thuế trong giai đoạn này sẽ tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp.

thep cuon nong

Bộ Tài chính đề xuất chưa tăng thuế nhập khẩu thép cuộn cán nóng. Ảnh minh họa

Trong dự thảo trước đó, Bộ Tài chính đã đề xuất tăng thuế MFN đối với các mặt hàng thép cuộn cán nóng thuộc nhóm 72.08 từ 0% lên 5%.

Lý do Bộ Tài chính từng đề xuất tăng thuế là bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung làm dấy lên lo ngại thép giá rẻ Trung Quốc tràn vào Việt Nam, kéo giá thép trên thị trường giảm mạnh.

“Nếu không có thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng, thép cán cuộn giá rẻ sẽ từ Trung Quốc tiếp tục tràn vào Việt Nam gây bất ổn thị trường thép Việt Nam”, Bộ Tài chính nhận định.

Bộ Tài chính cũng dẫn báo cáo của Hiệp hội Thép cho rằng, năng lực sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước mới đáp ứng khoảng gần 50%. Dự kiến cuối năm 2019 sẽ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu trong nước khi nhà máy của Công ty Hòa Phát tại Dung Quất, Quảng Ngãi và Công ty Formosa đi vào hoạt động.

Việc năng lực sản xuất trong nước đã đáp ứng được đáng kể nhu cầu trong nước đây là một trong những lý do khiến Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế suất nhập khẩu đối với thép cuộn cán nóng.

Cũng theo tính toán của Bộ Tài chính, việc tăng thuế suất MFN từ 0% lên 5% sẽ làm tăng thu ngân sách nhà nước 3.152 tỷ đồng. Tuy nhiên, số thu thực sẽ thấp hơn con số này bởi doanh nghiệp sẽ tìm nguồn nhập khẩu từ các nước khác có thuế ưu đãi 0% như Hàn Quốc, khu vực ASEAN...

Phản ứng lại đề xuất trên, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính không điều chỉnh tăng thuế suất MFN đối với sản phẩm này. Đồng thời, VSA kiến nghị Bộ Công Thương chưa áp dụng bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào đối với mặt hàng thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 nói chung.

Theo VSA, việc tăng thuế gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất cán nguội, tôn mạ và ống thép trong bối cảnh các ngành sản xuất này đang gặp khó khăn.

Đặc biệt, nếu thuế nhập khẩu tăng lên sẽ ảnh hưởng đến chi phí giá thành sản phẩm. Từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôn mạ Việt Nam.

“Nếu tăng thuế thêm 5% thì giá nguyên liệu trung bình tại Việt Nam cao hơn giá thế giới từ 8% - 9%, giá thành phẩm cũng tăng tương ứng”, VSA cho hay.

Liên quan đến vấn đề này, trong công văn gửi đến lãnh đạo các bộ Tài chính, Công Thương, Văn phòng Chính phủ, VCCI, Hiệp hội Thép Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) mới đây cũng cho rằng việc tăng thuế suất nhập khẩu đối với thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 từ 0% lên 5% không những không làm giảm lượng thép nhập từ Trung Quốc mà còn làm gia tăng thêm lượng thép nhập từ Trung Quốc, làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất tôn mạ nội địa; tác động tiêu cực đến định hướng phát triển ngành thép Việt Nam.

Cũng theo Tập đoàn Hoa Sen, Việt Nam và Trung Quốc đều tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) nên thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt 0% theo hiệp định này. Do đó nếu tăng thuế suất nhập khẩu từ 0% lên 5% thì thép cuộn cán nóng nhóm 72.08 của Trung Quốc sẽ vẫn được nhập khẩu vào Việt Nam với thuế suất 0% theo Hiệp định ACFTA.

Theo đó, sản xuất thép cuộn cán nóng nội địa đang có thuận lợi lớn về thị trường tiêu thụ. Điển hình như tiêu thụ thép bình quân đầu người của Việt Nam mới đạt 214 kg, trong khi các nước phát triển lên đến 500 kg. Năng lực sản xuất mới đáp ứng dưới 40% nhu cầu nội địa.

Trong thời gian tới, nếu dự án thép Dung Quất của Tập đoàn Hoà Phát cho ra sản phẩm theo công suất thiết kế 2 triệu tấn mỗi năm thì khả năng đáp ứng theo lý thuyết cũng chỉ đạt 60%, Tập đoàn Hoa Sen cho hay.

Qua đó, trong văn bản gửi Bộ Tài chính, Tập đoàn Hoa Sen cho rằng: Việc tăng thuế càng gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất tôn mạ và ống thép trong bối cảnh ngành này đang gặp nhiều khó khăn.

Đây có thể là một cú "knock out" với đại đa số doanh nghiệp sản xuất tôn mạ nhưng lại tạo cơ hội cho một vài doanh nghiệp độc quyền thị trường, tác động tiêu cực đến định hướng phát triển của ngành thép Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ